IX. VOLTAIRE VÀ ROUSSEAU
8. VÀI LỜI VỀ HEGEL (177 0 1831)
Cách đây không lâu, các nhà triết sử có khuynh hướng dành nhiều vinh dự và nhiều chỗ cho những người
kế vị Kant: Fichte, Schelling, Hegel; cũng như cho những người trước Kant trong tư tưởng tân thời từ Bacon, Descartes đến Voltaire và Hume. Ngày nay chúng ta có một lối nhìn hơi khác và chúng ta dễ dàng
thưởng thức lời chỉ trích khắt khe của Schopenhauer đối với những kẻ thù thành công của ông trong cuộc
tranh ghế giáo sư đại học. Khi đọc Kant, Schopenhauer bảo, "đại chúng bắt buộc phải thấy rằng cái gì tối
nghĩa không phải luôn luôn là không có ý nghĩa". Fichte và Schelling lợi dụng điều này để dệt ra nhiều mạng
nhện siêu hình học khổng lồ. "Nhưng cao độ của sự táo bạo trong việc chỉ đưa ra toàn những điều vô
nghĩa, trong việc kết thành những tràng danh từ vô ý thức và dị hợm, những danh từ mà trước đây chỉ có trong các nhà điên, - cuối cùng đã được đạt đến với Hegel-, và trở thành dụng cụ của sự phỉnh gạt đại
chúng một cách trơ tráo nhất chưa từng thấy, với một hậu quả mà đối với hậu thế sẽ có vẻ hoang đường,
và sẽ mãi mãi tồn tại như một đài kỷ niệm cho sự ngu xuẩn của người Đức" (Caird, Hegel, trong bộ Cổ thư
triết học do nhà Black wood xuất bản, tr. 5-8. Tiểu sử sau đây đều theo trong này).
Nói thế có công bình chăng ?
Georg Wilhem Friedrich Hegel sinh ở Stuttgart năm 1779. Thân phụ là một viên chức tuỳ tòng trong bộ tài
chánh của tiểu bang Wurtemberg; và chính Hegel đã lớn lên với những thói quen kiên nhẫn, có phương
pháp của những người công bộc mà hiệu năng khiêm tốn của họ đã đem lại cho Đức quốc những đô thị
được cai quản một cách mỹ mãn nhất thế giới. Chàng thanh niên Hegel là một thanh niên say mê việc học: chàng phân tích đầy đủ tất cả các tác phẩm quan trọng đã học, và chép ra những đoạn dài. Văn hoá đích
thực -chàng bảo- phải bắt đầu với sự tự xoá mình một cách quyết liệt; như trong hệ thống giáo dục của
Pythagore, người học trò trong năm năm đầu bị bắt buộc phải giữ im lặng.
Sự nghiên cứu văn chương Hy Lạp đem lại cho Hegel một niềm phấn khởi đối với nền văn hoá của thành
Athènes, một niềm phấn khởi vẫn còn lại với chàng khi hầu hết những sự nồng nhiệt khác đã chết dần.
Chàng viết: "Nghe nhắc đến tên Hy Lạp, người Đức có học vấn liền cảm thấy thoải mái quen thuộc. Tôn
giáo của người Âu châu có nguồn gốc xa xôi, từ tận phương đông ... ; nhưng những gì ở đây, hiện tại, -
tiếp hoặc gián tiếp". Trong một giai đoạn, chàng thích tôn giáo của người Hy Lạp hơn Kitô giáo, và chàng báo trước sự xuất hiện của Strauss và Renan khi viết Cuộc đời của Chúa Kitô, trong đó Chúa Kitô được
xem là con trai của Marie và Joseph không kể đến yếu tố phép mầu. Về sau chàng huỷ tác phẩm ấy. Về
chính trị cũng thế, Hegel chứng tỏ một tinh thần phản động mà ta khó ngờ được khi về sau cũng chính
Hegel sẽ thần thánh hoá hiện trạng sẵn có. Trong khi theo học thần học ở Tuebingen, Hegel và Schelling đã
nồng nhiệt bênh vực cuộc cách mạng Pháp, vào một buổi sáng họ ra đường thật sớm để trồng một cây Tự
do ở giữa chợ. Hegel viết: "Dân tộc Pháp nhờ tắm trong cuộc cách mạng nên đã giải phóng khỏi nhiều định
chế mà tinh thần con người đã bỏ lại đằng sau như những chiếc giày của trẻ em; những định chế đã đè
nặng tâm thức họ, cũng như chúng còn đè nặng trên tâm thức những kẻ khác như những bộ lông đã chết".
Chính vào những ngày trẻ trung đầy hy vọng ấy, Hegel, cũng như Fichte đã hăng hái lao mình vào trào lưu
lãng mạn trong đó toàn thể Âu châu đang bị cuốn theo.
Hegel tốt nghiệp đại học Tuebingen năm 1793 với một chứng chỉ chứng nhận chàng là một thanh niên có
tài, có cá tính, rất khá về thần học và ngữ học, nhưng không có khả năng về triết. Bấy giờ Hegel nghèo,
phải kiếm ăn bằng nghề dạy tư ở Berne và Frankfurt. Đấy là những năm của con sâu trong kén, trong khi
Âu châu bị chia năm xẻ bảy thành những mảnh vụn quốc gia chủ nghĩa thì Hegel tập trung sinh lực để
trưởng thành. Năm 1799, khi thân phụ qua đời, Hegel được hưởng gia tài khoảng 300.000 đồng, và tự cho
mình giàu, chàng bỏ dạy. Chàng viết thư cho Schelling hỏi ý kiến bạn nên lập nghiệp ở đâu, và xin một chỗ
nào có thức ăn đạm bạc nhưng thật dồi dào sách và "rượu bia thật ngon". Schelling giới thiệu Jena, một
thành phố đại học dưới quyền quản hạt quận công Weimar. Ở Jena, Schiller đang dạy sử học, Tiek, Novalis
và Schlegels giảng về lãng mạn chủ nghĩa, Fichte và Schelling thì tuyên dương triết học của mình. Hegel
đến đấy năm 1801 và năm 1803 trở thành một giáo sư. Hegel vẫn còn ở đấy năm 1806 khi Napoleon chiến
thắng Phổ, gieo hỗn loạn khủng khiếp khắp đô thị đại học nhỏ bé này. Lính Pháp xâm nhập nhà Hegel, và
chàng co giò chạy như một triết gia, mang theo bản thảo tác phẩm quan trọng đầu tiên, Hiện tượng luận về
tinh thần. Có một giai đoạn, chàng nghèo túng đến độ Goethe bảo Knebel nên cho chàng mượn đỡ vài trăm
để sống qua cơn khốn đốn. Hegel đã viết những dòng hầu như chua chát cho Knebel: "Tôi đã lấy lời thánh
kinh làm ngôi sao dẫn đường; chân lý của lời này tôi đã học được nhờ kinh nghiệm: Ngươi hãy tìm kiếm
cơm ăn áo mặc trước hết rồi cõi nước thiên đàng sẽ được thêm vào cho ngươi". Một thời gian chàng làm chủ biên một tờ báo ở Bamberg; năm 1812 chàng trở thành hiệu trưởng một trường trung học ở
Nuremberg. Có lẽ chính ở đây những nhu cầu khắc khổ của công việc hành chánh đã làm nguội ngọn lửa
lãng mạn chủ nghĩa trong chàng. Và làm chàng trở thành, như Napoleon và Goethe, một tàn tích cổ điển
trong thời đại lãng mạn. Và cũng chính ở đây chàng đã viết cuốn Lý học (1812 - 1816), tác phẩm đã làm
nước Đức chú ý vì tính cách khó hiểu của nó, và đã đem lại cho chàng ghế giáo sư triếtở Heidelberg. Ở đây chàng viết tác phẩm khổng lồ Bách khoa tự điển về các khoa học triết (1817), nhờ mãnh lực của tác
phẩm này, Hegel được tiến cử đến đại học Berlin vào năm 1818. Từ lúc ấy cho đến cuối đời, Hegel đã thống trị thế giới văn chương, Beethoven lãnh vực âm nhạc...
Có lần một người Pháp yêu cầu Hegel tóm tắt triết học của chàng trong một câu, và Hegel đã không thành
công như thầy dòng khi được bảo phải định nghĩa Kitô giáo trong khoảng thời gian đứng một chân, đã nói giản dị: „Ngươi phải yêu người bên cạnh như yêu chính ngươi“. Hegel thích trả lời trong mười cuốn sách; nhưng khi chúng được viết ra, xuất bản và cả thế giới đều nói về chúng, thì Hegel lại phàn nàn: „Chỉ có một người hiểu tôi, và người ấy cũng không hiểu nốt“. Phần lớn tác phẩm của Hegel, như của Aristote, gồm
những lời ghi chú cho bài giảng hay tệ hơn, gồm những lời ghi chú của các sinh viên khi nghe những bài giảng của Hegel. Chỉ có cuốn Lý học và Hiện tượng luận là do chính Hegel viết, và đấy là những tuyệt tác
về sự tối nghĩa bị bôi đen vì tính cách trừu tượng và lời văn cô đọng, vì một thuật ngữ quái dị và vì một sự
thay thế quá cẩn thận mỗi lời bằng một kho tàng gô-tích gồm những mệnh đề giới hạn. Hegel mô tả tác
phẩm mình là „một nỗ lực để dạy cho triết học nói bằng Đức ngữ“. Chàng đã thành công. Cuốn Lý học là
một tác phẩm phân tích không phải về phương pháp lý luận mà về những khái niệm dùng trong việc lý luận.
Những khái niệm này Hegel cho là những phạm trù mà Kant đã đặt tên - thực thể, phẩm tính, lượng tính, tương quan v.v. Công việc đầu tiên của triết học là mổ xẻ những khái niệm căn bản này, những khái niệm
hàm chứa trong mọi tư tưởng chúng ta. Khái niệm lan tràn nhất là khái niệm về tương quan. Mọi ý tưởng là
một nhóm tương quan; chúng ta chỉ có thể nghĩ về một điều gì bằng cách lập tương quan giữa nó với một
cái gì khác, và tri giác những điểm đồng và dị của nó. Một ý tưởng không có một tương quan nào cả là một
ý tưởng trống rỗng, đấy là tất cả ý nghĩa của lời này: „Thực thể thuần tuý và vô thể thuần tuý chỉ là một“.
Thực thể tuyệt đối không tương quan hay không tính chất là một thực thể không hiện hữu và không có một
ý nghĩa gì cả. Mệnh đề này đẻ ra một tràng bất tận những nhận xét khôi hài bây giờ vẫn còn sinh sản; và nó
vừa là một chướng ngại vừa là một cám dỗ cho việc nghiên cứu tư tưởng Hegel.
của tư tưởng hay của sự vật, mọi ý tưởng và mọi trạng huống trong thế giới nhất thiết đưa đến cái đối lập
với nó, và rồi phối hợp với nó để lập thành một tổng thể cao hơn và phức tạp hơn. "Vận hành biện chứng"
này tràn lan trong mọi tác phẩm của Hegel. Đó là một tư tưởng cũ kỹ, dĩ nhiên, đã có bóng dáng trước nơi
Empédocles, và nhập xác trong "trung đạo" của Aristote, người đã viết rằng: "tri giác về những đối lập là
một". Chân lý (như một điện tử) là sự hợp nhất những phần đối nghịch nhau. Chân lý về bảo thủ và cực đoan là tự do chủ nghĩa - một tâm thức khoáng đạt và một bàn tay cẩn thận, một bàn tay mở và một tâm
thức dè dặt. Sự lập thành những quan niệm của chúng ta về vấn đề rộng lớn là một sự giao động tiệm giảm
giữa hai thái cực; và trong mọi vấn đề có thể thảo luận, chân lý nằm ở chặn giữa, veritas in medio stat. Quá
trình tiến hoá là một sự phát triển liên tục của những đối lập, và sự tan hoà dung hợp giữa chúng. Schelling
nói đúng: "có một sự đồng nhất giữa những đối lập" nằm bên dưới làm nòng. Fichte cũng đúng: tiền đề,
phản đề và tổng đề làm nên công thức và bí yếu của mọi sự phát triển, của mọi thực tại.
Vì không những tư tưởng phát triển và tiến hóa theo "vận hành biện chứng" này, mà sự vật cũng thế; mọi
điều kiện của sự vật đều chứa đựng một mâu thuẫn mà luật tiến hoá phải giải quyết bằng một lối hợp nhất
dung hoà. Bởi thế, chắc chắn hệ thống xã hội hiện tại của chúng ta tiết ra một mâu thuẫn tự ăn mòn nó: cá
nhân chủ nghĩa đầy phấn khích cần có trong một giai đoạn phát triển kinh tế và khi tài nguyên chưa khai
thác, làm sinh khởi vào một giai đoạn sau, ước vọng về một nền cộng hoà hợp tác; và tương lai sẽ là tổng
thể của thực tại hiện hành và lý tưởng đang nhắm để đem lại một đời sống cao hơn. Giai đoạn này nữa
cũng phân thành một mâu thuẫn có tính cách sáng tạo, và lên đến những trình độ cao hơn mãi của tổ chức. Như thế, vận hành của tư tưởng cũng như vận hành của sự vật; trong mỗi loại đều có một tiến triển biện
chứng từ nhất thể để qua dị thể đến dị-thể-trong-nhất-thể. Tư tưởng và hữu thể tuân theo cùng một định
luật; luận lý và siêu hình (hay hữu thể học) là một.
Tinh thần là cơ quan thiết yếu cho tri giác về quá trình biện chứng này, và về sự nhất tính trong dị biệt này.
Vai trò của tinh thần, và nhiệm vụ của triết học là phải khám phá nhất tính tiềm tàng trong sự dị biệt; nhiệm
vụ của đạo đức học là hợp nhất cá tính và sự xử thế; và nhiệm vụ của chính trị là hợp nhất cá nhân vào một
quốc gia. Nhiệm vụ của tôn giáo là đạt đến và ý thức được cái tuyệt đối trong đó mọi mâu thuẫn được giải
quyết thành một nhất thể, tổng hợp vĩ đại của hữu thể trong đó vật chất và tinh thần, chủ thể và đối tượng,
tốt và xấu, là một. Thượng đế là hệ thống những tương quan trong đó mọi sự vật vận hành và có thực thể
cùng ý nghĩa của chúng. Nơi con người, Tuyệt Đối ấy là sự tự thức, và trở thành Ý Tưởng tuyệt đối, nghĩa
là cái tư tưởng tự biết nó là một phần của Tuyệt đối, siêu việt những giới hạn, mục đích cá nhân, và nắm
bắt mối hoà điệu ẩn trong mọi sự vật, "Lý tính là bản thể của vũ trụ; ... kiểu mẫu của thế giới là thuần tuý
một cách tuyệt đối". (Hegel, Triết học về lịch sử, Bonn, tr. 9, 13).
Không phải tranh chấp và xấu xa chỉ là những tưởng tượng tiêu cực; chúng cũng khá thực; nhưng trong cái
nhìn của trí minh triết chúng là những giai đoạn để đi đến sự trọn vẹn và tốt đẹp. Tranh đấu là luật của tiến
hoá; cá tính vốn thường được xây dựng trong cơn ngặt nghèo và bão tố của cuộc đời; và một con người chỉ
đạt được đến chiều cao toàn vẹn qua những thế kẹt, trách nhiệm và đau khổ. Ngay cả khổ đau cũng có tính
cách thuần lý; đấy là một dấu hiệu của sự sống, một đà thúc đẩy sự dựng xây trở lại. Đam mê dục vọng
cũng có một chỗ đứng trong lý tính của sự vật : "Không gì vĩ đại trong thế giới đã được hoàn thành mà
không có đam mê" (Ibid.; tr. 26) ngay những tham vọng vị kỷ của một Nã-phá-luân cũng vô tình góp phần
vào việc phát triển các quốc gia. Đời sống không phải cốt cho hạnh phúc, mà cốt cho sự hoàn thành sự
nghiệp. "Lịch sử thế giới không phải là sân khấu của hạnh phúc; những giai đoạn hạnh phúc là những trang
bỏ trắng trong đó, vì là những giai đoạn của hoà điệu (Ibid, tr. 28) và nội dung nhàm chán này không xứng đáng với một con người. Lịch sử chỉ được viết vào những giai đoạn trong đó những mâu thuẫn của thực tại được giải quyết bằng sự tiến hoá, như những do dự vụng về của tuổi trẻ bước vào sự thoải mái trật tự của
tuổi trưởng thành. Lịch sử là một vận hành biện chứng, hầu như một chuỗi cách mạng trong đó hết dân tộc này đến dân tộc khác, hết thiên tài này đến thiên tài khác trở thành dụng cụ cho tuyệt đối. Vĩ nhân không
hẳn là những người sinh ra, mà là bà mụ của tương lai; những gì họ đem lại đã có mẹ là Zeitgeist, Tinh thần thời đại. Thiên tài chỉ đặt thêm một tảng đá lên trên chồng đá như những người khác đã làm; "song tảng đá của họ có cái may mắn đến sau cùng, và khi họ đặt lên thì khải hoàn môn tự đứng vững". „Những cá nhân như thế không có ý thức về ý tưởng chung mà họ đang phơi mở;... nhưng họ có một tuệ giác biết
rõ những đòi hỏi của thời đại - những gì đã chín mùi cho sự triển khai. Đây chính là chân lý cho thời đại họ,
cho thế giới họ; có thể nói là giống loài kế tiếp theo thứ tự, đã được hình thành trong bào thai của thời đại“
(Ibid, tr. 31).
Một nền triết học về lịch sử như thế dường như đưa đến những kết luận cách mạng. Quá trình biện chứng
làm biến đổi nguyên tắc chính yếu của sự sống; không có điều kiện nào là vĩnh cửu; trong mọi giai đoạn của
sự vật đều có một mâu thuẫn mà chỉ „sự xung đột giữa những đối lập“ mới có thể giải quyết.
mạnh của tự do, và quốc gia là, hay phải là, nền tự do được tổ chức. Trái lại, chủ thuyết cho rằng „thực tại