Kế hoạch khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Rừng Tại Công Ty Lâm Nghiệp Và Dịch Vụ Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh​ (Trang 62 - 64)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên rừngtại công ty

4.3.2.1. Kế hoạch khai thác

- Căn cứ vào sinh trưởng, tăng trường rừng tự nhiên trên đi ̣a bàn: Quần thể cây rừ ng khi đã đến giai đoa ̣n già (thành thu ̣c), nếu không khai thác sẽ chuyển sang quá già (quá thành thu ̣c), sinh trưởng phát triển kém, ít có khả năng chống chịu sâu bê ̣nh, nấm ha ̣i, cây rừng dễ mục, rỗng ruột, đổ gãy, vì vâ ̣y đến giai đoa ̣n thành thục cần thiết phải khai thác để ta ̣o điều kiê ̣n cho thế hê ̣ rừng mớ i phát triển, đảm bảo hiê ̣u quả kinh doanh; Theo quy định, rừng được phép khai thác trong Phương án là các đối tượng rừng giàu và trung bình thuộc rừng sản xuất. Theo đó, cây chặt trong khai thác phải tuân thủ các quy định khai thác tác động thấp;

- Xác định luân kỳ khai thác Hc: Căn cứ vào kết quả điều tra tăng trưởng lâm phần rừng trên đi ̣a bàn, khả năng tăng trưởng bình quân hàng năm củ a rừng tự nhiên đa ̣t 1,5% - 2,0% m3. Để đảm bảo rừng phát triển bền vững, an toàn lấy suất tăng trưởng rừng bình quân hàng năm là 1,5%; Rừng sau khai thác có trữ lươ ̣ng 110-130m3/ha, thì sau 35 năm sẽ có trữ lươ ̣ng bình quân từ 190-210m3/ha, rừ ng la ̣i có thể tiếp tu ̣c đưa vào khai thác vì vậy xác định luân kỳ khai thác là 35 năm;

54

- Khai thác rừng phải gắn với việc thực hiện các biện pháp lâm sinh, nhằm điều chỉnh được cấu trúc của rừng và dẫn đất rừng phát triển ngày càng tốt hơn cho năng suất cao hơn ở những luân kỳ sau.

- Đối tượng đưa vào khai thác chính là những khu rừng đã đạt tuổi thành thục (rừng giàu), đối với từng cây khai thác phải đạt đường kính tối thiểu theo từng nhóm gỗ được phép khai thác theo Quyết định 40/2005/QĐ- BNN. Cụ thể như sau: Gỗ nóm I và II là 50 Cm, gỗ nhóm III đến VI là 45 cm, gỗ nhóm VII và VIII là 40 cm. Trong quá trình triển khai thực hiện phương án công ty cần tổng kết thực tiễn và cập nhật những quy định mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Mỗi ha giữ lại ít nhất 4 cây làm giống, là loài cây có giá trị, có phẩm chất hình dạng tốt, phân bố tương đối dều.

- Ưu tiên bài cây khai thác và bài chừa cho những cây có đường kính lớn trước, khoảng cách giữa hai cây khai thác tối thiểu là 10 m.

- Theo kết quả điều tra của Công ty và dự kiến trong luân kỳ đầu toàn bộ diện tích rừng giàu, rừng trung bình và một phần rừng nghèo qua quá trình làm giàu rừng đến những năm cuối của luân kỳ có thể đưa vào khai thác là 11.125 ha với hệ số tiếp cận 0,75; diện tích khai thác thực toàn luân kỳ là 8.343,9 ha. Như vậy diện tích dự kiến khai thác bình quân hàng năm là 238,4ha/năm.

- Trên cơ sở trữ lượng rừng thành thục đưa vào khai thác (186 m3/ha và theo các quy định hiện hành thì sản lượng được phép khai thác 6.069 m3/năm (Sản lượng khai thác = 186 m3/ha (trữ lượng rừng giàu)* 0,25 cường độ khai thác* 0,7 tỷ lệ lợi dụng gỗ * 238,4 ha diện tích được phép khai thác cho một năm.

- Để không vượt quá tăng trưởng của rừng và đáp ứng được yêu cầu ổn định trong cả luân kỳ thì sản lượng khai thác bình quân tối đa là 6700 m3/năm.

55

Bảng 4.6. Trữ lượng bình quân đạt cấp kính khai thác và nhóm gỗ Nhóm gỗ Cấp kính khai thác (cm) Trữ lượng (m3/ha) 1 50 1,6 2 50 14,3 3 45 4,5 4 45 2 5 45 6,8 6 45 13,4 7 40 22,5 8 40 7 Tổng số 72,1

Mức tăng trưởng hiện tại là 1,5% /năm có nghĩa là với trữ lượng bình quân của rừng khai thác ở Công ty 186 m3/ha thì mức tăng trưởng trử lượng hàng năm là 2,79 m3/ha /năm.

Với mức sản lượng khai thác hàng năm là 1,05% m3/ha thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng có thể khai thác hàng năm ước tính 2,79% m3/ha. Do đó sản lượng khai thác hàng năm được tính toán ở mức thận trọng và thấp hơn so lươ ̣ng tăng trưởng hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Rừng Tại Công Ty Lâm Nghiệp Và Dịch Vụ Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh​ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)