Hệ thực vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.6. Hệ thực vật rừng

3.1.6.1. Thành phần thực vật

Kết quả điều tra bước đầu và tập hợp tài liệu, đã thống kê được 726 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 475 chi và 134 họ. Trong các ngành thực vật đã ghi nhận được thì ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm đa số, sau đó là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) rồi đến ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ít loài nhất là 2 ngành Khuyết lá thông và ngành Quản bút.

Bảng 3.3. Thành phần thực vật VQG Xuân Sơn

Ngàng thực vật Số họ Số chi Số loài

Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1

Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 5 Quản bút (Equisetophyta) 1 1 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 15 21 42 Thông (Pinophyta) 4 5 5 Ngọc lan (Magnoliophyta) 111 444 672 - Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 94 735 541 - Lớp Hành (Liliopsida) 17 87 131 Tổng số 134 475 726

Trong thành phần thực vật ở Xuân Sơn, thấy đủ các yếu tố thực vật có liên quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Trước hết là khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam- Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu biểu là các cây trong họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ óc chó (Juglandaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Đậu, họ Ngọc lan (Magnoliaceae),.... Đây là yếu tố chiếm ưu thế trong hệ thực vật Xuân Sơn. Ngoài ra còn có các luồng thực vật di cư khác:

nâu - Dipterocarpus retusus, Chò chỉ - Shorea chinensis, Sao Trung Hoa - Hopea chinensis, Táu nước - Vatica glabrata, Táu lá ruối - Vatica odorata subsp. odorata và Táu muối - Vatica diospyroides đều là những loài trong họ Dầu di cư lên phía Bắc xa hơn cả.

Luồng thứ hai, từ phía Tây Bắc đi xuống bao gồm các yếu tố vùng ôn đới theo độ vĩ Vân Nam - Quí Châu và chân dãy núi Himalaya, trong đó có các loài cây ngành Thông (Pinophyta), họ Đỗ quyên (Ericaceae) và các loài cây lá rộng rụng lá thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Thích (Aceraceae).

Luồng thứ ba, từ phía Tây và Tây Nam, là luồng các yếu tố Inđônêxia- Malaixia của vùng khô hạn Ấn Độ - Miến Điện, tiêu biểu là một số loài rụng lá như Sâng - Pometia pinnata, họ Bàng (Combretaceae)...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)