+ Làm cho người dân nhận thức rõ hơn về DA và từ đó tham gia một cách chủ động vào công tác quy hoạch và lập kế hoạch, một số khái niệm và thuật ngữ chuyên môn cần được diễn đạt đơn giản, dễ hiểu với trình độ của người dân. Làm tốt công tác truyền thông, khuyến khích STG của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để họ chủ động đưa ra ý kiến của mình. Xác định rõ vai trò trợ giúp, thúc đẩy của cán bộ DA, không trực tiếp làm thay dân. Khi
đất chăn thả gia súc…để đảm bảo tính an toàn cho rừng trồng DA. Các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch cần phải được làm rõ, đặc biệt quy ước bảo vệ rừng của các thôn cần có sự thống nhất và thực hiện nghiêm túc của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Coi người dân là chủ thể của dự án từ đó nhận thức rõ hơn và tham gia một cách chủ động vào công tác quy hoạch và lập kế hoạch.
+ Quy trình và phương pháp điều tra lập địa cần được tập huấn đầy đủ, tỉ mỉ hơn nữa cho cán bộ hiện trường và cán bộ phổ cập, bởi việc này do chính họ làm cùng với STG của một số người dân địa phương. Cần có chỉ tiêu cụ thể làm cơ sở cho việc ghép nhóm dạng lập địa.
Nếu cần thiết rút ra một bài học về các DA trồng rừng trong những thập niên vừa qua, thì trước hết phải nói đến việc kế thừa, vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của địa phương hay còn gọi là "kiến thức bản địa". Bởi lẽ không gì có thể thay thế được kiến thức bản địa mà con người đã tích luỹ được trong chính cuộc đời họ. Các kiến thức địa phương thường được xây dựng trên những kinh nghiệm được tích luỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng là nguồn tài liệu hướng dẫn tốt để xây dựng DA. Do vậy, chiến lược quan trọng nhất để DA thành công là chấp nhận quyền tối cao quyết định của nhân dân địa phương vì dẫu sao họ cũng sẽ làm cái mà họ muốn, đồng thời giúp họ đề xuất các lựa chọn hợp lý cây trồng trên nguyên tắc: "Đất nào, cây ấy". Cần tiến hành các công việc này theo phương pháp PRA có STG của người dân.
+Tăng cường sự phối kết hợp giữa BQLDA với các cơ quan chức năng khác như Địa chính, Kiểm lâm và UBND xã để đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp bìa đỏ cho các hộ: Với những diện tích không thuộc phạm vi đầu tư của DA cũng cần một kinh phí nhất định để rà soát lại diện tích và tiếp tục giao cho các hộ để họ yên tâm sản xuất và đảm bảo tính bền vững từ rừng trồng DA.
+ Tăng cường hoạt động dịch vụ phổ cập thông qua các cơ quan KNL Nhà nước các cấp. Những hoạt động này của DA nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng, phát huy vai trò cộng đồng, giúp họ tự thành lập các nhóm sở thích, hiệp hội nông dân làm nghề rừng… Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn với đối tượng là cán bộ cấp thôn, các HND, chú trọng các phương pháp truyền thông cơ sở. Sử dụng tối đa ngôn ngữ phổ thông, tranh ảnh trong các tờ rơi, tờ bướm. Đầu tư vốn xây dựng các mô hình trình diễn làm cơ sở cho mọi người tham quan học tập và nhân rộng.
+ Tổ chức sản xuất cây con ở các vườn ươm phân tán quy mô nhỏ là một chủ trương đúng đắn, cần tiếp tục phát huy: Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện. Tăng cường tham quan, tập huấn về quy trình sản xuất, cách phòng chống sâu bệnh vườn ươm HGĐ. Lựa chọn các hộ có trình độ, tạo điều kiện để họ được tiếp cận dần với công nghệ sản xuất cây con chất lượng cao.
+ Xây dựng quy trình và chỉ tiêu kỹ thuật đánh giá chất lượng và diện tích rừng. Trước khi đưa ra công thức phối trí giữa những loài cây trong trồng rừng cần phải nghiên cứu đặc tính sinh thái từng cây và phải nghiên cứu điều kiện lập địa thích hợp tránh hiện tượng trồng các loài cây ưa sáng mọc nhanh với nhau.
+Tiếp cận với xu hướng sản xuất cân đối gỗ lớn, gỗ nhỏ, lâm sản ngoài gỗ, và dịch vụ môi trường: Xây dựng quy trình khoa học công nghệ trồng rừng gỗ lớn, gỗ nhỏ và cả giải pháp trồng rừng vừa khai thác gỗ nhỏ, vừa nuôi dưỡng để khai thác gỗ lớn; quản lý bền vững rừng tự nhiên, thâm canh, làm giàu rừng lâm sản ngoài gỗ bền vững.
+Tăng cường phí quản lý cho dự án cơ sở: Tăng phí quản lý dự án cơ sở từ 8 % hiện nay lên 12% từ tổng vốn đầu tư hàng năm, lấy từ ngân sách nhà
+ Cải thiện chính sách đầu tư: Đơn giá đầu tư hiện tại bình quân 10 triệu đồng/ ha là chưa đủ, chưa kể các hỗ trợ về hạ tầng, khoa học công nghệ, khuyến nông khuyến lâm, quản lý dự án...; Đơn giá trồng rừng sản xuất nên tăng thêm vì hiện nay đất trồng rừng dự án chỉ còn ở những chỗ xa xôi, hẻo lánh khó khăn… Và nên theo thiết kế dự toán cho từng loại rừng, từng điều kiện và trách nhiệm của chủ đầu tư; ưu đãi của nhà nước không nên thông qua lãi suất ưu tiên, dễ gây ra thủ tục phức tạp và quyền xin - cho.
+Có kế hoạch triển khai đào tạo nguồn lực, cán bộ nhân viên của dự án phải được qua các lớp đào tạo dù ngắn hạn. Chuyên trách hóa công việc của dự án trong thời gian dự án có hiệu lực; trang thiết bị tối thiểu phải được đảm bảo để thực thi.
+ Giám sát đánh giá chặt chẽ là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo sự thành công của DA. Do đó, tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động DA cần phải được giám sát đánh giá một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Thiết lập ngay hệ thống giám sát đánh giá từ Ban quản lý trung ương đến các Ban quản lý dự án cấp cơ sở. Có đào tạo cán bộ chuyên trách và cập nhật ở cấp tỉnh, có cán bộ thống kê kiêm nhiệm ở cấp cơ sở.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đề tài đánh giá dự án 661 ở Vườn quốc gia Xuân Sơn dựa trên các tiếp cận có sự tham gia, kế thừa số liệu và đặc biệt là tiếp cận hiện trường rừng và các hộ gia đình nông dân tham gia vùng dự án đã đạt được một số kết quả sau. Về cơ bản dự án đã hoàn thành những mục tiêu đặt ra. Độ che phủ của rừng tăng lên từ 60,2% năm 1998 lên 69,8% năm 2010, nhiều công ăn việc làm được tạo thêm, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tổng diện tích khoán bảo vệ rừng là 119.558,9 lượt/ha; diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và có trồng bổ sung là 16.002 ha, diện tích trồng mới 3 loại rừng là 1.348,7ha. Xác định được tập đoàn loài cây trồng DA tương ứng với các dạng lập địa của địa phương, thực hiện giải ngân nguồn vốn gần 20 tỷ đồng. Đã triển khai nghiên cứu thành công 4 đề tài, 5 lớp tập huấn khuyến lâm.
Đề tài đã phân tích, đánh giá được một số tác động của dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tại ban quản lý dự án 661 Vườn quốc gia Xuân Sơn (1998 - 2010)
Về môi trường: Trong 13 năm thực thi dự án, độ che phủ và diện tích rừng trên địa bàn đã tăng lên đáng kể, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đến nay, rừng đã có những tác động ngày càng rõ rệt đến môi trường như: khí hậu các vùng ven rừng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn; giảm được hiện tượng xói mòn và lở đất; giảm được hiện tượng thiếu nước sinh hoạt và nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô; cường độ xói mòn ở các mô hình rừng trồng thấp hơn ở đất trống.
Về kinh tế - xã hội: Thông qua các hoạt động của dự án đã góp phần tác động không nhỏ đến bộ phận người dân thực hiện, mà phần lớn trong đó
đình theo chiều hướng tốt, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân trong vùng. Đây là cơ sở quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Dự án đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong quá trình thực hiện, dự án đã coi người dân trong cộng đồng chính là đối tượng hưởng lợi thành quả của dự án, đồng thời họ cũng là thành viên tham gia tích cực vào các hoạt động dự án. Từ tham gia các hoạt động này, cộng đồng đã có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất. Họ cũng là người tham gia chủ động, nhiệt tình đóng góp trong việc xây dựng các kế hoạch hoạt động và thực hiện các hoạt động đó. Thông qua quá trình này người dân được tuyên truyên vận động, được khẳng định vai trò của mình trong cộng đồng. Do đó, ý thức của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng lên rõ rệt. Những yếu tố này sẽ góp phần tích cực trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững, ngoài ra dự án triển khai đã giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội.
Qua quá trình đánh giá tình hình thực hiện dự án tại Vườn, đề tài đã rút ra được 6 bài học về chỉ đạo điều hành; công tác quy hoạch; biện pháp kỹ thuật lâm sinh; cơ chế chính sách; tổ chức thực hiện; lồng ghép dự án.
Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp để duy trì và phát triển thành quả của dự án như: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia dự án; hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật cho người dân; lập kế hoạch triển khai hậu dự án; xây dựng kế hoạch giám sát đánh giá thường xuyên…
2. Tồn tại
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại:
- Đề tài chưa thể định lượng một số chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả về lợi nhuận của hoạt động trồng rừng, các chỉ tiêu đánh giá tác động môi trường
không khí, nước, tính đa dạng sinh học, chỉ tiêu về thu nhập các bon và môi trường nhân văn.
- Dự án được thực hiện trên phạm vi rộng, ở nhiều xã của Vườn quốc gia Xuân Sơn, với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Vì vậy, việc chọn 2 xã là địa bàn đánh giá các tác động dự án sẽ không thể phản ánh đầy đủ, khách quan và toàn diện các tác động dự án.
- Tác động của dự án được phản ảnh qua nhiều mặt khác nhau, trong đó có những tác động tích cực, song đồng thời cũng có những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu hạn chế, đề tài mới đi sâu phân tích đánh giá được một số tác động mang tính tích cực, các tác động tiêu cực mới chỉ được đề cập đến mà chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ.
- Với đặc thù của lâm nghiệp là chu kỳ kinh doanh dài nên đề tài mới chỉ đánh giá được những tác động ban đầu mà chưa có điều kiện phân tích sâu những tác động dài hạn, gián tiếp...
3. Khuyến nghị
Tiếp tục đầu tư thời gian và kinh phí theo dõi tiếp các kết quả dự án để đánh giá tác động trên nhiều mặt (cả tác động tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn…) tại nhiều vùng, trong cả chu kỳ kinh doanh, với việc sử dụng nhiều hơn các phương pháp nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Lê Thị Tuyết Anh (2006), Đánh giá tác động của Dự án trồng rừng Việt - Đức KFW1 tại xã Cẩm Đàn – Sơn Động – Bắc Giang, Luận văn tốt nghiệp, Trung tâm Lâm nghiệp xã hội, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
2. Ban quản lý dự án trồng rừng 661 tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện Dự án. Phú Thọ.
3. Ban quản lý dự án 661 Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Báo cáo kết quả thực hiện Dự án 661 từ năm 1998 - 2010. Phú Thọ.
4. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1994), Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
5. Trần Hữu Dào (1995), Đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng Quế của các hộ gia đình tại Văn Yên- Yên Bái, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Tây
6. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận dụng, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Mai và cộng sự (1996), Giáo trình lập và quản lý Dự án đầu tư, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội.
8. Đoàn Thị Mai (1997), Đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cho một số phương án sử dụng đất trong canh tác Nông Lâm nghiệp ở vùng nguyên liệu giấy, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Tây
9. Đoàn Hoài Nam (1996), Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của một số mô hình rừng trồng tại Yên Hương- Hàm Yên – Tuyên Quang, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Tây
10. Vương Văn Quỳnh (1997), “Chỉ số xói mòn của mưa ở Việt Nam” Thông tin Khoa học Lâm nghiệp, (1), tr. 18-22.
11. Vương Văn Quỳnh (1999), Bài giảng quản lý nguồn nước, Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Tây.
12. Nguyễn Thị Oanh (1995), Phát triển cộng đồng, Đại học mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Cao Danh Thịnh (1998), Thử nghiệm ứng dụng một số phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường của một số Dự án lâm nghiệp tại khu vực phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Tây.
14. Phạm Xuân Thịnh (2002), Đánh giá tác động của Dự án KFW1 tại vùng Dự án xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn , tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Tây.
15. Thủ tướng Chính phủ, (1998): Quyết định về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Số 661/QĐ- TTg Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 1998. Hà Nội.
16. Trung tâm Lâm nghiệp xã hội (2000), Bài giảng quản lý lâm nghiệp xã hội, Trường Đại học Lâm nghiệp. Hà Tây.
Tiếng Anh
17. Katherine Warnerm, Augutamolnar, john B. Raintree (1989-1991),
Communitry forestry sifting cutivators Socio economic attributes of tress and tree planting pratice, Food and Agriculture organization of
18. L. Therse Baker (1995), The Practice of sociologi research. New York. 19. Rita Gebert and Nguyen Thi Hang, (1997): Gender Issues in Social
Forestry Development Project, Song Da: Finding and Recommnedations. Song Da social forestry project office, Ha Noi.