Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2. Điều kiện tự nhiên:
3.2.2.3. Đặc điểm về đất đai
- Theo kết quả điều tra khảo sát lập địa dự án quy hoạch trồng cây cao su của Phân viện ĐTQHR Bắc Trung Bộ thực hiện tháng 9 năm 2009; Địa bàn của Công ty quản lý được hình thành trên các lọai đá mẹ chủ yếu: Phiến thạch sét, Sa thạch hỗn hợp, Trầm tích, Cuội kết kết hợp Granít, quá trình phong hóa hình thành các nhóm đất chủ yếu đó là:
- Đất xung tích ven sông, chiếm khoảng 3% diện tích, tầng đất dày, nhiều đá lẫn, ở độ cao 50 - 100 m, độ dốc dưới 100. Nhóm đất này phân bố rải rác dọc hai bên bờ sông, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả;
- Đất Feralít đỏ vàng, chiếm 50% diện tích, tầng đất dày nhiều mùn, kết cấu tơi xốp, phân bố ở độ cao 100 - 500 m. Nhóm đất này phân bố khá rộng ở các vùng như Sơn Hồng, Ngã Đôi, Rào Mắc, Rào Àn ..., thích hợp cho sinh trưởng và phát triển cây lâm nghiệp;
- Đất Feralít vàng đỏ, chiếm 37% diện tích, tầng đất dày nhiều mùn, độ ẩm cao, phân bố ở độ cao 500 - 700 m. Nhóm đất này phân bố trên các vùng núi ở Sơn Hồng, Ngã Đôi, Rào Mắc, Nước Sốt, Rào Àn ..., vùng này cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, rừng thường giàu trữ lượng;
- Đất Feralít nâu vàng, chiếm 10% diện tích, tầng đất mỏng nhiều đá nổi, tầng mùn thô, tầng thảm khô dày, phân bố ở độ cao trên 700 m. Nhóm đất này phân bố chủ yếu dọc theo biên giới Việt Lào;
Tóm lại đất đai trong khu vực chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt nặng, tầng đất >80cm, tỷ
28
lệ đá lẫn trong tầng đất <50%, hàm lượng mùn tầng đất mặt >1% rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.