Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng từ 2005 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Rừng Tại Công Ty Lâm Nghiệp Và Dịch Vụ Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh​ (Trang 48 - 54)

Bảng 4.3. Diễn biến tài nguyên rừng từ 2005 – 2013

Đơn vị: Ha TT Danh mục 2005 2013 1 Diện tích tự nhiên 41.558,0 38.448,0 2 Diện tích rừng TN 38.075,5 36.686,9 3 Diện tích rừng giàu 18.204,6 18.258,4 4 Diện tích rừng TB 8.963,0 11.038,2 5 Diện tích rừng nghèo 8.538,6 5.542,7 6 Diện tích rừng phục hồi 2.231,0 1.227,0 7 Diện tích rừng trồng 950,4 275,0 8 Diện tích chưa có rừng 1.847,1 1.012,3 9 Diện tích đất khác 685,0 473,8

( Theo báo cáo Công ty LN & DV Hương Sơn năm 2005 và 2013 )

40

Qua biểu diễn biến tài nguyên rừng từ năm 2005-2013 cho thấy:

- Diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng nghèo, diện tích rừng phục hồi, diện tích rừng trồng, diện tích chưa có rừng đều giảm.

* Nhất là diện tích rừng phục hồi giảm từ 2.231,0 xuống còn 1.227,0 (giảm 45%).

* Diện tích rừng trồng giảm từ 950,4 xuống 275 (giảm 71.06%). * Diện tích rừng nghèo giảm từ 8.538,6 còn 5.542,7( giảm 35.09 %) * Diện tích chưa có rừng giảm từ 1.847,1 còn 1.012,3 (giảm 45,20%) * Diện tích rừng giàu tăng từ 18.204,6 lên 18.258,4 (tăng 0.3%)

* Diện tích rừng trung bình tăng từ 8.963,0 lên 11.038,2 (tăng 23.15%) - Diện tích rừng giàu và rừng trung bình tăng nhưng diện tích hai loại rừng này tăng không đáng kể. (Diện tích rừng giàu tăng 0.3%, diện tích rừng trung bình tăng tăng 23.15%). Bên cạnh đó diện tích rừng nghèo giảm và diện tích chưa có rừng giảm là dấu hiệu khả thi của công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Nhìn chung diện tích rừng ngày càng giảm do các diện tích các loại rừng bị thu hẹp có tỉ lệ cao hơn so với diện tích các loại rừng được mở rộng. Sự chênh lệch này rất lớn, giảm nhiều nhất đạt 45% nhưng tăng nhiều nhất chỉ đạt 23.15%. Điều này cho thấy diện tích các loại rừng trên địa bàn thuộc công ty quản lý giai đoạn 2005-2013 không ổn định, cần quan tâm hơn nữa đến diện tích rừng nghèo, diện tích rừng phục hồi và diện tích chưa có rừng. Từ đó có thể tăng tổng diện tích rừng trên địa bàn huyện giảm diện tích đất chưa có rừng.

Nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng:

a. Áp lực dân số và kinh tế ảnh hưởng vào tài nguyên rừng

Do sức ép gia tăng dân số của các xã vùng thấp, công tác giãn dân, di dân từ vùng đồng bằng lên vùng thượng nguồn được tiến hành mạnh mẽ, ồ ạt. Kết quả là xã Sơn Tây đã được tách thành 3 xã là Sơn Kim, Sơn Tây và Sơn

41

Lĩnh, tiếp sau đó xã Sơn Kim tách thành 2 xã Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2. Cùng với việc gia tăng dân số, các nhu cầu nhà ở, chất đốt, nhu cầu khác không ngừng tăng lên, các hộ gia đình buộc phải vào rừng khai thác tài nguyên rừng giải quyết nhu cầu hàng ngày. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển hơn trước, nhưng quỹ đất sản xuất nông nghiệp có hạn, chăn nuôi, ngành nghề kém phát triển, hàng vạn người sống liền kề rừng đã phải vào rừng để kiếm sống và mưu sinh.

b. Xây dựng đường vành đai, tuần tra biên giới

Quốc lộ 8A là tuyến giao thông đường bộ giữa Lào và Việt Nam. Ngoài quốc lộ 8A không có các con đường nhỏ qua lại giữa 2 bên, do vậy tài nguyên rừng khó bị xâm hại, do hoạt động vận chuyển gặp khó khăn. Quá trình thi công các đường vành đai biên giới, tuần tra biên giới đã phải giải phóng nhiều cây rừng. Sau khi khánh thành đưa vào khai thác sử dụng, các tuyến đường này trở thành đường vận chuyển gỗ, sản phẩm phụ từ lòng rừng phòng hộ về nơi tiêu thụ. Về nguyên tắc các chủ rừng có thể bố trí lực lượng chốt chặn các đối tượng lợi dụng đường vành đai, tuần tra biên giới vào khai thác bất hợp pháp, nhưng thực tế việc đó không được chú ý đúng mức và thực hiện hiệu quả. Các chủ đầu nậu gỗ xã Sơn Kim, Thị trấn Tây Sơn, Sơn Lĩnh, Sơn Hồng đã tự phân chia lâm phần và tổ chức khai thác thu gom lâm sản từ năm 2005 và kéo dài tới đầu năm 2012 mới bị phanh phui, khởi tố vụ án, khởi tố bị can..

c. Xây dựng đập thủy điện

Dự án Thủy điện Nước Sốt được phê duyệt với công suất thế kế 20 MW, tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng với hồ chứa nước rộng gần 100 ha. Địa điểm công trình nằm ở thượng nguồn khe Nước Sốt (gần sát biên giới Việt Lào, có một phần nước bổ sung cho hồ chứa phải sử dụng nguồn nước xuất phát từ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào). Công trình khởi công vào năm 2004 và dự kiến hoàn thành trong 24 tháng. Đây là công trình thủy điện thuộc

42

loại nhỏ nhưng công trình ở vào vị trí đắc địa nên hứa hẹn thu về lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Dư luận cho rằng, xây dựng Thủy điện Nước Sốt chỉ là cái cớ để khai thác vùng rừng nguyên sinh của các tiểu khu 56, 60, 61, 70, 72, 73, 78, 79, 81, 83, 85A lưu vực Nước Sốt, lưu vực Rào Àn nơi có gần 2 vạn ha rừng nguyên sinh. Sau khi khởi công Thủy điện Nước Sốt, nhà đầu tư đã đổ quân khảo sát, lập dự án thủy điện Rào Àn. Lợi dụng hoạt động khảo sát công trình Thủy điện Rào Àn, bọn buôn lậu đã tung tin kích động quần chúng đưa nhau vào vùng Rào Àn khai thác lâm sản trái phép. Để đưa phương tiện xe máy, nhân công, vật tư thiết bị tập kết thi công công trình thủy điện Nước Sốt, cần phải mở một con đường dài 21,4 km đi xuyên qua các tiểu khu 56, 60 và phải giải phóng cây rừng trên đường công vụ, phải giải phóng cây rừng lòng hồ... Thời gian giải phóng cây rừng, thu gom tận dụng lâm sản kéo dài 5 - 6 năm, diện tích thu hồi để xây dựng Thủy điện Nước Sốt đã tăng gấp hơn 3 lần so với dự án được phê duyệt ban đầu. Công trình Thủy điện Nước Sốt hoàn thành vào cuối năm 2011 nhưng từ đó đến nay vận hành nhà máy bị hạn chế vì hồ không tích đủ nước.

d, Phát triển cây cao su

Theo báo cáo của UBND huyện Hương Sơn, Quy hoạch phát triển cây cao su tiểu điền đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số 723/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 3 năm 2010. Quy mô diện tích quy hoạch trồng cao su là 5.372 ha, trong đó diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp 5.350 ha, diện tích không phải quy hoạch đất lâm nghiệp là 22 ha .

43

Biểu 4.4. Tổng hợp diện tích quy hoạch trồng cây cao su tại công ty

TT Tiểu khu DT DT rừng TN Rừng gỗ dưới 30m3/ha Rừng chưa có trữ lượng DT rừng trồng 1 Sơn Kim 1 4tk 337,30 - - 298,28 51 156,54 148,56 46 93,94 81,22 54 29,62 11,30 55 57,20 57,20 2 Sơn Kim2 5tk 1364,27 849,02 849,02 - 515,25 47 87,15 - - 87,15 57 28,50 17,60 17,6 10,90 59 182,41 115,56 115,56 66,85 64 621,84 418,34 418,34 203,50 66A 444,37 297,52 297,52 146,85 3 Sơn tây 5tk 1913,42 453,78 453,78 - 1459,64 39A 387,17 36,04 36,04 351,13 40 297,30 92,26 92,26 205,04 41 40,27 - - 40,27 58 514,09 97,52 97,52 416,57 65 674,59 227,96 227,96 446,63 4 Sơn Hồng 8tk 1926,73 1495,55 358,75 43,70 374,50 4 198,20 141,45 30,82 4,26 36,45 7 104,80 37,92 - - 63,74 8 431,12 378,25 159,87 0,48 47,61 11 401,69 337,82 45,42 8,50 57,52 16 53,16 47, 29 - - 5,87 17 126,08 90,59 35,57 3,88 30,41 18 541,30 393,85 87,07 23,17 132,46 5 Sơn lĩnh 2tk 550,62 72,28 - - 228,93 27 406,29 51,45 175,39 35 144,33 20,83 53,54 Tổng 24 tk 6.092,34 2.870,63 1.661,55 43,70 2876,60

44

(Theo Quyết định số 723/QĐ-UBND, về việc điều chỉnh, bổ sung Quy

hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020)

UBND huyện Hương Sơn đã xây dựng quy hoạch bổ sung cao su tiểu điền, giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó quy mô diện tích đề nghị quy hoạch là 11.183,81 ha, gồm:

- Rừng tự nhiên: 3.565,07ha;

- Rừng trồng: 6.675,7ha;

- Đất chưa có rừng: 943 ha.

Địa bàn thực hiện quy hoạch phát triển cao su là 12 xã, gồm Sơn Thủy, Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Hàm, Sơn Diệm, Sơn Quang, Sơn Lâm, Sơn Lĩnh, Sơn Tây, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 và Sơn Hồng.

Từ biểu tổng hợp diện tích quy hoạch trồng cao su tiểu điền trên các xã đầu nguồn sông Ngàn Phố cho thấy 5/6 xã, thị trấn quy hoạch trồng cao su tiểu điền trên phạm vi 24 tiểu khu, quy mô diện tích 6.092,4 ha. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên được quy hoạch trồng cao su là 2.870,63 ha chiếm 47,11% tổng diện tích quy hoạch. Đồng hành với chương trình trồng cao su tiểu điền còn có Chương trình trồng cao su đại điền. Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn được giao trồng cao su đại điền thông qua hoạt động cải tạo rừng tự nhiên. Tổng quan quy hoạch trồng cao su đại điền được đơn vị này xây dựng bao gồm các nội dung sau:

+ Diện tích, địa danh đưa vào cải tạo;

+ Diện tích, địa danh rừng nghèo kiệt đưa vào cải tạo chuyển sang trồng Cao su trong giai đoạn 5 năm đầu là 1.046,1 ha, trong đó:

- Năm 2011: Cải tạo rừng nghèo ở các tiểu khu 3, 50, diện tích 223,4 ha; - Năm 2012: Cải tạo rừng nghèo ở các tiểu khu 16, 39A, diện tích 208,6ha;

- Năm 2013: Cải tạo rừng nghèo ở các tiểu khu 16, 45, 46, diện tích 185,6 ha;

45

- Năm 2015: Cải tạo rừng nghèo ở tiểu khu 5 diện tích dự kiến 210,2 ha. Công ty Lâm Nghiệp & Dịch vụ Hương Sơn đã lượng hóa một khối lượng gỗ không nhỏ tận thu trong hoạt động cải tạo rừng tự nhiên, theo tính toán nếu cải tạo 1.046,1 ha rừng nghèo sẽ tận thu được 40.597 m3 gỗ, 2.029,9 Ster củi. Số gỗ tận thu gấp 6 lần chỉ tiêu được phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trong 1 năm.

Từ thực tiến trên cho thấy, chính sách phát triển cao su đã tác động, ảnh hưởng rất lớn lên tài nguyên rừng thuộc quản lý của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Rừng Tại Công Ty Lâm Nghiệp Và Dịch Vụ Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh​ (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)