Các chương trình và dự án đã hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 41)

Hiện nay trong khu vực đã có một số dự án phát triển kinh tế xã hội. Các dự án này tập trung vào y tế, giáo dục, giao thông, làm hệ thống nước sạch.

Bảng 3.6. Các dự án phát triển kinh tế xã hội

Tên dự án Thực hiện Nội dung Thời gian

Dự án 135 Huyện Tân Sơn

Xây trường trung tâm xã Xuân Sơn 2003 Nước sạch cho các xóm Cỏi, Dù,

Lạng, lớp học cho xóm Lấp 2000 Xây dựng trạm y tế 2001 Dự án làm đường Vườn quốc gia

Làm đường từ suối Cú tới xóm Dù

30km 2000-2001

Các dự án này đã đem lại hiệu quả khá rõ nét về phát triển kinh tế xã hội. Một số dự án đã gắn phát triển kinh tế với bảo tồn như dự án 661, dự án làm đường. Trong quá trình xây dựng dự án đã làm tốt công tác tuyên truyền bảo tồn thiên nhiên của vườn quốc gia. Tuy nhiên, các dự án này được đầu tư nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, chưa thực sự gắn liền với công tác bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia.

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi: Vườn có diện tích đất lâm nghiệp lớn, có nhiều kiểu thảm thực vật rừng với sự đa dạng về thực vật và động vật.

Khó khăn: Do trình độ dân trí thấp (chủ yếu là người Dao và Mường), đời sống khó khăn sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên rừng, tỷ lệ hộ đói nghèo cao; cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, thiếu thốn về y tế, đường xá, giáo dục… Chính vì thế mà khi dự án 661 được triển khai tại đây đã có tác động to lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội của người dân trong Vườn.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu cơ bản của dự án

4.1.1. Bối cảnh ra đời của dự án.

Tài nguyên rừng Việt Nam trong những năm gần đây tuy có tăng về số lượng, nhưng có nguy cơ suy giảm cả về chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng, ở một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Trong hơn 50 năm qua, bình quân mỗi năm diện tích rừng bị mất đi khoảng gần 100.000 ha. Hậu quả là cân bằng sinh thái bị đe dọa, nguồn thu nhập của một bộ phận dân cư sống trong và gần rừng bị giảm và đã để lại diện tích đất trống đồi núi trọc đáng kể (chiếm khoảng 18,59% diện tích tự nhiên cả nước).

Vấn đề bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng, trồng rừng hợp lý... là những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tốc độ suy thoái cả về số lượng và chất lượng của rừng.

Nhận thức được mối nguy cơ từ hiểm họa suy thoái tài nguyên rừng, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, bằng mọi cách hạn chế tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi và khuyến khích trồng cây gây rừng. Đặc biệt dự án 661 được Quốc hội Việt Nam khóa X phê chuẩn bằng Nghị quyết số 08/1997/QH10 và được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện bằng Quyết định số 661/QĐ TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998. Dự án 661 là một chương trình kinh tế - xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nước Việt Nam theo đó sẽ trồng mới 5 triệu ha rừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2010 nhằm nâng cao độ che phủ của rừng Việt Nam lên 43% vào năm 2010.

4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của dự án

4.1.2.2. Mục tiêu của dự án

- Trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có để tăng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2010, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.

- Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vực biên giới.

- Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

4.1.2.3. Nhiệm vụ của dự án.

Bảo vệ hiệu quả vốn rừng hiện có, trước hết phải bảo vệ diện tích rừng tự nhiên là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu, kể cả rừng phòng hộ đã trồng theo chương trình 327, rừng sản xuất có trữ lượng giàu và trung bình. Thực hiện ngay từ giai đoạn đầu việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân gắn với định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng bổ sung và trồng mới.

Trồng rừng

a) Trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ rừng đặc dụng: khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 1 triệu ha, trồng mới 1 triệu ha gắn với định canh, định cư.

b) Trồng 3 triệu ha rừng sản xuất: rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, cây đặc sản, rừng gỗ quý hiếm... khoảng 2 triệu ha cây công nghiệp lâu năm và cây lấy quả khoảng 1 triệu ha, đồng thời huy

động các tổ chức và nhân dân triệt để tận dụng diện tích đất trồng để trồng cây phân tán.

Dự án trồng rừng của từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1998 - 2000: trồng mới 70.000 ha trong đó 260.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 350.000 ha.

- Giai đoạn 2001 - 2005: trồng mới 3 triệu ha trong đó 350.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 650.000 ha.

- Giai đoạn 2006 - 2010: trồng mới 2 triệu ha (trong đó 390.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng).

4.1.2.4. Tổ chức thực hiện quản lý dự án a. Bộ máy quản lý dự án ở Trung ương

- Ban chỉ đạo dự án cấp Nhà nước đó được thành lập theo Quyết định số 07/1998/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thành lập Ban điều hành dự án trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có sự tham gia của đại diện (cấp Vụ) các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Tổng cục Địa chính, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Hội nông dân Việt Nam. Giao Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban điều hành dự án. Bộ phận thường trực giúp việc Ban điều hành dự án do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhiệm, không tăng biên chế.

b. Bộ máy quản lý dự án ở địa phương

- Ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có dự án trồng rừng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện dự án ở địa phương mình. Thành lập Ban điều hành dự án của tỉnh do một phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm

các thành viên là lãnh đạo các Sở kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Địa chính, Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giúp việc cho Ban điều hành dự án ở những tỉnh, thành phố có Chi cục lâm nghiệp thì Chi cục làm chức năng Ban quản lý dự án cấp tỉnh. Ở những tỉnh, thành phố chưa có Chi cục Lâm nghiệp thì thành lập Ban quản lý dự án biên chế và quỹ lương của Ban này nằm trong biên chế và quỹ lương sự nghiệp của tỉnh.

- Ở cấp huyện không tổ chức ban điều hành dự án, chủ tịch ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các dự án trên địa bàn huyện.

- Ở các xã có tham gia dự án trồng rừng với quy mô nhất định do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thì được bố trí một cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp, chủ tịch ủy ban nhân dân xã chỉ đạo thực hiện dự án và được hưởng phụ cấp từ nguồn kinh phí quản lý dự án.

- Các dự án trồng rừng cấp cơ sở có Ban Quản lý dự án với biên chế gọn nhẹ gồm giám đốc dự án, kế toán trưởng và một số cán bộ kỹ thuật chỉ đạo hiện trường.

4.1.2.5. Tổng vốn đầu tư

Dự kiến là 31.650 tỷ đồng.

4.1.3. Mục tiêu và các hoạt động của Ban dự án 661 Vườn Xuân Sơn

Về cơ bản mục tiêu của dự án 661 trên địa bàn nghiên cứu cũng chính là mục tiêu chung của dự án 661 tỉnh Phú Thọ và của Chính Phủ đã được Quốc hội phê duyệt.

- Trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có, để tăng độ che phủ của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.

- Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới.

Trong Quyết định 661/QĐ-TTg các mục tiêu này đã được thể hiện thành nội dung hoạt động, nguyên tắc chỉ đạo, phương pháp kế hoạch tiến hành theo phân kỳ với các chính sách và giải pháp cụ thể và nhiều văn bản của các cấp, của địa phương về từng lĩnh vực [15].

Các hoạt động chủ yếu của dự án bao gồm: trồng và chăm sóc rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Hình thức đầu tư và nguồn vốn của dự án tương đối đa dạng, bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn tín dụng, vốn từ các thành phần kinh tế …..

4.1.4. Những khó khăn thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện dự án

4.1.4.1. Thuận lợi

- Quá trình tổ chức điều hành dự án gặp nhiều thuận lợi, từ các cấp tỉnh, ban quản lý cấp huyện và cấp xã.

- Các cấp các ngành ủng hộ đặc biệt là cấp chính quyền địa phương. - Người dân tham gia nhiệt tình ủng hộ dự án, nhất là việc tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.

- Công việc thanh quyết toán vốn thuận lợi không gặp trở ngại khó khăn.

4.1.4.2. Khó khăn

- Cán bộ ban quản lý dự án chủ yếu là kiêm nhiệm, biên chế cán bộ cho dự án không có.

- Trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng: vườn quốc gia Xuân Sơn đóng trên địa bàn các xã nghèo đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn (là

một trong 62 huyện nghèo của cả nước). Địa bàn quản lý rộng, giá trị tài nguyên giàu và phong phú, nhận thức của người dân còn hạn chế.

+ Số dân sống trong vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Sơn nhiều, đời sống kinh tế thấp do vậy rất khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

+ Phong tục chăn thả trâu bò tự do vẫn thường xuyên, dẫn đến phá hoại rừng trồng và rừng non, ảnh hưởng đến chất lượng rừng.

+ Trong xây dựng cơ bản: Địa hình phức tạp nhiều dẫn đến khó khăn trong việc thi công ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.

+ Địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm, trong khi đó áp dụng suất đầu tư theo mức chung của toàn tỉnh

Mục tiêu của của việc chuyển đổi phân loại 3 loại rừng là nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng một số loại rừng, cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và tiêu chí phân loại của ngành lâm nghiệp. Song sau khi rà soát còn một số tồn tại như sau:

- Sau khi có kết quả chưa tiến hành bàn giao, cắm mốc ranh giới nên các địa phương, người dân chưa nắm được đối tượng cụ thể, khó khăn cho việc tiến hành các hoạt động lâm nghiệp..

- Chưa chuyển đổi mục đích từ đối tượng rừng phòng hộ sang rừng sản xuất. - Chưa xác định, cắm mốc ranh giới giữa rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

4.1.5. Kết quả thực hiện mục tiêu dự án

- Hàng năm dự án đã thực hiện hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch cấp trên phân bổ.

- Kết quả giao khoán bảo vệ rừng đạt 100%. - Kết quả trồng rừng đạt 85% so với kế hoạch.

- Thanh quyết toán kịp thời cho người dân, không để xảy ra việc khiếu nại tố cáo. Tiến độ giải ngân kịp thời.

4.2. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện dự án

4.2.1. Đánh giá về công tác quản lý, tổ chức thực hiện dự án

Vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong 11 Ban QLDA 661 cơ sở của tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy QLDA Vườn quốc gia Xuân Sơn cũng tuân thủ theo quy định của Ban quản lý dự án 661 cấp tỉnh.

Như vậy có thể thấy cơ cấu tổ chức quản lý dự án khá đơn giản, gọn nhẹ, không phải qua các tổ chức trung gian nên giảm bớt được các thủ tục rườm rà, giảm chi phí quản lý và đã góp phần đảm bảo được tiến độ các hoạt động của dự án. Tuy nhiên ở các dự án cơ sở là thừa kế kinh nghiệm về ưu điểm quản lý và tổ chức từ chương trình 327. Song cũng bộc lộ một số hạn chế như sau: Nhiều cán bộ kiêm nhiệm mà không chuyên, không được đào tạo hoặc ít kinh nghiệm quản lý dự án, các kiến thức quản lý kinh tế, thông tin, KH-CN thường yếu kém, mặt khác không chuyên trách hoặc không được thường xuyên đào tạo, nâng cấp, luân chuyển như ở các dự án lâm nghiệp quốc tế tại Việt Nam.

- Nguồn vốn ngân sách hàng năm được phân bổ, tổ chức thực hiện và được giải ngân đúng quy định; sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Thực hiện tốt cơ chế lồng ghép, phối hợp và động viên, khuyến khích lao động trong ngành lâm nghiệp nên việc huy động vốn trong dân và các thành phần kinh tế khác tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng và đầu tư vào lâm nghiệp ngày càng cao.

- Trong quá trình thực hiện dự án, việc kiểm tra, thanh tra được Ban điều hành, BQL dự án các tỉnh tiến hành một cách thường xuyên, theo tiến độ. Trong những trường hợp có ảnh hưởng đến cơ chế chính sách hoặc vướng

Ban quản lý dự án 661 cấp tỉnh

Ban quản lý dự án 661 cấp cơ sở

mắc nảy sinh cần có hướng giải quyết, BQL dự án cơ sở luôn xin ý kiến chỉ đạo của BQL dự án tỉnh và được xử lý kịp thời.

Dự án được triển khai và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, đúng tiến độ đảm bảo hoàn thành kế hoạch giao, triển khai dự án đúng đối tượng, đúng địa điểm, có hợp đồng giao khoán, thanh lý hợp đồng, bảng thanh toán tiền công đúng đủ đền từng hộ gia đình tham gia theo đúng qui định của pháp luật.

4.2.2. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các hoạt động của dự án

4.2.2.1. Tình hình thực hiện khoán bảo vệ rừng

- Tổng số hộ tham gia: 1027 hộ, gồm 352 lô. Các hộ tham gia thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)