Mục tiêu và các hoạt động của Ban dự án 661 Vườn Xuân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 48)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu cơ bản của dự án

4.1.3. Mục tiêu và các hoạt động của Ban dự án 661 Vườn Xuân Sơn

Về cơ bản mục tiêu của dự án 661 trên địa bàn nghiên cứu cũng chính là mục tiêu chung của dự án 661 tỉnh Phú Thọ và của Chính Phủ đã được Quốc hội phê duyệt.

- Trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có, để tăng độ che phủ của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.

- Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới.

Trong Quyết định 661/QĐ-TTg các mục tiêu này đã được thể hiện thành nội dung hoạt động, nguyên tắc chỉ đạo, phương pháp kế hoạch tiến hành theo phân kỳ với các chính sách và giải pháp cụ thể và nhiều văn bản của các cấp, của địa phương về từng lĩnh vực [15].

Các hoạt động chủ yếu của dự án bao gồm: trồng và chăm sóc rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Hình thức đầu tư và nguồn vốn của dự án tương đối đa dạng, bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn tín dụng, vốn từ các thành phần kinh tế …..

4.1.4. Những khó khăn thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện dự án

4.1.4.1. Thuận lợi

- Quá trình tổ chức điều hành dự án gặp nhiều thuận lợi, từ các cấp tỉnh, ban quản lý cấp huyện và cấp xã.

- Các cấp các ngành ủng hộ đặc biệt là cấp chính quyền địa phương. - Người dân tham gia nhiệt tình ủng hộ dự án, nhất là việc tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.

- Công việc thanh quyết toán vốn thuận lợi không gặp trở ngại khó khăn.

4.1.4.2. Khó khăn

- Cán bộ ban quản lý dự án chủ yếu là kiêm nhiệm, biên chế cán bộ cho dự án không có.

- Trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng: vườn quốc gia Xuân Sơn đóng trên địa bàn các xã nghèo đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn (là

một trong 62 huyện nghèo của cả nước). Địa bàn quản lý rộng, giá trị tài nguyên giàu và phong phú, nhận thức của người dân còn hạn chế.

+ Số dân sống trong vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Sơn nhiều, đời sống kinh tế thấp do vậy rất khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

+ Phong tục chăn thả trâu bò tự do vẫn thường xuyên, dẫn đến phá hoại rừng trồng và rừng non, ảnh hưởng đến chất lượng rừng.

+ Trong xây dựng cơ bản: Địa hình phức tạp nhiều dẫn đến khó khăn trong việc thi công ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.

+ Địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm, trong khi đó áp dụng suất đầu tư theo mức chung của toàn tỉnh

Mục tiêu của của việc chuyển đổi phân loại 3 loại rừng là nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng một số loại rừng, cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và tiêu chí phân loại của ngành lâm nghiệp. Song sau khi rà soát còn một số tồn tại như sau:

- Sau khi có kết quả chưa tiến hành bàn giao, cắm mốc ranh giới nên các địa phương, người dân chưa nắm được đối tượng cụ thể, khó khăn cho việc tiến hành các hoạt động lâm nghiệp..

- Chưa chuyển đổi mục đích từ đối tượng rừng phòng hộ sang rừng sản xuất. - Chưa xác định, cắm mốc ranh giới giữa rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)