Chương 7: SCHOPENHAUER ( 1788 – 186 0)

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 90 - 94)

IX. VOLTAIRE VÀ ROUSSEAU

Chương 7: SCHOPENHAUER ( 1788 – 186 0)

I. THỜI ĐẠI

Tại sao nửa đầu thế kỷ 19 đã nổi lên làm tiếng nói của thời đại một nhóm thi sĩ bi quan: Byron ở Anh, de

Musset ở Pháp, Heine ở Đức, Leopardi ở Ý, Pushkin và Lermontof ở Nga; một nhóm nhạc sĩ bi quan :

Schubert, Schumann, Chopin và cả Beethoven sau này ( một nhà bi quan cố tự thuyết phục rằng mình lạc

quan); và trên tất cả, một triết gia vô cùng bi quan - Arthur Schopenhauer ?

Tuyển tập vĩ đại về nỗi thống khổ, tác phẩm "Thế giới: ý dục và biểu tượng", xuất hiện vào năm 1818. Đó là

thời đại của quân đồng minh "thần thánh". Trận Waterloo đã chung cuộc, cách mạng đã chết và "Con người

của Cách mạng" đang tàn suy dần trên một mỏm đá ở biển xa. Sự tôn sùng ý chí của Schopenhauer có

phần nào ảnh hưởng sự xuất hiện vĩ đại của ý chí được biến thành xác thịt nơi người dân đảo Corse nhỏ

con ấy, và sự thất vọng của ông về cuộc đời một phần do khoảng cách bi thảm giữa đảo St. Hélène và ý chí

cuối cùng bị đánh bại, và thần chết đen tối là kẻ vinh quang độc nhất trong mọi cuộc chiến tranh. Dòng họ

Bourbons được khôi phục, những bá tước phong kiến trở về đòi lại đất đai họ, và chủ nghĩa duy tâm hoà

bình của Alexandre đã vô tình sản sinh ra một liên minh cho sự bóp chẹt tiến bộ ở khắp nơi. Thời đại huy

hoàng đã qua. "Tôi cám ơn Thượng đế - Goethe bảo, vì tôi không còn trẻ trong một thế giới đã đến chỗ

hoàn toàn bị tiêu vong".

phế; khắp nơi trên lục địa cuộc đời phải bắt đầu lại từ căn để, hòng khôi phục một cách nhọc nhằn chậm

chạp mối thặng dư kinh tế mà chiến tranh đã nuốt chửng. Schopenhauer khi du lịch qua Pháp và Áo năm 1804 đã kinh ngạc trước sự hỗn độn và dơ bẩn của những khu làng, cái nghèo nàn khốn nạn của các điền

chủ, nỗi bất an khốn cùng của những thành phố. Cuộc hành binh của Nã phá luân và quân chống Nã phá

luân đã để lại những vết sẹo to lớn trên mặt mày mọi xứ sở. Mạc tư khoa đã ra tro. Ở Anh, xứ chiến thắng,

những tá điền bị tan gia bại sản vì giá lúa sụt; những công nhân kỹ nghệ đang nếm trải tất cả kinh hoàng của chế độ cơ xưởng đang lên không được kiểm soát. Sự giải ngũ quân đội gia tăng số người thất nghiệp. Carlyle đã viết: "Tôi nghe thân phụ tôi kể rằng vào những năm lúa kiều mạch lên giá đến 10 Anh kim một "Stone" (6 368 grams), ông đã thấy những tá điền rút lui riêng rẽ về một con suối, uống nước suối thay bữa và nơm nớp che dấu nỗi cơ cực của mình để tá điền khác khỏi thấy (*) [(*) Froude: Life and Letters of Thomas Carlyle I, p. 52]. Chưa bao giờ cuộc đời có vẻ vô nghĩa đến thế, đê hèn đến thế ".

Vâng, cách mạng đã chết, và cùng với cách mạng sự sống dường như đã lìa khỏi linh hồn Âu châu. Thiên

đường mới mẻ kia, được gọi là Xã hội lý tưởng, mà ánh sáng mê hoặc đã thay thế ánh hoàng hôn của

những thần linh, đã lùi vào một tương lai mờ mịt chỉ có những cặp mắt trẻ trung mới nhìn thấy. Những người già đã theo dõi cám dỗ ấy khá lâu rồi, bây giờ họ quay đi tránh nó như tránh một sự nhạo báng đối

với niềm hy vọng của con người. Chỉ có những người trẻ mới có thể sống trong tương lai, và chỉ có người

già mới có thể sống trong quá khứ; phần đông con người bị bắt buộc phải sống trong hiện tại, mà hiện tại

bấy giờ là một cảnh tàn phế điêu linh. Biết bao nghìn vạn anh hùng và những người tin tưởng đã chiến đấu

cho cách mạng ! Những trái tim thanh niên khắp nơi ở Âu châu đã hăm hở xiết bao khi hướng về nền cộng

hoà trẻ trung, và đã sống bằng ánh sáng và niềm hy vọng về nó, cho đến khi Beethoven xé nát lời đề tặng

bản hoà tấu bi hùng của mình cho con người không còn là người con của cách mạng mà đã trở thành con rể của phản động. Biết bao người ngay lúc đó vẫn còn chiến đấu cho niềm kỳ vọng lớn lao và đã tin tưởng cho đến phút cuối cùng ? Và đây là phút cuối ấy: Waterloo, St. Hélène và Vienne, và trên ngai vàng của nước Pháp kiệt quệ ngự trị một người thuộc giòng họ Bourbon đã không học được gì và cũng không quên

gì *) [(*) Sau khi Napoléon thất bại với trận Waterloo, dòng Bourbons trở lại với Louis 18 lên ngôi]. Đây là

kết cục vinh quang của một thời đại có một hy vọng và nỗ lực lớn lao như chưa từng thấy trong lịch sử loài

người . Thật là một bi kịch khôi hài biết bao cho những người mà tiếng cười đã đẫm lệ chua chát.

Trong những ngày vỡ mộng, đau khổ ấy, nhiều người trong giới nghèo khổ còn có niềm an ủi của hy vọng

tôn giáo; nhưng một số lớn của giai cấp thượng lưu đã mất hết niềm tin, nhìn thế giới bị tàn phá mà không có một viễn tượng nào để giải khuây, viễn ảnh một cõi đời rộng lớn hơn, trong cõi tuyệt mỹ và chí công ấy,

những đau khổ xấu xa này sẽ tan biến. Và quả thật khó mà tin rằng một hành tinh buồn thảm như người ta

thấy vào năm 1818 lại do một vì Thượng đế trí huệ và bác ái nắm giữ. Mephistopheles đã thắng và mọi Faust đều thất vọng. Voltaire đã gieo ngọn cuồng phong và Schopenhauer phải gặt lấy kết quả.

Thật hiếm khi vấn đề sự ác lại được ném vào mặt triết học và tôn giáo một cách gắt gay và quyết liệt đến

thế. Mọi nấm mồ binh sĩ từ Boulogne đến Moscow và kim tự tháp đều nêu một câu hỏi câm lặng lên những

vì sao lạnh lùng. Hỡi Thượng đế, còn bao lâu nữa và tại sao ? Có phải tại hoạ gần như cùng khắp này là sự

báo thù của một Thượng đế công chính đối với thời đại Lý Trí và Bất Tín ? Có phải đấy là một lời giục gọi tri

thức ăn năn phải khuất phục những đức hạnh cũ - đức tin, hy vọng, bác ái ? Đấy là ý kiến của Schlegel,

Novalis, Chateaubriand, De Musset, Southey, Wordsworth và Gogol; họ quay về niềm tin cũ như những đứa

con hoang phá sung sướng được trở về gia đình. Nhưng nhiều người khác có giải đáp phũ phàng hơn: theo

họ, tình trạng hỗn mang của Âu châu chỉ là phản ảnh cái hỗn mang của vũ trụ; rốt cuộc chẳng có một trật tự

thiêng liêng nào cả, cũng không có niềm hy vọng thiên đường nào: Thượng đế nếu có chỉ là một Thượng

đế mù loà, sự ác đang trùm lấp mặt mày trái đất. Đấy là quan điểm của Byron, Heine, Urmontof, Leopardi

và triết gia của chúng ta, Schopenhauer.

II. CON NGƯỜI

Arthur Schopenhauer sinh ở Dantzig ngày 22 tháng 2 năm 1788. Thân phụ ông là một thương gia được

tiếng có tài, nóng tính, tự chủ và yêu chuộng tự do. Ông dời nhà từ Dantzig tới Hamburg khi A.

Schopenhauer mới lên năm, vì Dantzig mất tự do trong khi bị Poland sáp nhập vào năm 1793. Cậu bé

Schopenhauer lớn lên trong không khí doanh nghiệp và tài chính; và mặc dù chẳng bao lâu cậu đã bỏ nghề

thương mãi mà cha cậu đẩy cậu vào, nó vẫn còn dấu vết trên nhân cách cậu ở lối cư xử cộc lốc, lối xoay

chiều tư tưởng về thực tế, lối hiểu biết về thế gian và con người ... làm cho Schopenhauer trở nên đối

nghịch với mẫu triết gia hàn lâm, tháp ngà mà ông khinh miệt. Thân phụ ông mất, có lẽ tự sát, vào năm

1805; bà nội chết trong cơn điên. "Tính tình hay ý chí được thừa hưởng từ người cha, trí huệ từ người mẹ".

Schopenhauer bảo. Mẹ ông là người có trí huệ -bà là một trong những tiểu thuyết gia phổ thông nhất đương

thời, nhưng cũng rất nóng tính. Bà không được hạnh phúc với người chồng phàm tục, không biết gì về văn chương, nên khi ông chết, bà bắt đầu sống đời tự do luyến ái, và dọn nhà đến Weimar, nơi có không khí

thích hợp nhất cho lối sống kia. Arthur chống đối điều này hệt như Hamlet chống đối sự tái giá của mẹ

mình; và những cuộc gây gổ với mẹ ông đã đem lại cho ông phần lớn những chân lý nửa vời về phụ nữ mà

ông dùng để biện minh cho triết lý của ông. Một bức thư của bà mẹ cho ta thấy tình trạng giữa hai mẹ con:

"Mày thật khó chịu và rầy rà, thật khó sống với mày. Tất cả những đức tính của mày đều bị tánh tự phụ che

lấp, chúng thành ra vô dụng chỉ vì mày không thể kiềm hãm được khuynh hướng "vạch lá tìm sâu" của mày

*) [(*) Wallace "Cuộcđời Schopenhauer, trường. 59].

Bởi thế họ thu xếp để sống xa nhau, Schopenhauer đến chơi nhà mẹ vào những buổi tiếp tân tại nhà bà và

làm một người khách như những người khác, khi ấy họ có thể lịch sự với nhau như những người xa lạ, thay

vì thù ghét nhau trong vai thân thuộc bà con. Goethe thích bà Schopenhauer vì bà ta để ông tự do mang

theo Christianne, song ông ta đã đổ dầu thêm vào lửa khi bảo rằng danh tiếng của con bà sẽ nổi như cồn. Bà Schopenhauer chưa hề nghe một gia đình có đến hai thiên tài. Cuối cùng, trong một trận gây gỗ quyết

liệt, bà mẹ xô con trai đối nghịch xuống cầu thang, và triết gia của chúng ta liền báo cho bà hay rằng hậu

thế có biết tới bà cũng chỉ nhờ qua tay ông mà thôi. Ngay sau đó Schopenhauer rời Weimar; và mặc dù mẹ

ông còn sống 24 năm nữa, ông không hề gặp lại. Byron, cùng sinh vào năm 1788, dường như cũng có cùng

một tình trạng mẹ con tương tự. Những người này hầu như vì hoàn cảnh ấy nên phải chuốc lấy tâm trạng bi

quan, một người không từng nếm trải tình yêu của mẹ, và tệ hơn, đã từng nếm trải sự thù hằn của mẹ, thì

thật không có lý do nào để yêu mến cuộc đời.

Trong lúc đó Schopenhauer đã qua bực trung học và đại học, và đã học nhiều hơn chương trình. Ông lao

mình vào ái tình và cuộc đời kết quả là nó ảnh hưởng đến tính tình và triết lý của ông. Ông đâm ra u trầm,

cay cú, hoài nghi; ông bị ám ảnh bởi sợ hãi và những khuynh hướng quỷ mỵ . Ông khoá kỹ những ống điếu

và không bao giờ tin cậy người thợ cạo; ông ngủ với những khẩu súng lục nạp đạn để sẵn bên giường - có

lẽ dành cho kẻ trộm. Ông không thể chịu đựng tiếng ồn: "Từ lâu tôi đã quan niệm rằng số lượng tiếng động

mà một người có thể an nhiên chịu đựng tỷ lệ nghịch với khả năng tinh thần của họ, và do đó có thể được xem như một thước đo khá đúng về khả năng ấy... Tiếng động là một cực hình đối với mọi người trí thức...

Sự phô trương sinh lực dồi dào bằng hình thức gõ, nện, quăng ném đồ vật một cách ồn ào đã là một cực

hình thường nhật suốt đời tôi"*) (* Thế giới..., 199, Tiểu luận "Về tiếng ồn"). Ông có cảm tưởng -gần như

một tâm bệnh do sự kiêu căng thái quá- rằng mình có đại tài mà không được công nhận; thiếu thành công

và danh tiếng, ông xoay vào nội tâm để ray rứt chính tâm hồn mình.

Ông không có mẹ, không vợ con, gia đình, xứ sở. Ông tuyệt đối cô độc, không có lấy một người bạn. Giữa

"một người" và "không người nào" là cả một khoảng cách vô cùng **) (** Nietzsche: Schopenhauer nhà giáo

dục, London, 1910, tr.122). Còn hơn cả Goethe, ông hoàn toàn không nhiễm cơn sốt ái quốc của thời đại. Năm 1813 ông bị lôi cuốn theo sự nồng nhiệt của Fichte về một cuộc chiến tranh giải phóng ách Napoléon, đến nỗi ông đã nghĩ đến việc tình nguyện nhập ngũ và lại còn mua cả một bộ khí giới. Nhưng tính lo xa đã giữ ông lại kịp thời; ông lý luận: "Chung quy, Napoléon chỉ biểu hiện -một sự biểu hiện quá đà, chỉ tập trung

vào một đối tượng duy nhất- sự xác định tự ngã và lòng ham muốn tăng cường sự sống, những điều mà

người yếu hơn ông cũng cảm thấy nhưng đành phải nguỵ trang chúng". Thay vì đi vào chiến trường, ông ta đi về quê và viết một luận án tiến sĩ triết học.

Sau luận án nhan đề "Về bốn cội rễ của lý trí túc lý" (1813), Schopenhauer đem hết thì giờ năng lực để viết

một tác phẩm về sau trở thành kiệt tác của ông - "Thế giới kể như ý dục và biểu tượng". Ông gởi bản thảo "Magna cum laude" đến nhà xuất bản . Theo ông tác phẩm này không phải chỉ là nhai lại những ý tưởng cũ,

mà là một kết cấu vô cùng chặt chẽ những ý tưởng vô cùng độc đáo, "rất dễ hiểu, mạnh mẽ và không phải

là không hoa mỹ"; một tác phẩm mà "về sau sẽ khơi nguồn khởi hứng cho một trăm tác phẩm khác"

(Wallace). Tất cả những lời đó biểu lộ tính tự đắc quá trớn và đều tuyệt đối đúng thật... Nhiều năm sau,

Schopenhauer quá tin rằng mình đã giải quyết những vấn đề chính yếu của triết học đến nỗi ông thuê chạm

trổ trên nhẫn đeo tay một hình quái vật Sphinx (đầu đàn bà mình sư tử) đâm đầu xuống vực thẳm như lời

hứa khi những nạn vấn của nó đã được giải đáp.

Tuy thế, tác phẩm đã không lôi cuốn một sự chú ý nào, thế giới quá nghèo nàn kiệt quệ để đọc về những

nỗi nghèo kiệt của nó. Mười sáu năm sau khi xuất bản, Schopenhauer được báo tin là phần lớn số sách in ra đã được bán làm giấy loại. Trong bài tiểu luận về "Danh tiếng" trong "Túi khôn của đời người", ông trích

dẫn hai nhận xét của Lichtenberger, hiển nhiên để ám chỉ kiệt tác của ông : "Những tác phẩm như vầy

giống như một chiếc gương: nếu một con khỉ nhìn vào đấy thì bạn không thể nào chờ đợi một thiên thần

nhìn ra" và "Khi một cái đầu và cuốn sách va chạm nhau, và nếu một bên nghe rỗng tuếch, thì đấy có phải

luôn luôn là cuốn sách không ?". Schopenhauer lại tiếp, với giọng điệu của lòng tự phụ bị tổn thương: "Một

người càng thuộc về hậu thế bao nhiêu ... -hay thuộc về nhân loại nói chung- thì người ấy càng xa lạ với người đồng thời bấy nhiêu, vì tác phẩm của người ấy không cốt dành cho những người đồng thời trừ phi

màu địa phương quen thuộc hấp dẫn họ". Rôi ông trở nên hùng biện như chú chồn trong truyện ngụ ngôn:

"Một nhạc sĩ có thể cảm thấy khoái vì tiếng vỗ tay của một thính chúng chăng, khi người ấy biết rằng hầu

hết những người nghe kia đều điếc, và thấy vài người vỗ tay để che dấu sự tàn tật của mình ? Và nhạc sĩ

kia sẽ nói gì khi khám phá rằng một vài người kia thường nhận hối lộ để tán thưởng lớn tiếng nhất cho

người chơi dở nhất". Trong một số người, tính tự đại tự cao là một bù trừ cho sự vô danh tiểu tốt; trong vài

người khác, tính tự cao lại cộng tác đắc lực cho việc nổi danh.

Schopenhauer đã để hết mình vào tác phẩm này đến nỗi những tác phẩm về sau của ông chỉ là những phụ

chú cho nó; ông trở thành nhà luận giải cho kinh điển của chính ông. Năm 1836 ông xuất bản một cuốn tiểu

luận "Về ý dục trong thiên nhiên", tác phẩm một phần nào đã nhập vào trong bản in khoáng đại cuốn "Thế

giới kể như ý dục và biểu tượng" xuất hiện năm 1844. Năm 1841 ông ra cuốn "Hai vấn đề căn để của đạo đức", và 1851 hai cuốn sách khổng lồ "Parerga và Paralipomena" -dịch sát là "Thặng phẩm" và "Cặn bã"-

đã được dịch ra Anh ngữ dưới nhan đề "Tiểu luận" (Essays). Về cuốn sách này, tác phẩm dễ đọc nhất của

ông, nhan nhản những lời dí dỏm sâu sắc, Schopenhauer nhận được mười ấn bản khỏi trả tiền, đấy là tất

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 90 - 94)