Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các hoạt động của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 59)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện dự án

4.2.2. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các hoạt động của dự án

4.2.2.1. Tình hình thực hiện khoán bảo vệ rừng

- Tổng số hộ tham gia: 1027 hộ, gồm 352 lô. Các hộ tham gia thực hiện được hỗ trợ theo đúng qui định của nhà nước được tập huấn hướng dẫn thực hiện tốt công tác PCCCR và công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Vườn áp dụng hình thức giao khoán bảo vệ rừng theo cộng đồng thôn bản, và theo các tổ chức và hộ gia đình, tuỳ theo từng xã mà giao khoán cho phù hợp với mục tiêu của dự án.

- Trong quá trình giao khoán bảo vệ Ban quản lý dự án đã phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xã, thôn bản và chủ hộ, gắn quyền lợi và trách nhiệm của họ với lô rừng nhận khoán.

- Nhìn chung các hộ nhận khoán bảo vệ rừng đều có trách nhiệm cao, thực hiện tốt công tác tuần tra bảo vệ, xây dựng kế hoạch PCCR rừng hàng năm, nhất là trong mùa hanh khô.

Kế quả về thực hiện khoán bảo vệ rừng của Vườn được thể hiện thông qua bảng dưới đây:

Bảng 4.1. Kế hoạch và kết quả khoán bảo vệ rừng Năm Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Tổng kế hoạch Tổng thực hiện Tỷ lệ Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) (ha) (ha) (ha) (ha)

1998 2718 2718 100 3650 3650 100 6368 6368 100 1999 2718 2718 100 3650 3650 100 6368 6368 100 2000 3135 2968 94.7 3650 3650 100 6785 6618 97.5 2001 3537 3177.3 89.8 4990 4990 100 8527 8167.3 95.8 2002 3537 3370.3 95.3 4990 4990 100 8527 8360.3 98.05 2003 3370 3,370 100 4990 4990 100 8360,3 8360.3 100 2004 3488 3488 100 5512 5512 100 9000 9,000 100 2005 5279 5279 100 8709 8709 100 13988 13988 100 2006 1533 1533 100 8709 8709 100 10242 10242 100 2007 1920 1919.5 99.97 8709 8709 100 10629 10628,5 99.995 2008 1838.8 1829.9 99.52 8709 8682.87 99.7 10547,8 10538,9 99.92 2009 1839 1751.8 95.26 8709 8665.46 99.5 10548 10460,8 99.17 2010 1749.8 1749.8 100 8709 8682.87 99.7 10458,8 10458,8 100 Tổng 36662.9 35872.9 97.85 83686 83590.2 99.89 120348.9 119558.9 99.34

Từ số liệu ở bảng 4.1 cho thấy: Trong kế hoạch 661 về bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Xuân Sơn được đầu tư 120.348,9ha, thực hiện được là 119.558,9ha đạt 99,34%. Diễn biến diện tích bảo vệ rừng hàng năm ở khu vực được thể hiện ở hình 4.1.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 Ha 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Năm Kế hoạch Thực hiện Hình 4.1. Kế hoạch và bảo vệ rừng từ 1998 - 2010

Nhìn vào hình cho thấy phần lớn các năm triển khai dự án vườn đều hoàn thành kế hoạch được giao, năm có kế hoạch và thực hiện bảo vệ rừng cao nhất là năm 2005. Tuy nhiên trong 13 năm thực hiện dự án có 6 năm chưa hoàn thành kế hoạch, mức độ chưa hoàn thành nhỏ, mức độ chưa hoàn thành cao nhất là năm 2001 (chỉ đạt 95,8%).

Trước năm 2007 đầu tư 1 ha bảo vệ rừng là 50.000đ/ha/năm, sau 2008 tăng lên 100.000đ/ha/năm, thực tế người lao động chỉ nhận được 45.000 - 90.000 đồng vì phải trừ chi phí quản lý, thiết kế, nghiệm thu... Tuy nhiên một số nơi có tính cộng đồng của người dân rất cao hoặc là công nhân của các lâm trường nên chính quyền địa phương và chủ dự án 661 cơ sở phải tăng diện tích thuê khoán bảo vệ để mọi người đều có việc làm, do vậy mức khoán sẽ thấp hơn nữa.

Chủ trương chi trả vật chất hưởng lợi lấy từ chính khu rừng được bảo vệ, được thể hiện trong Điều 6 của Quyết định 661 năm 1998 qui định thời hạn khoán bảo vệ rừng không quá 5 năm (nghĩa là diện tích rừng từ năm 2003 sẽ được chi trả bằng vật chất lấy từ rừng). Năm 2001, Quyết định

178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp, nhưng cho đến nay Quyết định này chưa thực sự đi vào cuộc sống, nên việc khoán bảo vệ rừng dù có hiệu quả hay không nhưng vẫn được đưa vào kế hoạch của nhà nước.

Nhìn chung công tác bảo vệ rừng trong thời gian từ 1998 - 2010 trong khu vực có nhiều tiến bộ, diện tích rừng được quản lý bảo vệ tăng lên, chất lượng rừng ngày càng tăng. Tuy nhiên theo kết quả phỏng vấn, điều tra đối những hộ dân sống gần rừng thì vẫn còn những hiện tượng xâm hại tới rừng như khai thác gỗ làm nhà, củi đun, săn bắn động vật rừng, lấy thuốc chữa bệnh… mặc dù những hiện tượng xâm hại rừng trái phép đến nay đã hạn chế rất nhiều, nhưng nó vẫn luôn còn âm ỉ ngọn lửa trong đó khi mà 1 số lượng nhỏ người dân không ý thức được giá trị của rừng, đang tâm chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng.

4.2.2.2. Tình hình thực hiện khoanh nuôi tái sinh rừng

Khoanh nuôi là quá trình bảo vệ rừng đơn thuần giống như khoán bảo vệ rừng nói trên kể cả về kế hoạch, đơn giá, hợp đồng giao khoán v.v.. ở những khu đất có khả năng tự tái sinh phục hồi rừng.

Khoanh nuôi có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp, thực chất trong quy phạm gọi là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung, theo quy định của QĐ 661 thì thời hạn xúc tiến tái sinh là 6 năm và đơn giá bình quân không quá 1 triệu đồng/ha.

Kết quả về khoanh nuôi tái sinh rừng và có trồng bổ sung được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.2. Kế hoạch và kết quả khoanh nuôi tái sinh rừng

Năm

Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên Khoanh nuôi có trồng bổ sung

Tổng

Kết quả thực hiện Thành rừng Kết quả thực hiện Thành rừng

Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2 1 3=1/2 4 5=4/1 2 1 3=1/2 9 10=9/1 4+9 1999 500 500 100 500 100 100 100 100 100 100 600 2000 600 600 100 600 100 250 250 100 250 100 850 2001 800 800 100 800 100 250 250 100 250 100 1050 2002 800 800 100 800 100 250 250 100 250 100 1050 2003 800 800 100 800 100 250 250 100 250 100 1050 2004 1545 1545 100 1545 100 650 650 100 650 100 2195 2005 1745 1745 100 1745 100 1090 1090 100 1090 100 2835 2006 1236 1236 100 1236 100 1240 1240 100 1240 100 2476 2008 2000 1160 58 1160 100 200 200 100 200 100 1,360 2009 1191 1068 90 1068 100 200 200 100 200 100 1268 2010 1068 1068 100 1068 100 200 200 100 200 100 1268 Tổng 12285 11322 95,27 11322 100 4680 4680 100 4680 100 16002

Từ số liệu bảng 4.2 cho thấy diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng bổ sung là 16.002 ha, mỗi năm bình quân là 1.454,7ha; chiếm 94,32% so với kế hoạch. Bảng trên cũng cho thấy toàn bộ diện tích đưa vào khoanh nuôi tái sinh và trồng bổ sung đều thành rừng, như vậy có thể nói đây là thành quả rất lớn của dự án. Tuy nhiên, có thể nói rằng diện tích thành rừng trên chỉ đúng về mặt diện tích, còn khi khảo sát đánh giá thực tế và qua phỏng vấn những người dân tham gia vào hoạt động khoanh nuôi bảo vệ và xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung thì kết quả cho thấy chất lượng rừng khoanh nuôi một số nơi rất kém, rừng chỉ có vài cây gỗ lèo tèo kém giá trị, số lượng và chất

lượng những cây tái sinh có giá trị ít. Trong các mô hình khoanh nuôi có trồng bổ sung cây bản địa thì tỷ lệ sống thấp, cây què quặt, cong queo không phát triển được. Công tác chăm sóc rừng sau khi trồng bổ sung hầu như là không có do suất đầu tư thấp.

Diện tích khoanh nuôi tái sinh và có trồng bổ sung hàng năm được minh hoạ trong hình 4.2.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Ha 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008 2009 2010 Năm Kế hoạch Thực hiện

Hình 4.2. Kế hoạch và thực hiện KNTS và trồng bổ sung dự án từ 1999 - 2010

Nhìn vào hình trên cho thấy: năm 2005 là năm có diện tích triển khai và tiến độ thực hiện dự án là lớn nhất, tiếp đến là năm 2006, thấp nhất là năm 1999. Nhìn chung hầu hết các năm ban quản lý dự án cơ sở Vườn quốc gia Xuân Sơn đều hoàn thành đúng mục tiêu, riêng chỉ có năm 2008 và 2009 là không hoàn thành mục tiêu, năm 2008 tỷ lệ hoàn thành là 62,18% và năm 2009 là 91,12%.

4.2.2.3. Tình hình thực hiện trồng mới 3 loại rừng

Trồng rừng là nhiệm vụ trọng tâm của dự án. Kết quả trồng rừng là thành quả chính của dự án, thể hiện sự thành công hay thất bại của dự án một cách rõ nét, đầy đủ nhất.

chuẩn cây con đem trồng rừng. Các công đoạn xử lý thực bì, đào, lấp hố và trồng rừng theo kế hoạch đã được Ban quản lý dự án lập và phù hợp với thời vụ canh tác nông nghiệp ở địa phương. Khi đến thời vụ trồng, các hộ dân tham gia dự án sẽ được cung cấp cây con đủ chất lượng để trồng rừng đúng thời vụ và tiến độ đã dề ra. Các bước công đoạn trồng rừng được hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên của cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án phụ trách vùng và cán bộ đội sản xuất để các hộ dân trồng rừng đúng thời vụ và tranh thủ được thời tiết thuận lợi. Sau khi hoàn thành công tác trồng rừng từ 1,5 - 2 tháng, Ban quản lý dự án Vườn quốc gia (Chủ dự án 611 cơ sở) tổ chức nghiệm thu đánh giá chất lượng trồng rừng A-B (giữa chủ dự án 611 cơ sở và hộ dân nhận khoán) chi tiết đến từng hộ, từng lô.

Để đánh giá được tình hình hoạt động trồng mới 3 loại rừng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tác giả đã đi so sánh giữa kế hoạch với tiến độ thực hiện hàng năm và cả thời kỳ dự án. Kết quả trồng mới 3 loại rừng ở Vườn được thể hiện thông qua bảng sau.

Bảng 4.3. Kết quả trồng mới 3 loại rừng giai đoạn 1999 - 2010

Năm Kế hoạch (ha) Thực hiện (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích thành rừng (ha) Tỷ lệ (%) 1999 134.7 134.7 100 134.7 100 2000 100 100 100 100 100 2001 120 120 100 120 100 2002 150 150 100 150 100 2003 200 200 100 200 100 2004 100 100 100 100 100 2005 200 200 100 200 100 2006 140 140 100 140 100 2007 140 140 100 140 100 2008 100 100 100 97.4 97.4 Tổng 1384,7 1384,7 100 1382,1 99,74 (Chi tiết phần phụ lục 02)

Số liệu bảng 4.3 cho thấy, hàng năm tiến độ thực hiện của dự án luôn đạt kế hoạch đề ra, với tổng diện tích rừng được trồng mới cho cả 3 loại rừng là 1384,7ha, trung bình mỗi năm trồng mới thêm được 138,47ha. Hầu như toàn bộ diện tích rừng được trồng mới đều thành rừng, riêng chỉ có năm 2008, tỷ lệ thành rừng đạt 97,4% do bị mất 2,6ha bởi sạt lở, lũ lụt. Điều này cho thấy tỷ lệ rừng ở đây là rất cao. Tuy nhiên thực chất của những con số này chỉ nằm trên giấy tờ báo cáo, nhưng trong thực tế thì tỷ lệ thành rừng thấp hơn nhiều. Sở dĩ con số tỷ lệ thành rừng ở đây luôn là 100% một phần là do quy định dự án khi nghiệm thu cứ tỷ lệ sống 85% là được nghiệm thu và một phần do cách thức tính chủ quan của các đơn vị thực hiện chạy theo thành tích thì những diện tích trồng rừng đã được nghiệm thu thì đơn vị tính chuyển qua số liệu đã thành rừng rồi. Và khi quy kết như vậy thì hầu như 100% rừng trồng nghiễm nhiên trở thành rừng mà không cần kiểm tra xem sau này diện tích đó có thực sự đáp ứng yêu cầu và trở thành rừng không.

Qua điều tra thực địa, kiểm chứng chất lượng rừng trồng và kết quả phỏng vấn người dân địa phương cho thấy có khá nhiều diện tích rừng chất lượng sinh trưởng kém, tỷ lệ cây sống đạt thấp đặc biệt trong các mô hình trồng rừng phòng hộ hỗn giao Keo với Trám, Lát hoa…, sinh trưởng của Keo trong các mô hình thuần loài thì sinh trưởng không đồng đều, điều này là do việc kiểm soát nguồn giống còn hạn chế như nguồn giống còn xô bồ không được chọn lọc kỹ, tiêu chuẩn cây giống đem trồng thấp đặc biệt là cây bản địa, hơn nữa khi chọn loài cây trồng thì chưa nghiên cứu đánh giá lập địa thích hợp cho chọn loài cây trồng hợp lý và hầu như các diện tích rừng sau khi nghiệm thu thì không được tiến hành chăm sóc nữa… Tất cả những điều trên đều bắt nguồn từ nguyên nhân trực tiếp là suất đầu tư quá thấp. Mặc dù hiện nay suất đầu tư trồng rừng là 10 triệu đồng cho 1 ha. Tuy nhiên suất đầu

tích triển khai trồng thì toàn ở những nơi quá cao, quá xa xôi hẻo lánh, những nơi đất quá kém… vì vậy mà mọi chi phí tăng cao, nên chất lượng rừng bị ảnh hưởng.

Kết quả giữa diện tích trồng rừng và diện tích thành rừng được thể hiện qua hình 4.3. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Ha 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Thực hiện Thành rừng

Hình 4.3. Diện tích thực hiện và thành rừng của dự án từ 1999 - 2010

Biểu đồ trên cho thấy diện tích trồng rừng và tỷ lệ thành rừng cao nhất là năm 2003 và năm 2004, thấp nhất là năm 2000. Năm 2008 tỷ lệ thành rừng thấp hơn diện tích trồng rừng.

Cơ cấu cây trồng trong vùng dự án gồm các loài cây: Thông, Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai, một số loài cây được trồng bổ sung trong xúc tiến tái sinh gồm: Chò nâu, Chò chỉ, Giổi, Lát hoa... được trồng với các phương thức: Hỗn giao Thông xen Keo (2 hàng Thông 1 hàng Keo), thuần Thông, thuần Keo; mật độ trồng 1.600 cây/ha.

Qua kết quả khảo sát, kết quả nghiệm thu và các tài liệu của dự án cho thấy công tác trồng rừng ở Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Sơn được thực hiện theo đúng hướng dẫn, chất lượng rừng trồng tốt, tỷ lệ cây sống đủ tiêu

chuẩn đạt cao. Diện tích nghiệm thu và chấp nhận thanh quyết toán đạt bình quân 99,5% kế hoạch (năm đạt cao nhất 100,2%, năm đạt thấp nhất 97,6%), rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt, khép tán nhanh sớm phát huy được tác dụng phòng hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)