TUỔI GIÀ VÀ CHẾT:

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 27 - 28)

Cuộc đời của Aristote có rất nhiều nỗi truân chuyên. Ông có sự bất bình với vua Alexandre vì nhà vua đã xử

tử một người cháu của ông. Nguyên do vụ án này là vì cháu của Aristote không chịu phục tòng Alexandre.

Trong lúc đó, Aristote lên tiếng bênh vực Alexandre trước những chỉ trích của phe chống đối tại Athènes.

Ông binh vực cho sự thống nhất các tiểu quốc người Hy Lạp và muốn thấy tình trạng chia rẽ chấm dứt càng

sớm càng tốt. Ông muốn dành vai trò thống nhất các dân tộc Hy Lạp cho Alexandre cũng như sau này văn

hào Goethe muốn dành vai trò thống nhất các dân tộc Âu châu cho Napoléon. Trong khi đó các nhóm chia

rẽ tại Athènes càng ngày càng bành trướng, họ cương quyết phản đối việc Alexandre cho đúc một bức tượng của Aristote và đặt ở Athènes. Trước tình thế này Aristote rất khó lòng giữ được vẻ lạnh lùng và bình tĩnh trước cuộc đời như ông thường cổ võ trong tác phẩm „Đạo đức học“. Những môn đệ của Platon phụ

họa với các nhóm chính trị khác vận động để kết tội Aristote.

Năm 323 tTL vua Alexandre chết. Dân chúng thành Athènes thừa dịp đó tuyên bố ly khai và đánh đổ đảng Macédoine là đảng đã ủng hộ Alexandre. Một nhà lãnh đạo tôn giáo cầm đầu phong trào chống đối Aristote

vì cho rằng Aristote đã phản lại tôn giáo bằng cách cổ võ dân chúng không nên cầu nguyện và cúng tế.

Aristote biết trước thế nào ông cũng bị đem ra xử trước một đám dân chúng cuồng tín và có nhiều ác cảm.

Ông bèn rời bỏ thành phố Athènes để đi nơi khác. Cử chỉ này không phải là một cử chỉ ươn hèn vì theo tục

lệ thời ấy, nếu một chính trị gia không muốn bị dân chúng xét xử họ có quyền bỏ thành phố để đi nơi khác. Đến Chalcis Aristote nhuốm bịnh và chết. Có người cho rằng ông đã uống thuốc độc tự tử vì quá ngao ngán

cho nhân tình thế thái.

Cũng trong năm ấy và cũng trong lứa tuổi 62, một vĩ nhân Hy-lạp khác là Démosthène cũng uống thuốc độc

hồn nhất và một triết gia thông thái nhất. Ngôi sao của Hy-lạp mờ dần trước sự tiến triển vượt bực của người La-mã. Tuy nhiên sự lộng lẫy của La-mã căn cứ vào sức mạnh hơn là vào nền văn hoá. Sau đó nền văn minh La-mã cũng tàn rụi. Dân chúng Âu châu phải trải qua 1000 năm đen tối trong khi chờ đợi sự tái

sinh của triết học./.

Chương 3 :

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)