người dân
Kết quả phân tích đã cho thấy, nhận thức của người dân trên địa bàn nghiên cứu rất khác nhau về giá trị của rừng. Người dân chưa nhận thức được rừng như một tư liệu sản xuất quan trọng, chưa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng nhất là lâm sản ngoài gỗ. Điều đó dẫn tới tài nguyên rừng bị khai thác ngày càng cạn kiệt, nhận thức từ tính cộng đồng của người dân địa phương trong quản lý rừng chưa cao. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân dưới nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức thi tìm hiểu kiến thức bảo vệ và phát triển rừng cho các em học sinh, phối hợp với các tổ chức đoàn thể để lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào trong các buổi sinh hoạt định kỳ, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, tại các diễn đàn hội nghị, các bảng tin, áp phích.v.v...
69
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ những kết quản nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, cùng với thực trạng quản lý khai thác tài nguyên rừng tại Công ty LN&DV Hương Sơn đề tài đi đến những kết luận sau:
Công ty LN&DV Hương Sơn có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú, được nhà nước giao quản lý sử dụng 38.448,0 ha đất lâm nghiệp, diện tích có rừng chiếm 96,1% với trữ lượng 6.178.602 m3 gỗ, trong đó rừng gỗ giàu trữ lượng chiếm 49,7% diện tích rừng gỗ tự nhiên, với 3.985.649 m3, chiếm 64,6% trữ lượng rừng gỗ tự nhiên. Thực vật rừng khu rất đa dạng có khoảng 26 họ với 400 loài của 5 ngành thực vật. Theo báo cáo đa dạng sinh học Phân viện ĐTQH rừng Bắc Trung bộ xây dựng tháng 6 năm 2005 hệ động vật rừng trên địa bàn Công ty quản lý có 4 lớp với 87 loài; đặc biệt có 22 loài động vật quý hiếm đặc hữu được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN/1996 cần bảo vệ.
Diễn biến tài nguyên rừng tại Công ty LN&DV Hương Sơn từ năm 2005 đến nay nhìn chung diện tích rừng ngày càng giảm, trong đó giảm nhiều nhất là diện tích rừng trồng giảm 71.06% và ít nhất là diện tích rừng nghèo giảm 35,09%, bên cạnh đó diện tích rừng giàu và rừng trung bình tăng ko đáng kể (diện tích rừng giàu tăng 0.3%, diện tích rừng trung bình tăng tăng 23.15%. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên rừng là áp lực dân số và kinh tế ảnh hưởng vào tài nguyên rừng, xây dựng đường vành đai, tuần tra biên giới, xây dựng đập thủy điện, và phát triển cây cao su.
Công ty LN&DV Hương Sơn đã có nhưng công tác quản lý tài nguyên rừng như: Tổ chức phân chia các ban quản lý bảo vệ rừng, lập kế hoạch bảo vệ những loài quý hiếm, bảo vệ rừng chống chặt phá xâm lấn rừng, cải tạo
70
rừng tự nhiên, làm giàu rừng, trồng rừng. Có kế hoạch khai thác, kế hoạch khai thác cho một luân kỳ, cấm và hạn chế khai thác các loài động thực vật quý hiếm đồng thời quan tâm đến công cụ và công nghệ khai thác cũng như tổ chức khai thác và tiêu thụ dảm bảo tính bền vững trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng.
Từ những thực trạng trên đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên rừng bền vững tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn gồm:
+ Giải pháp về cơ chế chính sách: Chính sách về giao khoán rừng và chính sách hưởng lợi của người dân nhận khoán rừng; Chính sách đối với cá nhân, tổ chứ c trong quản lý bảo vê ̣ rừng.
+ Giải pháp về quản lý: Tăng cường liên kết với chính quyền và các tổ chức cộng đồng ở địa phương trong hoạt động quản lý rừng; tăng cường công tác quảnlý; đào tạo nguồn nhân lực;
+ Giải pháp về khoa học công nghệ:
+ Giải pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân.
2. Tồn tại và kiến nghị.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng đề tài vẫn còn một
số tồn tại sau:
- Quản lý rừng là một hoạt động phức tạp, để xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cần áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện thực hiện, đề tài chỉ đi sâu phân tích các số yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp
71
đến quản lý rừng tại công ty LN & DV Hương Sơn theo phương pháp kế thừa tư liệu, và phương pháp chuyên gia là chủ yếu.
- Đề tài chủ yếu đánh giá về tài nguyên thực vật mà chưa đánh giá được tài nguyên động vật.
- Tính định lượng của tư liệu sử dụng trong đề tài còn hạn chế nên việc đánh giá không thể tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Vì vậy, có những giải pháp được đề xuất trong luận văn chỉ dừng lại ở góc độ định hướng, thực sự còn thiếu nghiên cứu cơ bản để đề xuất sát đúng và cụ thể hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ NN&PTNT (2001), Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ NN&PTNT (2006), Cẩm nang Lâm nghiệp, Chương Quản lý rừng bền
vững, Hà Nội
3. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ( 2007 ), sách đỏ Việt Nam, Hà
Nội
4. Đặng Đình Bôi và Hoàng Hữu Cải (2000), “Một số khái niệm về chứng
nhận rừng và quản lý rừng bền vững”, Hội thảo quốc gia về quản lý
bền vững và chứng chỉ rừng.
5. Mar Pofenberger (1996), các cộng đồng và quản lý rừng, IUCN.
6. Nguyễn Văn Đẳng (1998), “Diễn văn khai mạc, hội thảo quốc gia về quản
lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng”, hội thảo quốc gia về quản lý
rừng bền vững và chứng chỉ rừng, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội, tr 12.
7. Nguyễn Ngọc Lung (1998), “Hệ thống quản lý rừng và các chính sách
lâm nghiệp Việt Nam” hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững
và chứng chỉ rừng, nhà xuất bản Nông Nghiệp.
8. Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (1991), Luật bảo vệ và phát triển rừng, nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội.
9. Chủ tịch Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật đất đai, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Cục phát triển Lâm Nghiệp (2000), văn bản pháp quy về Lâm nghiệp, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
11.Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ ( 2005 ), báo cáo đa
12.UBND tỉnh Hà Tĩnh ( 2012 ), Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020.
13.Bộ NN&PTNT ( 2005 ), Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN Về việc ban
hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác, Hà Nội.
14.Bộ NN & PTNT ( 2009 ), Thông tư 87/2009/TT-BNNPTNT về việc ban
hành Hướng dẫn thiết kế khai thác chọn rừng gỗ tự nhiên.
15.Bộ NN&PTNT (2013) Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN về công bố
hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012, Hà Nội.
16.Bộ NN & PTNT ( 2008 ), Thông tư số 05/2008/TT-BNN, về việc hướng
dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.
17.Chính phủ ( 2003 ), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, nghị định về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Hà Nội
18.Thủ tướng Chính phủ ( 1999 ), Nghị định 163/1999/NĐ, về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Hà Nội.
19. Thủ tướng Chính Phủ ( 2001 ), Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, về "Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao,
được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, Hà Nội.
20.Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định 08/2001/QĐ-TTg, về việc ban
hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, Các văn bản pháp luật về Lâm nghiệp, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, tr 102.
21.Tổ công tác quốc gia Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (2002),
Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ
rừng, Hà hội.
22.Tổ chức FSC (2001), Về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, tài
23. Thủ tướng Chính phủ ( 2005 ), Nghị định 135/2005/NĐ-CP về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, công ty quốc
doanh.
24. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.
25. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2006), Quyết định sô 3209/QĐ-UBND, về việc phê
duyệt kết quả quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
26. UBND tỉnh Hà Tĩnh ( 2009 ),Quyết định số 176/QĐ-UBND, về việc phê
duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2020
27. UBND tỉnh Hà Tĩnh ( 2010 ), Quyết định số 723/QĐ-UBND, về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020, Hà Tĩnh.
28.Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn ( 2013 ) báo cáo tổng kết
cuối năm về tình hình hoạt động của công ty, Hà Tĩnh.
Tài liệu nước ngoài.
29. Biolley. H. E (1922), Die Forsteinrichtung auf Grundlage der Erfahrung
und inshesondere das Kontrollverfahren, Forstl. Central Blat.
30. Hartig, G.L (1804), "Anweisung zur Taxation und Beschreibung der
forste", Verlag Gießen und Darmstadt, 2 Auflage.
31. Heyer, F (1996), Die Waldertragsregelung, 3. Aufdage, Verlag Leipzig.
Các trang web sử dụng
1. http://tongcuclamnghiep.gov.vn/