Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Đề tài vận dụng quan điểm hệ thống để xây dựng phương pháp nghiên cứu. Theo quan điểm này rừng vừa là một bộ phận của hệ thống tự nhiên vừa là một bộ phận của hệ thống kinh tế xã hội (KT-XH).
18
- Rừng là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, bởi vì sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc những quy luật của tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong hệ thống tự nhiên như: địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật v.v... Do có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên mà có thể quản lý rừng bằng tác động vào các yếu tố tự nhiên.
- Rừng cũng là một bộ phận của hệ thống kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như trồng rừng, khai thác lâm sản, làm nương rẫy, săn bắt chim, thú, phát triển du lịch v.v... Mặt khác, các hoạt động này lại phụ thuộc vào mức sống kinh tế, cơ cấu ngành nghề, nhu cầu thị trường, khả năng đầu tư, lợi nhuận v.v... Nó có tác động tới nhiều yếu tố của hệ thống kinh tế từ sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng và tích luỹ v.v... Vì quan hệ chặt chẽ với các yếu tố trong hệ thống kinh tế nên có thể quản lý rừng bằng việc tác động vào những yếu tố kinh tế.
- Rừng cũng là một thực thể xã hội, sự tồn tại và phát triển của rừng phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người. Hoạt động của họ theo hướng bảo vệ và phát triển rừng hay tàn phá nó luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như nhận thức về giá trị của rừng, ý thức với luật pháp Nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng, kiến thức về quản lý rừng, những phong tục, tập quán liên quan đến quản lý rừng v.v...
Quản lý rừng là hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính kinh tế và xã hội nhân văn nên những giải pháp quản lý rừng phải được xây dựng trên quan điểm đa ngành.Quản lý rừng là hoạt động mang tính kỹ thuật, nhưng cũng là hoạt động mang tính kinh tế xã hội. Vì vậy, những giải pháp quản lý rừng sẽ bao gồm cả những giải pháp khoa học công nghệ và giải pháp kinh tế xã hội. Những giải pháp này sẽ liên quan đến đa ngành như: Lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, địa chính, giao thông, môi trường, văn hoá, giáo dục, quốc phòng v.v... và được xây dựng trên cơ sở những kiến thức khí tượng
19
học, thuỷ văn học, lâm sinh học, dân tộc học, xã hội học, thể chế kinh tế, môi trường và phát triển v.v...
Quản lý rừng bền vững là một hoạt động phát triển: Quản lý rừng bền vững hướng vào cải thiện chất lượng cuộc sống con người, vì vậy, nghiên cứu những quản lý rừng phải được thực hiện theo cách tiếp cận của nghiên cứu phát triển.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Quá trình thu thập và xử lý thông tin được tiến hành theo các phương pháp chủ yếu sau:
- Kế thừa các tư liệu trong và ngoài nước
Những tài liệu được tham khảo trong quá trình phân tích thực trạng tìm kiếm các giải pháp quản lý rừng ở địa phương như sau:
+ Những tài liệu khí hậu thủy văn, kết quả điều tra đất, thực vật, động vật, tài liệu thống kê tài nguyên đất đai, dân số và lao động, chính sách KT- XH, tài liệu về lịch sử của công ty.
+ Tài liệu về thực trạng, hiện trạng diễn biến tài nguyên rừng tại công ty. + Tài liệu về thực trạng khai thác tài nguyên rừng tại công ty.
+ Những kết quả nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng ở công ty.
+ Những tài liệu về kinh nghiệm quản lý rừng của các nước, những nguyên tắc và tiêu chuẩn QLRBV của các tổ chức quốc tế.
- Phương pháp chuyên gia.
Các báo cáo sơ bộ của luận văn được gửi cho một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rừng và phát triển nông thôn miền núi. Những ý kiến của họ sẽ được sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện các giải pháp quản lý tài nguyên rừng ở thuộc công ty quản lý.
20
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin
Trong quá trình xử lý tài liệu, đề tài tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin được thu thập theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm để lựa chọn và tìm giải pháp.
+ Phân tích đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên như địa hình, địa mạo, khí hậu thuỷ văn, tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật.
+ Thống kê phân tích tổng hợp đánh giá các thông tin về xã hội.
+ Tổng hợp đánh giá các thông tin về kinh tế, đánh giá hiệu quả sản xuất theo các mô hình canh tác theo chỉ tiêu tổng hợp lợi nhuận, bằng phương pháp dựa trên các yếu tố tĩnh.
+ Hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất và phương án sử dụng đất của công ty trong vùng nghiên cứu.
21