2.5.2.1. Lựa chọn điểm nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại hai xã điển hình tham gia dự án 661 thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn, dự án đã được triển khai và các hộ công nhân và người dân tham gia tích cực vào quá trình thực hiện dự án.
2.5.2.2. Phương pháp kế thừa tài liệu
Để rút ngắn khối lượng và thời gian nghiên cứu, một số tài liệu đề tài kế thừa có chọn lọc bao gồm :
- Những tài liệu về dự án, các văn bản của nhà nước như các văn bản pháp luật, các nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngang bộ, quyết định thực hiện dự án...
- Các báo cáo, hồ sơ thiết kế, theo dõi giám sát và các báo cáo tổng kết thường kỳ của dự án .
- Bản đồ hiện trạng, bản đồ qui hoạch, bản đồ thổ nhưỡng.
- Điều kiện kinh tế, xã hội; diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng vùng dự án qua từng năm.
2.5.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
- Tìm hiểu tình hình chung của địa phương thông qua điều tra tuyến lát cắt, phỏng vấn linh hoạt cán bộ dự án, cán bộ thôn, xã và một số người dân sống lâu năm và có kinh nghiệm sản xuất tại địa phương.
- Họp thôn, thảo luận nhóm cộng tác viên (CTV), khoảng 8-10 người/nhóm ở các thôn điển hình tham gia dự án, đại diện về thành phần nhóm hộ, giới tính, tuổi,… Nội dung thảo luận bao gồm:
+ Phân loại hộ gia đình (HGĐ) trước và sau dự án. + Đánh giá kết quả thực hiện dự án tại địa phương.
+ Phân tích mặt mạnh, những hạn chế, khó khăn và những nguyên nhân của nó, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm phát triển những hiệu quả tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ các hoạt động của dự án, tạo điều kiện phát triển giai đoạn hậu dự án và các dự án lâm nghiệp tương tự khác.
+ Đề xuất một số giải pháp phát triển dự án nói riêng và sinh kế cộng đồng nói chung tại địa phương.
- Điều tra thông qua phỏng vấn hộ gia đình (HGĐ) được đề tài tiến hành như sau:
Điều tra về kinh tế:
+ Chọn 02 thôn thuộc 02 xã điển hình tham gia dự án, sau đó tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình điển hình đã tham gia dự án với mức độ giàu nghèo khác nhau và chia ra làm 3 nhóm hộ, trong đó 10 hộ khá, 10 hộ trung bình và 10 hộ nghèo.
+ Các thông tin phỏng vấn được ghi chép trong phiếu điều tra hộ gia đình.
Điều tra về xã hội:
Tiến hành đồng thời với điều tra kinh tế, sử dụng công cụ là bộ câu hỏi ghi trong phiếu điều tra phỏng vấn tại 30 hộ gia đình trên.
Tác động xã hội được đánh giá chủ yếu dựa vào phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân kết hợp với việc kế thừa, tổng hợp từ một số báo cáo kết quả dự án, thông qua các tiêu chí sau:
- Mức độ tham gia của người dân với các hoạt động dự án. - Nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật lâm nghiệp.
- Tác động của dự án đến việc thu hút lao động và cơ cấu sử dụng thời gian của các hộ tham gia dự án.
- Xu hướng thay đổi tệ nạn xã hội khi có dự án 661 thực thi.
- Tác động của dự án vào việc góp phần đảm bảo sự bình đẳng giới, nâng cao vai trò của phụ nữ trong các hoạt động sản xuất và đời sống.
Điều tra về môi trường:
Thực hiện như điều tra về mặt xã hội thông qua phỏng vấn người dân trong vùng về ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, tình hình môi trường sống... Trong đó, các số liệu, thông tin thu thập theo phương pháp PRA đều được kiểm tra tính thực tiễn thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.
Phương pháp câu hỏi điều tra và khảo sát: là phương pháp có sự tham gia của người dân thường được sử dụng để khuyến khích sự tham gia của nhiều cá nhân, cơ quan liên quan. Phương pháp trên có xu hướng độc lập và người trả lời phải có đủ kiến thức để trả lời chính xác các câu hỏi khảo sát.
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: là phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân, giúp xác định nguyên nhân thay đổi và thu được nhiều dữ liệu để giải thích kết quả đạt được từ phương pháp quan sát trực tiếp. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi khuyến khích sự tham gia của các cơ quan, chính vì phương pháp này rất linh hoạt và thực hiện thông qua các cuộc nói chuyện.
Sử dụng phương pháp đo lường các chỉ số về diện tích rừng: xác định mức độ tăng thêm độ che phủ của rừng trong thời gian thực hiện dự án 661, chỉ tiêu này liên quan đến môi trường, lượng các bon.
Sử dụng phương pháp so sánh, đối chứng: dùng để so sánh, đối chiếu những kết quả đạt được với nhiệm vụ đặt ra của dự án hoặc so sánh đối chiếu kết quả với số liệu ban đầu trước khi thực hiện dự án.
Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia tư vấn thông qua các hội thảo hoặc cuộc họp nhóm.
Ngoài ra, khi điều tra có những vấn đề phát sinh, những thông tin mới ngoài bộ câu hỏi cũng được ghi chép lại làm tài liệu tham khảo.
2.5.2.4. Phương pháp thu thập số liệu trên các ô mẫu
Đề tài tiến hành khảo sát điều tra hiện trạng rừng dự án trên các ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình tại một số vị trí điển hình.
Điều tra cây gỗ:
- Lập các ÔTC có diện tích 500m2 (20m x 25m).
- Dùng phấn đánh số thứ tự toàn bộ các cây gỗ trong ÔTC.
- Dùng thước kẹp kính để xác định D1.3; Dùng thước đo cao để đo Hvn. - Dùng thước dây để xác định đường ĐT.
- Dùng địa bàn xác định độ dốc, hướng dốc, lập ÔTC. Kết quả điều tra cây gỗ được ghi vào mẩu biểu 01 sau:
Bảng 2.1. Biểu điều tra cây gỗ trên ÔTC rừng trống
Số ÔTC:….... Hướng dốc:……... Độ che phủ:……. Độ tàn che: ……... Vị trí:……… Độ dốc: ………..Ngày điều tra:……Người điều tra:……
TT Loài cây Năm trồng D1.3 (cm) Hvn (m) Ghi chú
Điều tra cây tái sinh:
- Trong mỗi ÔTC, lập 4 ô dạng bản (ÔDB), mỗi ô có diện tích 25m2 (5m x 5m) ở 4 góc ÔTC.
- Dùng sào có khắc vạch đến cm để đo chiều cao của cây. Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu sau:
Bảng 2.2. Biểu điều tra cây tái sinh ÔDB Tên loài Cấp chiều cao (m) Nguồn gốc
tái sinh Chất lượng Ghi chú
Chồi Hạt Tốt TB Xấu
Điều tra cây bụi thảm tươi:
Trong các ÔDB đã điều tra cây tái sinh tiếp tục tiến hành điều tra cây bụi thảm tươi. Kết quả được ghi vào mẩu biểu 03 sau:
Bảng 2.3. Biểu điều tra cây bụi, thảm tươi
ÔDB Tên Loài Số bụi Chiều cao (m) Độ che phủ (%) Dạng sống Sinh trưởng Ghi chú
Trên một số ô điển hình, tiến hành đào phẫu diện để lấy mẩu đất phân tích. Các yếu tố này được xác định bằng các phương pháp phân tích lý hóa tính chất đất, cụ thể:
- Dung trọng đất: Dùng ống dung trọng có thể tích là 100cm3. - Mùn tổng số: Theo phương pháp Tjurin.
- Đạm tổng số: theo phương pháp Kjendhal.
- K2O dẽ tiêu; theo phương pháp quang kế ngọn lửa. - P2O5 dễ tiêu: Theo phương pháp Oniani.