Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những địa danh nổi tiếng của Việt Nam về sự giàu có của rừng đại ngàn với nhiều loài gỗ quý như lim, sến, gõ…. cùng các loài động vật như: hổ, báo, gấu, bò tót, hươu, nai,... Từ những thập niên 40, 50 của thế kỷ XX. Sau khi giành được chính quyền nhà nước từ tay thực dân phong kiến, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước CHXHCN Việt Nam đã thiết lập hệ thống các Lâm trường Quốc doanh, thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên rừng. Giai đoạn 1955 - 1960 huyện Hương Sơn có trên 85.000 ha rừng tự nhiên, trong đó diện tích rừng giao cho Lâm trường Hương Sơn là 78.000 ha còn lại 7.000 ha thuộc các xã Sơn Trường, Sơn Hàm, Sơn Diệm giao cho Lâm trường trồng rừng Hương Sơn quản lý. Trên toàn bộ lâm phần dân cư thưa thớt, chưa thành làng, thành xã. Diện tích rừng được phân chia thành các tiểu khu, mỗi tiểu khu có diện tích từ 800 - 1.000 ha.
Lâm trường trồng rừng Hương Sơn, nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừng, nhưng được phép khai thác rừng tự nhiên đã giao cho đơn vị, để cân đối nhu cầu đời sống. Đây là một trong những nguyên nhân mà trong những năm của thập niên 80 thế kỷ XX, toàn bộ rừng tự nhiên giao cho lâm trường trồng rừng Hương Sơn đã bị khai thác cạn kiệt và trở thành rừng nghèo kiệt. Đến thời
36
điểm hiện tại chỉ còn một vài mô hình nông hộ, mô hình của một vài nhóm cộng đồng nhỏ là còn giữ được diện tích rừng tự nhiên, số diện tích còn lại được chuyển thành rừng trồng với tổ thành gồm thông nhựa, keo lá tràm, bạch đàn. Thực tế đó đã làm cho Lâm trường trồng rừng Hương Sơn lâm vào khủng hoảng, buộc phải giải thể. Bộ máy quản lý của Lâm tường trồng rừng chuyển thành Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ngàn Phố để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng phòng hộ cho vùng hạ nguồn sông Ngàn Phố mà chủ yếu hệ thống các hồ đập thủy lợi.
Thời kỳ Pháp thuộc khu vực 78.000 ha rừng tự nhiên mà sau này Nhà nước giao cho Lâm trường Hương Sơn để tổ chức quản lý sản xuất, hầu như vẫn là nguyên sinh và chưa có sự xâm hại của con người. Quá trình tổ chức khai thác gỗ của Lâm trường Hương Sơn nay là Công ty LN & DV Hương Sơn đã diễn ra gần 60 năm và có thể chia ra các thời kỳ sau.
Giai đoạn 1955 - 1964
Lâm trường tổ chức khai thác thủ công, vận chuyển thô sơ (trâu kéo gỗ), về sau Lâm trường được trang bị thêm máy kéo. Số gỗ do Lâm trường khai thác được giao cho ngành giao thông để phục hồi tuyến đường sắt Hà Nội đi Khu IV, các tỉnh phía Bắc. Cơ cấu lao động của Lâm trường chủ yếu là lao động thủ công với hàng ngàn người và được tổ chức thành nhiều đội khai thác. Hàng năm Lâm trường đã khai thác với khối lượng từ 2-3 vạn m3 gỗ tròn.
Giai đoạn 1965 - 1975
Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ leo thang ra phía Bắc, lực lượng lao động trẻ, khỏe của Lâm trường chủ yếu giành cho hoạt động chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng gỗ của nền kinh tế cũng giảm bớt so với thời kỳ trước, do đó cường độ khai thác của Lâm trường cũng giảm xuống.
Nếu tính toàn bộ cho 2 giai đoạn 20 năm từ 1955-1975 thì một thực tế cho thấy rừng trong các vùng núi thấp, ven khe suối, đã bị khai thác cạn kiệt và trở thành rừng nghèo. Một tác nhân khác gây nên sự suy giảm tài nguyên
37
rừng đó là người dân các xã vùng đồng bằng do thiếu đất sản xuất, phải sơ tán tránh chiến tranh phá hoại đã vươn tới các vừng rừng nguyên sinh để sinh cơ lập nghiệp. Điển hình như xã Sơn Kim, xã Sơn Hồng và Sơn Thọ. Tại các vùng có dân cư thưa thớt thì chính quyền thực hiện xen dặm thêm dân từ đó hình thành nên một cộng đồng hàng vạn người với đời sống mưu sinh dựa vào rừng và nên gây áp lực lớn lên tài nguyên rừng.
Giai đoạn 1976 - 1985
Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng khoảng toàn diện. Lâm trường dồn sức vào khai thác gỗ để trao đổi nhằm giải quyết đời sống cho cán bộ công nhân viên. Người dân thì tiến hành phát cây rừng, đốt nương, làm rẫy, gieo lúa, nhằm giải quyết nhu cầu tối thiểu về lương thực, những tác động đó đã làm cho rừng tự nhiên bị giảm nhanh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều vùng rừng tự nhiên chạy dọc theo Quốc lộ 8A và các tuyến đường Lĩnh Hồng, Thượng Kim đã dần dần chuyển thành nghèo kiệt chủ yếu là cây bụi với dây leo và sim mua.
Giai đoạn 1986 - 2012
Việt Nam buộc phải từ bỏ cơ chế kế hoạch hóa, quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, sức sản xuất được giải phóng, kinh tế từng bước được ổn định. Lâm trường Hương Sơn chuyển từ hình thức trực tiếp tổ chức khai thác gỗ bởi lực lượng lượng lao động của mình sang hình thức thuê lao động từ bên ngoài để tiến hành khai thác. Do đó, hoạt động kinh doanh có chuyển biến tích cực. Lợi dụng chế độ quản lý khai thác mới của Lâm trường, người lao động bên ngoài vừa khai thác để giao cho Lâm trường vừa khai thác cho mình và chính cách tổ chức khai thác của Lâm trường đã từng bước vô tình hay hữu ý thúc đẩy hình thành các đầu nậu buôn bán gỗ lậu trên địa bàn. Trong giai đoạn này có tới 140 xưởng cưa xẻ gỗ tư nhân hoạt động bất hợp pháp, đã góp phần làm nghèo kiệt tài nguyên rừng với tốc độ nhanh chóng.
38
Giai đoạn 1994 - 2004: Đóng cửa rừng
Thực hiện Chỉ thị số 90-CT ngày 19/3/1992 về việc “Thực hiện những
biện pháp cấp bách để chặng đứng nạn phá rừng”, huyện Hương Sơn đề nghị
đóng cửa rừng nhưng Lâm trường Hương Sơn và chính quyền tỉnh Hà Tĩnh
chỉ đồng tình đóng cửa rừng vùng Sông Con với quy mô diện tích 17.000 ha thuộc địa phận xã Sơn Hồng. Còn lại một diện tích 8.000 ha thuộc địa phận xã Sơn Linh, Sơn Quang, Sơn Lâm về cơ bản đã bị khai thác cạn kiệt từ giữa những năm 1980. Lâm trường Hương Sơn chuyển địa bàn khai thác, về xã Sơn Tây, Sơn Kim và chỉ bố trí lực lượng bảo vệ rừng chốt chặn tại các cửa rừng. Với chủ trương đóng cửa rừng, Lâm trường Hương Sơn đã ngừng khai thác nhưng người dân địa phương sống trong các vùng rừng vẫn lén lút vào rừng khai thác lâm sản làm nhà ở, chuồng trại gia súc, thực tiễn này đã gây khó khăn cho lực lượng bảo vệ rừng và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó nhu cầu chất đốt, nhu cầu xây dựng nhà cửa của người dân các xã vùng xuôi và các cơ quan xí nghiệp đã tạo ra cung cầu mất cân đối dẫn đến từng bước hình thành đường dây mua gom lâm sản vận chuyển đường sông. Thực trạng cho thấy đã đóng cửa rừng nhưng vẫn không chặn đứng được tệ nạn khai thác lâm sản trái phép của người dân, do những nguyên nhân cơ bản như sau:
a) Chưa có giải pháp giải quyết các nhu cầu cơ bản của người dân sống liền kề rừng và phụ thuộc vào rừng;
b) Chưa tiến hành giao đất giao rừng cho người dân trước khi đóng cửa rừng; c) Chưa có giải pháp xử lý vấn đề chất đốt cho hộ gia đình vốn có truyền thống lâu đời dựa vào rừng để khai thác gỗ, tre, nứa;
d) Hệ thống bảo vệ rừng, chốt chặn tại các cửa rừng hoạt động không
hiệu lực nhưng chính quyền thiếu các giải pháp củng cố xử lý;
e) Vai trò tham gia của người dân tại chỗ trong hoạt động bảo vệ rừng, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng chưa được khai thác và phát huy.
39