Đánh giá tác động của dự án tới môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 79)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1. Đánh giá tác động của dự án tới môi trường sinh thái

Mục tiêu quan trọng nhất của dự án là phát triển rừng phòng hộ, việc cải thiện môi trường là vấn đề được dự án quan tâm hàng đầu. Hiệu quả về môi trường của dự án hay những tác động của dự án đó đối với môi trường bao gồm các mặt như tác động đến môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước...

4.3.1.1. Nâng độ che phủ rừng

được thể hiện thông qua diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất qua các năm (bảng 4.7), trung bình mỗi năm trồng được 138,47 ha và khoán khoanh nuôi bảo vệ được 1.454,7 ha/năm.

Bảng 4.7. Độ che phủ của rừng Đơn vị tính: ha Năm Diện tích tự nhiên Diện tích có rừng Độ che phủ của rừng (%) Rừng đăc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất 1998 39821.96 5288 18,700 60.2 1999 39821.96 5288 18,835 60.6 2000 39821.96 5288 18,935 60.8 2001 39821.96 5288 19,055 61.1 2002 33687 9398 12,995 66.5 2003 33687 9584.4 13,009 67.1 2004 33687 9681.9 13,011 67.4 2005 33687 9750.7 13,147 68.0 2006 33687 9819.5 13,287 68.6 2007 33687 9876.5 13,330 68.9 2008 33687 9876.5 13,428 40 69.2 2009 33687 9876.5 13,525 69.5 2010 33687 9876.5 13,623 69.8

54 56 58 60 62 64 66 68 70 Đ c h e p h ( % ) 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Năm Độ che phủ

Hình 4.5. Diễn biến độ che phủ rừng của Vườn từ 1998 - 2010

Từ số liệu ở bảng 4.7 và hình 4.5 cho thấy từ khi tham gia dự án độ che phủ của rừng hàng năm đều tăng lên, độ che phủ tăng lên từ 60,2% năm 1998 lên 69,8% năm 2010. Từ năm 2001 đến 2002 độ che phủ của rừng tăng mạnh, giai đoạn từ 1998 đến 2001 và 2002 đến 2010 tốc độ tăng lên về độ che phủ hàng năm không có sự chênh lệch nhiều.

Mặc dù, độ che phủ của rừng tăng lên, tuy nhiên có tới 20% số hộ gia đình phỏng vấn cho rằng chất lượng rừng không thay đổi nhất là rừng tự nhiên, họ cho rằng diện tích màu xanh tăng lên nhưng chất lượng rừng cần phải được đầu tư thêm ít nhiều (rừng phòng hộ).

Độ che phủ tăng lên không chỉ nói lên sự tăng lên đáng kể về diện tích rừng sau dự án mà chất lượng một số loại rừng trồng cũng ngày càng đạt hiệu quả rõ rệt, thể hiện ở bảng 4.8

Bảng 4.8. Sinh trưởng của rừng trồng của dự án tại Vườn

TT Loài cây Năm

trồng D1.3 (cm) Hvn (m) Độ tàn che 1 Keo lai + Lát hoa 2000 22,05/10,23 14,5/8,9 0,70 2 Keo TT + Trám 2002 18,27/9,92 7,40/11,40 0,80 3 Keo TT 2002 20,07 13,09 0,80 4 Keo lai + Trám 2004 19,53/7,92 11,16/6,42 0,75 5 Keo lai 2004 16,52 11,65 0,75 6 Keo TT 2004 15,85 13,58 0,80 7 Keo TT 2005 13,00 8,49 0,60

Số liệu bảng 4.8 cho thấy tốc độ sinh trưởng của các loài cây trồng đã tăng lên so với trước đây

Tuy nhiên, so với Keo lai, Keo TT thì Trám và Lát sau DA lại chưa được sinh trưởng và phát triển tốt vì đa số người dân chưa thực sự cuốn hút từ những lợi ích của 2 loài này nên họ vẫn chưa quan tâm đúng mức, mặc dù đây là 2 loài cây bản địa, tuy nhiên về cơ bản chất lượng và cơ cấu cây trồng DA là tương đối phù hợp và do chính người nông dân lựa chọn. Đây là một trong những yếu tố quyết định nâng cao độ che phủ rừng và tái tạo nguồn tài nguyên rừng trên đất đã bị trống trọc. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững, cần tạo lập kết cấu rừng hỗn giao nhiều tầng tán, nhiều loài cây, phát huy hơn nữa thế mạnh của cây bản địa.

4.3.1.2. Cải thiện cao độ phì đất

Ở miền núi nhiệt đới, nơi có độ dốc cao và lượng mưa lớn, thì độ phì đất là nhân tố sinh thái chủ đạo. Độ phì đất quyết định sinh trưởng, phát triển và năng suất thực vật, quyết định khả năng bảo vệ, phục hồi đất, duy trì và cải thiện chất lượng nguồn nước...của lớp thảm thực vật. Độ phì đất quyết định khả năng đáp ứng những nhu cầu cho con người của hệ sinh thái. Độ phì của

đất sẽ không bị suy giảm nếu hoạt động canh tác không làm xói mòn vượt quá tốc độ hình thành đất.

Trong mối quan hệ sinh học đất và cây luôn có sự tác động qua lại với nhau, đất là nền sống của các loài thực vật, đồng thời thực vật ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất vì trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây rừng có tác động mạnh mẽ đến quá trình trao đổi chất, các thành phần lý, hóa học trong đất, giúp cho khả năng tái tạo, quá trình phong hóa diễn ra nhanh hơn, sau đó đất cung cấp lại cho cây những khoáng chất cần thiết như nước, thức ăn và các yếu tố vi lượng cần thiết khác để cây có thể phát triển bình thường.

Để đánh giá tác động của rừng trồng của DA đến độ phì của đất, luận văn nghiên cứu một số chỉ tiêu chủ yếu như: Dung trọng đất, hàm lượng mùn, hàm lượng đạm, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu tại tầng đất mặt có độ sâu từ 0-20cm và 21-50cm tại hai mô hình rừng trồng dự án. Kế thừa kết quả phân tích đất trước dự án của phân viện điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc bộ thời điểm trước DA. Kết quả phân tích các chỉ tiêu độ phì đất được tổng hợp trong biểu 4.9 và minh họa trong hình 4.6.

Bảng 4.9. Diến biến độ phì đất trước (T) và sau (S) dự án

Địa điểm Độ sâu (cm) Dung trọng (g/cm3) Mùn tổng số (%) Đạm tổng số (%) Lân dễ tiêu (mg/100 g) T S % T S % T S % T S % xã Xuân Sơn 0-20 1.15 1.09 -5.22 2.61 3.26 24.90 0.13 0.18 38.46 4.84 5.63 16.32 21-50 1.22 1.17 -4.10 2.55 3.15 23.53 0.09 0.12 33.33 5.05 6.03 19.41 xã Kim Thượng 0-20 1.16 1.11 -4.31 2.67 3.31 23.97 0.18 0.24 33.33 5.53 6.92 25.14 21-50 1.25 1.19 -4.80 2.28 2.82 23.68 0.14 0.18 28.57 4.62 5.31 14.94 BQ 1.20 1.14 -4.61 2.53 3.14 24.02 0.14 0.18 33.42 5.01 5.97 18.95

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 1998 2010 1998 2010 1998 2010 1998 2010 Dung trọng Mùn Đạm Lân Xuân Sơn Kim Thượng

Hình 4.6. Sự thay đổi một số tính chất đất trong tầng đất mặt

Thông qua kết quả phân tích cho thấy, độ phì của đất đã có sự thay đổi đáng kể khi so sánh kết quả tại thời điểm trước và sau DA. Tỷ lệ tăng bình quân một số chỉ tiêu như mùn tống số 24,2 %, đạm 33,42 %, lân 18,95%. Như vậy, ta có thể khẳng định việc trồng rừng DA đã mang lại hiệu quả tích cực trong sự thay đổi độ phì của đất theo chiều hướng có lợi.

4.3.1.3. Cải thiện nguồn nước trong khu vực

Ngoài các tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái rừng còn làm giảm dòng chảy mặt, hạn chế nguy cơ lũ quét, rừng làm tăng dòng chảy ngầm và dữ trữ nguồn nước ngầm. Theo kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình tham gia dự án, có thời gian sinh sống lâu dài ở địa phương cho biết: số lượng và chất lượng nước sinh hoạt của địa phương những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt hiện nay hầu hết các gia đình đều sử dụng nước sạch trên khe núi. Ngoài ra những hộ có điều kiện kinh tế còn xây dựng các bể chứa nước mưa để tiện cho sinh hoạt. Kết quả đánh giá của các hộ dân về nguồn nước của địa phương theo phương pháp cho điểm (tối đa 10 điểm) được tổng hợp trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả đánh giá nguồn nước sử dụng của các hộ.

TT Chỉ tiêu đánh giá Trước dự án

(năm 1998)

Hiện nay (năm 2010) 1 Khả năng phục vụ nước cho sinh hoạt 5 9

2 Khả năng phục vụ nước cho sản xuất 4 8

3 Khả năng dự trữ nước trong các sông, suối, hồ đập...

5 9

4 Khả năng gây lũ lụt, hạn hán 9 5

5 Độ đục của nước 7 3

Kết quả trong bảng 4.10 cho thấy thời điểm trước dự án và hiện nay khả năng cung cấp nước của các sông, suối, hồ đập và giếng đào trong khu vực tăng lên rõ rệt, khả năng gây lũ lụt và độ đục của nước sông suối giảm nhiều. Mức độ thay đổi này do nhiều nguyên nhân khác nhau: Trước tiên là do ý thức của người dân trong việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước, hệ thống mương dẫn nước từ các hồ đập chứa nước thường xuyên được tu bổ; nguyên nhân thứ hai phải kể đến độ che phủ của rừng ở khu vực tăng lên do đó nguồn nước của các con sông, suối, hồ đập cũng được ổn định. Điều này cũng đã phần nào khẳng định tác động của dự án đến khả năng giữ nước vùng đầu nguồn các sông suối chính của địa phương.

Như vậy, việc thực hiện DA triên địa bàn đã tác động mạnh theo chiều hướng tích cực trong việc cải thiện nguồn nước, là tiền đề nâng cao chất lượng cuộc sống, nhận thức của người dân, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài.

Hầu hết người dân được hỏi tại các điểm khảo sát đều cho rằng, các tác động môi trường tích cực cụ thể mà dự án 661 mang lại cho các địa phương thực hiện. Có trên 90% số người được hỏi tại các điểm khảo sát ở Vườn quốc

gia cho rằng sau khoảng 13 năm thực hiện dự án 661 khí hậu tại nơi họ sinh sống đã trở nên mát mẻ và dễ chịu hơn vào mùa hè, hiện tượng xói mòn và lở đất cũng ít xảy ra hơn, và quan trọng hơn là họ đã đủ nước sinh hoạt vào mùa khô và nước cho sản xuất nông nghiệp 2 vụ. Tác động môi trường tích cực của dự án 661 đối với các địa phương thực hiện còn được thể hiện thông qua cảm nhận của cán bộ địa phương và người dân tại nơi triển khai dự án. Theo một số người dân và cán bộ xã Xuân Sơn và xã Kim Thượng cho biết: trước khi triển khai dự án 661 trên địa bàn xã, người dân trong bản thiếu nước ăn phải đi xa mới tìm được nước khe, sản xuất nông nghiệp năng suất rất thấp do thiếu nước nên lúa trổ bông ít hoặc không trổ bông. Vào mùa mưa lũ lớn thường xảy ra và cuốn nhiều sỏi đá ra đất sản xuất nông nghiệp. Sau 13 năm thực hiện dự án 661, đất trống đồi núi trọc trên địa bàn xã đã được phủ xanh, khí hậu vào mùa hè đỡ khắc nghiệt hơn. Nước khe, suối đã đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước ăn cho khoảng 91 đến 95% số hộ trong bản và nhiều hộ ở các bản lân cận.

4.3.1.4. Bảo vệ đất chống xói mòn

Việc nghiên cứu khả năng điều tiết nước, hạn chế lũ lụt và xói mòn theo các hiện trạng sử dụng đất hiện nay đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm đến. Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu, đó là loại cây gì, trồng trên đất dốc như nào, cần độ che phủ bao nhiêu để làm gảm thiểu lũ lụt, giảm nguy cơ xói mòn và các ảnh hưởng của chúng đến đời sống của nhân dân.

Qua các nghiên cứu gần đây, thấy rằng rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ đất và nước, là lá phổi tự nhiên của con người. Việc khai thác rừng bừa bãi đang làm tăng mức độ xói mòn bề mặt và gia tăng lượng lũ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Chặt phá trụi lớp phủ thực vật tự nhiên, thay vào đó là đốt nương làm rãy trên đất dốc, đây là hình thức "tiêu

diệt môi trường hệ sinh thái tự nhiên" một cách nhanh chóng và để phục hồi được phải trải qua một giai đoạn thời gian rất dài vài chục năm, có khi không thể phục hồi và trở thành vùng hoang hóa. Khi con người phá hủy thảm thực vật, hay thay thế chúng bằng các kiểu thảm trồng với cấu trúc đơn giản hơn thì cân bằng giữa tầng dày đất và thảm bị phá vỡ. Tầng đất bắt đầu bị phá hủy dưới tác động trực tiếp của mưa, gió, dòng chảy mặt. Đầu tiên, lớp mùn và tầng đất giàu dinh dưỡng, xốp bở nhanh chóng bị rửa trôi. Sau đó là tầng đất phía dưới với tốc độ chậm hơn. Nơi địa hình dốc, đất thường bị xói mòn đến trơ tầng đá ong hay tầng phong hóa.

Để đánh giá khả năng bảo vệ đất chống xói mòn đất của rừng chúng tôi dùng chỉ tiêu cường độ xói mòn theo công thức của Vương Văn Quỳnh (Trường Đại học Lâm nghiệp, 1994) [13, 14], đây là một công thức có nhiều ưu điểm khi áp dụng ở điều kiện thực tiễn Việt Nam. Do đã đề cập đến hầu hết các nhân tố cấu trúc, địa hình có ảnh hưởng đến xói mòn và khi sử dụng cho khu vực khác thì được điều chỉnh thông qua chỉ số gây xói mòn của mưa. Kết quả thu thập số liệu và tính toán được tổng hợp trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các mô hình trồng rừng đối với xói mòn đất

Mô hình Năm trồng H (m) TC CP (%) TM Α (độ) X d(mm) Keo lai + Lát hoa 2000 11,7 0.70 73 0,60 23 0,65 0,67 Keo TT + Trám 2002 9,4 0,80 70 0,50 20 0,60 0,63 Keo TT 2005 8,49 0,60 64 0,55 20 0,60 0,55 Đất trống 0 0 63 0,30 20 0,42 1,43 Keo TT 2004 13,58 0,80 70 0,50 16 0,60 0,72 Đất trống 0 0 56 0,33 16 0,45 1,09 (TC,TM,X: tính theo phần mười lớn nhất là 1)

Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy, cường độ xói mòn giữa rừng trồng và đất trống có biến động lớn. Cùng một độ dốc, cường độ xói mòn nơi đất trống cao hơn hai lần nơi có rừng. Độ dốc càng tăng cường độ xói mòn càng mạnh, rừng trồng Keo TT ở độ đốc 20o cường độ xói mòn 0,55 mm/năm, ở độ dốc 16o cường độ xói mòn tăng gần gấp rưỡi (0,72mm/năm). Cường độ xói mòn cũng phụ thuộc rất lớn vào loài cây, cơ cấu cây trồng và cấp tuổi của rừng.

Keo lai + Lát hoa

Đất trống S1 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 mm/năm

Hình 4.7. Cường độ xói mòn của mô hình Lát hoa + Keo lai ở độ đốc 20o

Keo TT Đất trống S1 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 mm/năm

Số liệu bảng 4.10 và qua hai hình cho thấy cường độ xói mòn đất ở những nơi đất trống thường rất cao và cao hơn nhiều so với các mô hình trồng rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)