Đặc điểm hiện trạng, phân bố tài nguyên rừngtại Công ty Lâm nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Rừng Tại Công Ty Lâm Nghiệp Và Dịch Vụ Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh​ (Trang 39 - 44)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm hiện trạng, phân bố tài nguyên rừngtại Công ty Lâm nghiệp và

nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn.

4.1.1. Diện tích, trữ lượng các loại rừng.

Tổng diện tích khu vực Công ty LN & DV Hương Sơn quản lý là 38.448,0 ha, tổng trữ lượng 6.056.502m3: Trong đó rừng sản xuất 14.025,8 ha; Rừng phòng hộ 24.422,2 ha;

Diện tích rừng sản xuất có 2.992,9 ha rừng gỗ giàu, trữ lượng 615.188m3; Rừng gỗ trung bình 6.701,7 ha, có trữ lượng 1.005.255 m3; Rừng phục hồi 762,4 ha, rừng gỗ nghèo và rừng gỗ nghèo hỗn giao tre nứa 2.490,2 ha, có trữ lượng 153.418 m3.

Qua điều tra khảo sát diện tích các loại đất đai được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1. Thống kê diện tích các loại đất đai, trữ lượng rừng

TT Hạng mục Diện tích Trữ lượng Ha % Gỗ (m3) Tre nứa (1000 cây) Tổng diện tích tự nhiên 38.448,0 100,0 6.1787.602 1.552 I Diện tích có rừng 36.961,9 96,1 6.178.602 1.552 1 Rừng tự nhiên 36.686,9 95,4 6.170.352 1.552 1.1 Rừng lá rộng TX và nửa rụng lá 36.066,3 93,8 6.142.865 1.1.1 Giàu 18.258,4 47,5 3.985.649 1.1.2 Trung bình 11.038,2 28,7 1.641.251 1.1.3 Nghèo 5.542,7 14,4 412.243 1.1.4 Non 1.227,0 3,2 103.726

1.2 Rừng hỗn giao gỗ + Tre nứa 620,6 1,6 27.484 1.552

2 Rừng trồng 275,0 0,7 8.250

II Đất lâm nghiệp chưa có rừng 1.012,3 2,6

1 Đất có rừng trồng chưa thành rừng

2 Đất trống không có cây gỗ tái sinh 357,7 0,9

3 Đất trống có cây gỗ tái sinh 654,6 1,7

31

Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn

32

4.1.2. Thực vật rừng.

Thực vật rừng khu vực Công ty LN & DV Hương Sơn quản lý, rất đa dạng, phong phú, có khoảng 26 họ với 400 loài của 5 ngành thực vật;

- Hệ thực vật nhiệt đới Bắc Việt Nam- Nam Trung Hoa tiêu biểu là các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), Ba mảnh vỏ (Euphobiaceac)…

- Hệ thực vật á nhiệt đới Vân Nam- Hymalya- Quý Châu- Miến Điện với các loài đặc trưng thuộc họ Giẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae)…

- Hệ thực vật phân bố ở cả vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như các họ Cúc (Asteraceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae)…

Những loài cây có giá trị kinh tế chiếm ưu thế, như: Táu mật, Re, Giẻ, Giổi, Sến mật, Lim xanh, Nang, Vạng, Trám, Ngát, Máu chó, Chẹo tía, Lòng mang. Ngoài ra còn có một số loài quý hiếm nguy cấp, như: Pơ mu, Hoàng đàn giả, Hồng tùng, Kim giao. Các loài lâm sản khác ngoài gỗ như Giang, Nứa, Song mây cây có giá trị dược liệu như Hoàng đằng, Thiên nhiên kiện, Thạch xương bồ (theo báo cáo đa dạng sinh học Phân viện ĐTQH rừng Bắc Trung bộ)

4.1.3. Hệ động vật rừng.

Hệ động vật rừng trên địa bàn Công ty quản lý rất đa dạng và phong phú; theo báo cáo đa dạng sinh học Phân viện ĐTQH rừng Bắc Trung bộ xây dựng; có 4 lớp với 87 loài; đặc biệt có 22 loài động vật quý hiếm đặc hữu được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN/1996 cần bảo vệ;

4.1.4. Hiện trạng về sử dụng đất đai.

Theo kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt và kết quả điều tra khảo sát của Phân viện ĐTQH rừng Bắc Trung bộ, hiện trạng tài nguyên rừng của Công ty LN & DV Hương Sơn như sau:

33

* Đất lâm nghiệp: 24.333,2 ha; * Đất khác: 89,0 ha.

+ Đất rừng sản xuất 14.025,8 ha; trong đó: * Đất lâm nghiệp: 13.641,0 ha;

* Đất khác: 384,8 ha.

Bảng 4.2. Bố trí sử dụng đất

TT Hạng mục Diện tích hiện

trạng (ha) Số hiệu tiểu khu

Tổng diện tích tự nhiên 38,448.0

A Diện tích đất Lâm nghiệp 37,974.2

1 Đất rừng phòng hộ 24,333.2 2, 3, 5, 12, 16, 17, 21, 22, 33, 34, 36, 37, 38, 39A, 44, 49, 56, 60, 61, 70, 72, 73, 78, 79, 81, 83, 85A 1.1 Có rừng 23,779.6 1.2 Chưa có rừng 553.6 2 Đất rừng sản xuất 13,641.0 2, 5, 13, 16, 17, 21, 22, 33, 34, 37, 38, 39A, 46, 49, 50, 51, 56 2.1 Chưa có rừng 458.7 2.2 Có rừng 13,182.3 2.1.1 Diện tích sản xuất gỗ lớn 12,947.2 2.1.2

Diện tích sản xuất gỗ nguyên

liệu 235.1

2.1.3 Diện tích sản xuất đặc sản.

B Đất khác 473.8

Qua bảng bố trí sử dụng đất ta có thể thấy :

Đất rừng phòng hộ có 24,333.2 ha chiếm 63,3% tổng diện tích tự nhiên bao gồm:

34

Các tiểu khu 3, 5, 12, 16, 17, 21, 22 thuộc ban quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) Hồng Lĩnh,

các tiểu khu 33,34,38,39A thuộc ban QLBVR Bà Mụ đóng trên địa bàn xã Sơn Kim 1.

các tiểu khu 36,37,44 thuộc ban QLBVR Rào Mắc đóng trên địa bàn xã Sơn Kim 1.

Các tiểu khu 49,56,60,61 thuộc ban QLBVR Nước Sốt đóng trên địa bàn xã Sơn Kim 1.

Các tiểu khu 70, 72, 73, 78, 79, 81, 83, 85A thuộc ban QLBVR Rào Àn đóng trên địa bàn xã Sơn Kim 2.

Diện tích rừng phòng hộ đa số tập trung nhiều nhất tại QLBVR Rào Àn với 8 tiểu khu tiếp đó là ban QLBVR Hồng Lĩnh với 7 tiểu khu, 4 tiểu khu tại ban QLBVR Bà Mu, 3 tiểu khu tại các ban QLBVR Rào Mắc và ban QLBVR Nước sốt.

Diện tích đất rừng sản xuất có 13,641 ha chiếm 35,5% tổng diện tích tự nhiên bao gồm :

Các tiểu khu 2, 5, 13, 16, 17, 21, 22 thuộc ban QLBVR Hồng Lĩnh.

Các tiểu khu 33, 34, 38, 39A, 51thuộc ban QLBVR Bà Mụ

Các tiểu khu 37, 50, 56 thuộc ban QLBVR Rào Mắc.

Diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu tại 7 tiểu khu thuộc ban QLBVR Hồng Lĩnh, tiếp đó là 5 tiểu khu tại ban QLBVR Bà Mụ và 3 tiểu khu tại ban QLBVR Rào Mắc.

Từ đó ta có thể thấy cần tập trung chú ý bảo vệ tài nguyên rừng tại địa phận thuộc ban QLBVR Hồng Lĩnh quản lý bởi vì tại đây rất nhiều tiểu khu đều là đất rừng phòng hộ cũng như là đất sản xuất, rất dễ xảy ra các sai phạm tại khu vực này.

35

4.1.5. Những tiềm năng lợi thế.

Lợi thế về nguồn tài nguyên: Công ty LN & DV Hương Sơn được nhà nước giao quản lý sử dụng 38.448,0 ha đất lâm nghiệp, có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú. Diện tích có rừng chiếm tỷ lệ lớn 96,1%, tổng trữ lượng 6.178.602 m3 gỗ, trong đó rừng gỗ giàu trữ lượng chiếm 49,7% diện tích rừng gỗ tự nhiên, với 3.985.649 m3, chiếm 64,6% trữ lượng rừng gỗ tự nhiên, ngoài ra còn nhiều lâm sản khác ngoài gỗ có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Rừng Tại Công Ty Lâm Nghiệp Và Dịch Vụ Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh​ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)