Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 34)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng

3.1.4.1. Địa chất

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: khu vực Vườn quốc gia có các quá trình phát triển địa chất phức tạp. Theo các nhà địa chất gọi đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp.

Phía Tây và Tây Nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo bằng các loại đá trầm tích và biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura- creta.

Từ trung tâm xã Xuân Sơn (theo hướng Tây Bắc) có dãy núi đá vôi khá cao, cao nhất có đỉnh 1200m. Đá vôi có mầu trắng xám, cấu tạo khối, tuổi Triat trung. Trong dãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung Làng Lạng, Làng Dù và Làng Lấp... Các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suối nước chảy quanh năm. Những thung biến thành cánh đồng dạng này khá rộng và trở thành các cánh đồng phù sa màu mỡ.

3.1.4.2. Thổ nhưỡng

Được hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn đa dạng và phong phú... Nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực này.

Một số loại đất chính có nhiều giá trị trong khu vực: Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH); Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp

(F); Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi)-R; Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)