Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 41)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Giao thông

Trước đây khu vực này hoàn toàn tách biệt với bên ngoài do không có đường cho xe cộ tiếp cận tới. Từ năm 2000, tỉnh đã đầu tư xây dựng đường cấp phối từ Minh Đài tới xóm Dù (Xuân Sơn). Dự án này do Ban quản lý Vườn quốc gia làm chủ đầu tư. Con đường này đã khai thông khu vực với bên ngoài tạo điều kiện tiền đề phát triển kinh tế xã hội và giao lưu văn hoá, cũng như công tác phát triển du lịch sinh thái. Con đường này cũng là bài học cho công tác bảo tồn. Người dân trong khu vực rất phấn khởi và tin rằng do có Vườn quốc gia mà có đường và còn gọi là “Đường ông Lâu” (ông Trần Đăng Lâu nguyên là giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn). Đó là bài học gắn bảo tồn với phát triển kinh tế xã hội. Dự án này tiếp tục làm đường tới Lạng và Lấp, Cỏi. Các xóm còn lại chưa có đường xe tới xóm. Đường giao thông nội xóm nhỏ, hẹp, dốc, lầy lội gây mất vệ sinh, đặc biệt là trong mùa mưa.

3.2.3.2. Y tế

Hiện nay trong khu vực Vườn quốc gia có 1 trạm y tế được xây kiên cố, đóng tại trung tâm xã Xuân Sơn (xóm Dù). Trạm có 4 giường bệnh, 1 y sỹ, 2 y tá. Mỗi xóm có 01 y tá xóm. Cơ sở, dụng cụ khám chữa bệnh còn rất đơn sơ, nhưng công tác y tế ở đây đã có nhiều cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh... Tuy nhiên, do điều kiện giao thông chưa thuận lợi, nên việc chữa chạy bệnh nhân trong trường hợp nguy cấp thường không kịp thời. Điều kiện trang thiết bị còn đơn sơ nên trạm xá chỉ chạy chữa những loại bệnh thông thường.

Các loại bệnh phổ biến trong khu vực: Sốt xuất huyết, đau bụng tiêu chảy, cảm cúm, viêm phế quản, phổi ở trẻ em... Các dịch bệnh lớn đã được đẩy lùi như thương hàn, sốt rét.

3.2.3.3. Giáo dục

Giáo dục trong khu vực đã được chú trọng. Hầu hết các xã có trường tiểu học và trường trung học cơ sở (cấp I và II). Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp 1 đến 3 hoặc lớp 5. Giáo viên hầu hết là người trên địa bàn huyện. Trên 90% học sinh trong độ tuổi tiểu học được đến trường. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở chỉ có khoảng 50% được đến trường, và trung học phổ thông chỉ có 25%.

Hầu hết các phòng học và phòng ở giáo viên đều là nhà tạm, chỉ có phòng học ở xóm Lấp là mới được xây dựng kiên cố.

Trường trung tâm xã Xuân Sơn đã có dự án 135 dự kiến đầu tư xây dựng đủ lớp học với các phòng học cấp II. Nhà ở giáo viên và khuôn viên trường cũng được nâng cấp và cải tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)