NGUYÊN LÝ ĐẦU

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 115 - 118)

Spencer nói ngay từ đầu: "Quá thường khi chúng ta quên rằng không những có một linh hồn của cái thiện

trong những sự việc xấu xa, mà nói chung còn có một linh hồn của chân lý trong những điều lầm lạc". Bởi

thế, ông đề nghị xét những ý tưởng tôn giáo, với mục đích tìm ra trọng tâm của chân lý, trọng tâm mà, dưới

hình thức biến thiên của nhiều tín ngưỡng, đã đem lại cho tôn giáo cái quyền năng bền bỉ đối với linh hồn

con người.

Điều ông tìm thấy ngay là: mọi lý thuyết về nguồn gốc vũ trụ đều đưa chúng ta đến những cái không thể

quan niệm được. Nhà vô thần cố nghĩ đến một thế giới tự hữu, không nguyên nhân, không có bắt đầu,

nhưng ta không thể quan niệm được một cái gì không có khởi thuỷ hoặc không có nguyên nhân. Nhà thần

học chỉ đẩy lui sự khó khăn có một bước; và khi nhà thần học nói "Thượng đế tạo ra vũ trụ" thì câu hỏi

không thể trả lời đã đứa trẻ sẽ đến kế đó: "Ai tạo ra Thượng đế ? ". Mọi ý tưởng tối hậu của tôn giáo đều

không thể quan niệm được trên phương diện luận lý.

Mọi ý tưởng tối hậu của khoa học cũng vượt ngoài quan niệm thuần lý. Vật chất là gì ? Chúng ta quy nó về

nguyên tử, nhưng rồi ta tự thấy bắt buộc phải chia nguyên tử ra như chúng ta đã chia tế bào; chúng ta bị

vướng vào thế lưỡng nan là: vật chất có thể phân tán đến vô hạn cho sự phân chẻ vật chất, nhưng điều này lại cũng không thể quan niệm. Tính cách khả phân của không gian và thời gian cũng thế; cả hai xét cho cùng, đều là những ý niệm phi lý. Chuyển động bị bao phủ bởi ba màn tối, vì nó gồm vật thể thay đổi theo

thời gian vị trí của nó trong không gian. Khi chúng ta phân tích vật chất một cách rốt ráo, cuối cùng chúng ta

không tìm thấy gì ngoài ra năng lực - một thứ năng lực in dấu vết lên các giác quan ta, hay một thứ năng

lực đối kháng lại những quan năng hoạt động của chúng ta ; và ai sẽ giải thích cho ta năng lực là gì ? Từ

vật lý chuyển sang tâm lý, ta sẽ gặp tâm não và ý thức: ở đây những bí ẩn lại còn to lớn hơn trước. Vậy thì,

"những ý niệm khoa học tối hậu đều là những hình ảnh của thực tại không thể lĩnh hội được ... Trong mọi

chiều hướng, những sưu tầm của nhà khoa học đưa ông đến đối diện với một bí ẩn không thể giải. Ông ta

nhận ngay ra sự vĩ đại và sự nhỏ bé của tri thức con người - khả năng của nó đối với mọi sự vật trong tầm

kinh nghiệm, sự bất lực của nó đối với những gì siêu việt kinh nghiệm. Hơn ai hết, nhà khoa học thật sự biết

rằng ta không thể biết được cái gì hết trong bản chất tối hậu của nó (Nguyên lý đầu tiên , NY, 1910, tr. 56). Nền triết học thành thực độc nhất, để dùng từ ngữ của Huxley chính là thuyết bất-khả-tri.

Nguyên nhân chung cho mọi màn tối này là tính cách tương đối của mọi hiểu biết. "Vì suy tưởng là đặt

tương quan, nên không ý tưởng nào có thể diễn tả được gì ngoài ra những mối tương quan... Tri thức đã bị đóng khung bởi và cho cuộc đối thoại với hiện tượng nên nó chỉ làm ta rơi vào những cái vô nghĩa nếu ta cố

sử dụng nó để tìm hiểu bất cứ gì ngoài hiện tượng giới" (tr. 107 - 108. Điểm này vô tình tương đồng với Kant và báo trước học thuyết Bergson). Tuy nhiên cái tương đối và hiện tượng, ngay ở cái tên gọi và bản

chất của chúng, đã bao hàm một cái gì vượt ngoài chúng, một cái gì tối hậu và tuyệt đối. "Khi quan sát tư tưởng chúng ta, ta thấy thật không có thể nào xua đuổi cái ý thức về một Thực hữu nằm sau Giả tướng và từ chỗ bất khả ấy kết quả là ta có một niềm tin kiên cố vào cái Thực hữu kia" (tr. 83). Song cái thực hữu ấy

là gì chúng ta không thể biết.

Từ quan điểm này, sự hoà giải khoa học và tôn giáo không còn quá khó. "Chân lý thường nằm trong sự

phối trí những quan niệm đối nghịch" (Tự thuật, tr. 16). Khoa học hãy nhận rằng những "định luật" của nó

chỉ áp dụng cho hiện tượng giới và cái tương đối; tôn giáo hãy nhận rằng thần học của nó là một huyền

thoại hợp lý hoá dành cho một đức tin bất khả tư nghị. Nhưng xin tôn giáo thôi đừng phác hoạ Tuyệt đối

như một con người phóng đại; tệ hơn nữa, như một con quỷ, tàn ác, khát máu bội phản, buồn khổ vì "tính

yêu chuộng sự nịnh hót, một tính xấu vốn bị khinh bỉ nếu nó hiện diện nơi một con người" (Nguyên lý đầu

tiên, 103). Xin khoa học thôi phủ nhận thần tính, hay xem duy vật luận là chân lý chắc chắn đương nhiên.

Tâm và vật đều là những hiện tượng tương đối y như nhau, đều là hai hậu quả của một nguyên nhân tối

hậu mà bản chất của nó ta đành phải không biết được. Sự công nhận Quyền năng Khôn dò này là trọng

tâm chân lý trong mọi tôn giáo và là khởi thuỷ của mọi nền triết học.

2. Tiến hoá

Sau khi chỉ rõ cái bất khả tri, triết học đầu hàng cái bất khả tri ấy và xoay về những gì có thể biết được. Siêu

hình học là một ảo ảnh: nói như Michelet, đấy là "nghệ thuật đánh thuốc mê một cách có phương pháp".

Lãnh vực và nhiệm vụ đúng mức thích hợp cho triết học nằn trong việc tóm lược và hợp nhất những kết

quả của khoa học, "kiến thức loại thấp nhất là kiến thức không được thống nhất, khoa học là kiến thức được thống nhất một phần; triết học là kiến thức hoàn toàn được thống nhất". Một việc thống nhất toàn bộ như thế, đòi hỏi nguyên tắc phổ quát và rộng rãi có thể bao gồm hết mọi kinh nghiệm, và mô tả những nét

tính yếu của mọi kiến thức. Có chăng một nguyên tắc thuộc loại ấy ?

Có lẽ chúng ta có thể tiến đến gần một nguyên tắc như thế bằng cách nỗ lực hợp nhất những quy nạp cao

nhất của lý học. Đó là: tính cách bất khả hoại của vật chất, sự bảo tồn năng lượng, sự liên tục chuyển động,

nhiên), tính khả biến và tương đương giữa những năng lực (ngay cả giữa những năng lực tâm lý và vật lý),

và nhịp của chuyển động. Sự quy nạp cuối cùng này -không phải thường được công nhận- chỉ cần được

nêu rõ. Toàn thể thiên nhiên đều có tiết nhịp, từ nhịp chập chờn của hơi nóng đến nhịp rung của dây vĩ

cầm, từ những gợn sóng của ánh sáng, hơi nóng và âm thanh đến thuỷ triều của biển, từ những cơn dao động của nhục dục đến những dao động định kỳ của những hành tinh, sao chổi và tinh tú; từ sự tuần hoàn của ngày đêm đến sự nối tiếp của bốn mùa, và có lẽ đến những nhịp điệu của sự thay đổi khí hậu; từ

những rung động của tế bào đến cuộc thăng trầm của các quốc gia và sinh diệt của những vì sao.

Tất cà những "định luật về cái khả tri" này đều có thể quy về (qua một phân tích không cần theo dõi ở đây) định luật tối hậu là sự kiên cố bền bỉ của năng lực. Nhưng trong nguyên tắc này có một cái gì tĩnh và trơ lỳ;

nó không ám chỉ được bí mật của sự sống. Cái gì là nguyên lý động về thực tại ? Đâu là công thức về sự

tăng trưởng và hoại diệt của mọi sự vật ? Đấy phải là một công thức của sự tiến hoá và tan rã, bởi vì "một

lịch sử toàn vẹn của bất cứ sự vật gì đều phải bao gồm sự xuất hiện của nó từ chỗ vô hình cũng như sự tan

biến của nó vào chỗ vô hình" (tr.253).

Thế là Spencer cho chúng ta công thức tiến hoá thời danh của ông, một công thức đã khiến cho giới trí thức

Âu châu phải kinh ngạc đến ngộp thở, và đã phải cần đến bốn mươi năm và mười pho sách để giải thích.

"Tiến hoá là một phối hợp của vật chất và một sự phân tán đồng lúc của chuyển động; trong quá trình ấy vật

chất di chuyển từ một khối đồng tính bất định, rời rạc đến một khối dị tính nhất định, chặt chẽ, và trong quá

trình ấy chuyển động trải qua một cuộc biến đổi song hành (tr.367). Điều này có nghĩa gì ?

Sự phát xuất của những hành tinh từ tinh vân; sự thành hình của đại dương và núi trên mặt đất, sự phát

triển của trái tim trong bào thai, và sự dính liền của xương cốt sau khi sinh; sự phối hợp cảm giác và ký ức

thành tri thức và tư tưởng, sự phối hợp của tri thức thành khoa học và triết học; sự phát triển từ gia đình

thành bộ tộc, đô thị quốc gia, liên minh và "liên bang thế giới"; đây là sự phối hợp của vật chất, "sự nhóm tụ

những phần tử rời rạc thành ra khối nhóm và toàn bộ. Một sự phối hợp như thế dĩ nhiên bao gồm sự giảm

thiểu" chuyển động trong những phần tử, như quyền lực gia tăng của quốc gia sẽ làm giảm bớt tự do của cá nhân, nhưng đồng thời nó cũng đem lại cho những phần tử một sự hỗ tương phụ thuộc, một màn lưới

bảo vệ của tương giao, điều này làm nên sự "chặt chẽ" và nâng đỡ sự sống còn của đoàn thể. Quá trình

này còn đem lại một tính cách nhất định về hình thể và nhiệm vụ : khối tinh vân thì không có hình thù, u ám;

song từ đó sinh ra hình thể đều đặn bầu dục của những hành tinh, những đường nét rõ rệt của những rặng

núi, hình thể và tính chất đặc thù của những cơ thể và cơ quan, sự phân công và chuyên môn hoá của

nhiệm vụ trong các cơ cấu sinh lý học và chính trị v.v. Và những phần tử của toàn bộ tổng hợp này trở

thành không những chỉ có tính cách xác định hơn mà lại còn đổi khác về bản chất và vận hành. Khối tinh

vân sơ khai thì đồng tính, nghĩa là nó gồm những phần tử giống hệt nhau; nhưng nó liền được phân biệt

thành chất hơi, chất lỏng và chất đặc; mặt đất trở thành nơi thì xanh um cỏ dại, chỗ lại trắng phau đỉnh núi

hay lục biếc đại dương; sự sống tiến hoá từ một nguyên sinh chất tương đối đồng tính đến những cơ quan

khác nhau của sự dinh dưỡng, sinh sản, vận động, tri giác; từ một ngôn ngữ đơn thuần, sinh ra những thổ

ngữ thiên hình vạn trạng lan đầy các vùng đất; từ một khoa học duy nhất sinh sản trăm khoa, nền văn chương bình dân của một quốc gia triển khai thành muôn ngàn hình thái văn nghệ; trăm hoa đua sắc, cá

tính nổi bật độc đáo, và mỗi nòi giống, mỗi dân tộc phát triển thiên tài kỳ đặc của mình. Sự phối hợp và dị

tính, sự nhóm tụ những phần tử vào những toàn bộ mãi mãi rộng lớn hơn, sự phân biệt những phần tử

thành những hình thái mãi mãi đổi khác thêm: đấy là những trọng tâm của quỹ đạo tiến hoá. Bất cứ cái gì đi

từ sự khuếch tán đến sự phối hợp, từ một đơn thể đồng tính đến một phức thể sai biệt (Mỹ châu, 1600 -

1900), đều ở trong dòng triều lên của tiến hoá; bất cứ gì đang từ phối hợp trở về phân tán, từ phức thể trở

về đơn thể (Âu châu từ năm 200 - 600), đều rơi vào trong dòng nước ròng của tán hoại.

Chưa thoả mãn với công thức tổng hợp này, Spencer nỗ lực chứng minh làm thế nào nó là kết quả tất yếu

của sự vận hành tự nhiên những năng lực cơ giới. Trước hết, có một tính chất có thể gọi là "Tính bất ổn định của thể đồng tính": nghĩa là, những phần tử giống nhau không thể giống nhau lâu dài bởi vì chúng phải

chịu không đồng đều những sức mạnh ngoại giới; chẳng hạn những phần ở bên ngoài bị tấn công trước

hết, như những thành phố miền duyên hải vào thời chiến; những công việc khác nhau uốn nắn những con người giống nhau thành vô số hiện thân của hàng trăm nghề nghiệp và tài khéo - lại nữa, có một sự "Tăng

bội những hậu quả": một nguyên nhân có thể phát sinh ra rất nhiều hậu quả khác nhau, và trợ lực làm cho thế giới thành ngàn sai muôn khác, một lời nói nhầm, như lời của Marie Antoinette, hay một bức điện tín bị

sửa đổi ở Ems, hay một cơn gió ở Salamis, có thể đóng một vai trò bất tận trong lịch sử. Rồi còn có định

luật về "Sự tách riêng" (segregation): những phần tử của một toàn khối tương đối đồng tính, bị tách rời nhau để đi vào những lãnh vực khác nhau, sẽ do hoàn cảnh sai khác mà biến thành những sản phẩm bất đồng, -như người Anh trở thành người Mỹ, hay Gia nã đại hoặc Úc, tuỳ theo đặc tính của nơi chốn-. Trong vô số cách thức ấy, những năng lực của thiên nhiên tạo nên muôn hồng nghìn tía của thế giới trong đà tiến

hoá này.

Nhưng cuối cùng và không thể tránh được, phải đến sự "làm thăng bằng". Mọi chuyển động vì là chuyển động dưới kháng lực, nên sớm muộn cũng phải đến chỗ dừng; mọi dao động theo tiết nhịp (nếu không được thêm sức từ bên ngoài) đều phải chịu ít nhiều mất mát về tốc độ và biên độ chấn động. Những hành

tinh đang hoặc sẽ quay qua một quỹ đạo nhỏ hơn trước, mặt trời sẽ ít nóng hơn và ít sáng hơn theo nhịp

thế kỷ đi qua; sự cọ sát của thuỷ triều sẽ làm chậm vòng quay của quả đất. Trái địa cầu này, đang rung động và thì thào với hàng triệu chuyển động nẩy nở xum xuê thành hàng triệu hình thái sinh hoá xô bồ, một

ngày kia sẽ xê dịch chậm hơn trong quỹ đạo và trong những phần tử của nó; máu sẽ chảy lạnh hơn, chậm

hơn trong những tĩnh mạch già cỗi của chúng ta, chúng ta sẽ không còn vội vàng nữa; như những dân tộc đang chết, chúng ta sẽ nghĩ đến thiên đường bằng hình ảnh của sự an nghỉ chứ không phải hình ảnh của

sự sống; chúng ta sẽ mơ về Niết bàn. Dần dần, rồi rất nhanh, sự thăng bằng sẽ trở thành sự tán hoại, kết

thúc bất hạnh của tiến hoá. Những xã hội sẽ phân hoá, dân chúng sẽ di cư, đô thị sẽ phai tàn thành nội địa

đen tối của đời sống nhà quê; sẽ không còn chính thể nào mạnh đủ để kết hợp những phần tử lỏng lẻo vào với nhau; ngay cả việc nhớ đến trật tự xã hội người ta cũng sẽ không còn nhớ. Và trong cá nhân cũng vậy,

sự hợp nhất sẽ nhường chỗ cho sự tan rã; và sự phối hợp -tức là sự sống- sẽ bước qua giai đoạn vô trật tự

phân tán tức là cái chết. Trái đất sẽ là một sân khấu hỗn độn của sự tan rã, một tấn tuồng thê lương của

nghị lực trên đường thoái hoá không thể xoay chiều; và chính nó, trái đất, cũng sẽ tan thành cát bụi và tinh

vân từ đấy nó đã đến. Chu kỳ sẽ bắt đầu trở lại, và trở lại liên miên bất tận; nhưng luôn luôn đây sẽ là kết

thúc. Thông điệp nhắc nhở cái chết được viết trên mặt đời sống; và mỗi sự sơ sanh là một tiền đề cho tán

hoại và chết chóc.

Nguyên lý đầu tiên là một vở kịch vĩ đại được kể với vẻ bình thản cổ điển, câu chuyện về sự thăng và trầm,

tiến hoá và hoại diệt của những hành tinh của cuộc đời, của con người, Nhưng đấy là một vở kịch bi thiết,

hậu ngôn thích hợp nhất cho nó là lời của Hamlet: "Còn lại chỉ là im lặng". Có gì đáng ngạc nhiên không khi những người đàn ông đàn bà sống bằng tin tưởng và hy vọng, đã phản đối kịch liệt lối tóm lược này về

cuộc đời ? Chúng ta biết rằng ta phải chết; nhưng vì đấy là một vấn đề sẽ tự giải quyết lấy nó, nên chúng ta

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 115 - 118)