Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.2.2. Kinh tế và đời sống
3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt
Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, lúa nương, khoai sắn, một số sản phẩm từ chăn nuôi.
Lúa nương được canh tác ở các vùng đồi, núi dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, sản lượng rất bấp bênh. Diện tích lúa nương không ổn định hàng năm mà thường được du canh qua nhiều vùng khác nhau xung quanh các điểm dân cư.
Các loại hoa màu thường chỉ có sắn, khoai, ngô, đậu, lạc được trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nước.
Theo kết quả bảng trên, diện tích ruộng nước còn rất ít, bình quân chưa đạt 1 sào/người, chủ yếu là lúa nước 1 vụ. Người dân phải canh tác lúa nương để bổ sung nguồn lương thực. Diện tích nương tuy thấp hơn sự thật nhiều, nhưng nếu cứ luôn chuyển thì chắc chắn diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng nhanh.
Chăn nuôi
Chăn nuôi trong khu vực chưa được chú trọng đầu tư. Thành phần đàn gia súc, gia cầm còn tương đối đơn giản, chủ yếu là trâu , bò, lợn, gà.
Điều kiện tự nhiên trong khu vực cho phép phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá. Có nhiều vùng có thể trở thành đồng cỏ, có nhiều nguồn cung cấp thức ăn, có đủ nguồn nước để phát triển nuôi cá. Tuy nhiên, khi phát triển chăn nuôi cần phải có quy hoạch rõ ràng và rào cẩn thận để không ảnh hưởng tới công tác bảo tồn của vườn quốc gia.
3.2.2.2. Lâm nghiệp
Trong khu vực không có lâm trường, và không phải là vùng rừng sản xuất, bởi vậy sản xuất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là việc thu hái lâm sản tự phát của nhân dân.
Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng là gỗ, các loài động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, hiện tượng săn bắt và khai thác gỗ đã giảm. Các sản phẩm lâm nghiệp người dân thu hái chủ yếu là mật ong, song mây, Sa nhân, lá cọ, các loài cây thuốc... Tuy nhiên, trong quá trình thu hái không có định mức nên các nguồn tài nguyên này cũng đã suy giảm.
Ngoài ra, người dân xã Xuân Sơn còn tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng bằng cây bản địa do ban quản lý vườn quốc gia triển khai. Hiện nay mỗi xã kể cả vùng lõi và vùng đệm đều có 1 cán bộ lâm nghiệp xã hợp đồng với ban quản lý thực thi công tác theo dõi, quản lý bảo vệ rừng.
Trong năm 2001, một số hộ gia đình đã nhận đất rừng giao nhưng đã nhượng lại cho lâm trường trồng rừng Keo lai làm gỗ nhiên liệu. Diện tích rừng này tuy không lớn nhưng cần có giải pháp thu hồi và đền bù cho lâm trường hoặc sau 7 năm lâm trường sẽ khai thác rồi tiếp tục tiến hành trồng rừng cây bản địa.
3.2.2.3. Đời sống sinh hoạt
Theo các chỉ tiêu phân loại hộ gia đình quốc gia, toàn bộ các hộ gia đình trong Vườn quốc gia được xếp vào diện nghèo đói. Thu nhập bình quân các hộ gia đình chưa đạt 700.000 đồng/năm.
Điều kiện sinh hoạt trong các hộ gia đình hết sức đơn giản. Hiện nay chỉ có khoảng 30% hộ có thuỷ điện nhỏ thắp sáng, 5% hộ gia đình có ti vi. Tuy sống gần rừng có nhiều loại gỗ quý nhưng đồ đạc trong nhà người dân như bàn ghế,
lo tìm đủ nguồn lương thực thực phẩm. Hầu hết các hộ gia đình thiếu lương thực từ 1 tháng trở lên, nhiều hộ thiếu tới 4 - 5 tháng và thường xuyên bị “đứt bữa”.