COMTE VÀ DARWIN

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 110 - 112)

Triết học Kant, nền triết học đã tự xem là "dẫn nhập mọi nền siêu hình học trong tương lai", kỹ thuật đã là một mũi kiếm chết người đâm vào những hình thái suy tư cựu truyền; và trái với ý định, đấy lại là một cú đấm tai hại cho bất cứ nền siêu hình nào. Bởi vì siêu hình, trải qua suốt lịch trình tư tưởng, vốn có nghĩa là một cố gắng khám phá ra bản chất tối hậu của thực tại; bây giờ người ta lại đã nghe người có thẩm quyền

khả kính nhất bảo rằng thực tại không bao giờ có thể kinh nghiệm; rằng đấy là một "bản thể" chỉ có thể

quan niệm mà không thể tri giác; và ngay cả trí tuệ tinh vi nhất của con người cũng không bao giờ vượt khỏi

hiện tượng giới để chọc thủng bức màn của ảo giác. Những tuồng siêu hình lố bịch của Fichte, Hegel và

Schelling, với những cách giải khai khác nhau đối với ẩn ngữ cổ điền với "Cái Tôi" và "Ý Tưởng" và "Ý Chí"

của họ, đã triệt tiêu lẫn nhau thành số không; mãi đến hơn 30 năm sau thế kỷ 19, mọi người vẫn cho rằng

vũ trụ đang còn giữ kín những bí ẩn của nó. Sau một thời đại bị nhiễm độc bằng Tuyệt đối, tâm thức Âu

châu phản ứng lại bằng cách thế không chấp nhận bất cứ một loại siêu hình học nào nữa.

Người Pháp vốn dĩ đã chuyên môn về hoài nghi, nên tự nhiên họ cũng sản xuất ra nhà sáng lập (nếu có

những người như thế trong triết học, địa hạt trong đó mọi ý tưởng trở thành thiêng liêng theo năm tháng)

của phong trào "thực nghiệm" Auguste Comte, hay, theo tên gọi móc nối do cha mẹ đặt là Isidore Auguste

Marie François Xanvier Comte, ra đời tại Montpellier vào năm 1798. Thần tượng của ông hồi thiếu thời là

Benjamin Franklin, người mà ông cho là Socrate tái thế. "Các ngài cũng biết rằng vảo tuổi 25, ông ta đã

nuôi dự định trở thành hoàn toàn minh triết, và ông đã hoàn thành dự định ông. Tôi cũng đã dám mạo hiểm

dự trù như thế, mặc dầu tôi chưa đến 20 tuổi. "Auguste Comte đã bước một bước đầu khả quan bằng cách làm thư ký cho nhà chủ trương xã hội lý tưởng, Saint-Simon, người đã trao truyền cho ông niềm hăng say

cải tạo của Turgot và Condorcet, và truyền thụ ý tưởng theo đó những hiện tượng xã hội, giống như hiện tượng vật lý, cũng có thể quy về định luật và khoa học, và mọi nền triết học phải nên đặt trọng tâm vào sự

cải thiện nhân loại trên phương diện tinh thần và chính trị. Nhưng cũng như phần đông chúng ta, những người bắt tay vào việc cải cách thế giới, Comte thấy rằng "tề gia" cho xong đã là một việc khá gay go; năm 1827 sau hai năm bất hạnh trong đời sống hôn nhân, ông bị loạn óc và nhảy xuống sông Seine tự trầm. Bởi

thế, bây giờ chúng ta mang ơn một phần đối với kẻ đã cứu ông, khi ta đọc các tác phẩm Triết học thực

nghiệm xuất hiện giữa 1830 và 1842, và bốn cuốn Chính thể thực nghiệm xuất hiện giữa 1851 và 1854.

Đấy là một công trình mà trong tầm phạm vi cũng như về phương diện bền chí, chỉ đứng sau "Triết học tổng

hợp" của Spencer ngày nay. Ở đây những khoa học được xếp hạng tuỳ theo tính cách đơn giản hoá và tổng quát hoá dần dần của chủ đề chúng: toán học, thiên văn, lý học, hoá học, sinh vật học và xã hội học;

mỗi khoa học dựa trên những kết quả của tất cả các khoa học trước nó, bởi thế xã hội học là tột đỉnh của

các khoa học, và những khoa khác chỉ có lý do tồn tại khi chúng có thể soi sáng cho khoa học về xã hội.

Khoa học trong ý nghĩa và sự hiểu biết đích xác, đã bành trướng từ chủ đề này đến chủ đề khác theo trật tự

trên; và điều tự nhiên là những hiện tượng phức tạp của đời sống xã hội phải là những hiện tượng cuối cùng nhường chỗ cho phương pháp khoa học. Trong mỗi lãnh vực tư duy, nhà tư tưởng sử có thể tuân

theo một "Định luật ba giai đoạn": đầu tiên, vấn đề được quan niệm theo kiểu thần học, và mọi vấn đề đều

được giải thích nhờ ý chí của một thần linh nào đó - như thời kỳ xem những ngôi sao là những vị thần hay

những cỗ xe của thần linh; về sau, cũng vấn đề ấy đi đến giai đoạn siêu hình học, và được giải thích bằng

những tinh tú xoay vòng tròn vì vòng tròn là hình toàn hảo nhất; cuối cùng vấn đề rút giảm về khoa học thực

nghiệm bằng quan sát, giả thuyết, thí nghiệm và những hiện tượng được giải thích qua những lề luật của

nhân quả tự nhiên. "Ý chí Thượng đế" nhường chỗ cho những tính thể hão huyền như những "Ý tưởng"

của Platon hay "Ý tưởng tuyệt đối" của Hegel, và những tính thể này đến lượt chúng lại nhường chỗ cho

những định luật khoa học. Siêu hình là một giai đoạn của sự phát triển bị dừng lại: đã đến lúc, theo Comte,

nên dẹp bỏ những trò ngây ngô ấy đi. Triết học không phải là một cái gì khác với khoa học; đấy là một sự

hợp tác của mọi khoa học nhằm mục đích cải thiện đời sống con người.

Trong thực-nghiệm-luận (positivism, Positivismus) này có một thứ tri thức giáo điều có lẽ phản ảnh tâm hồn

triết gia bị vỡ mộng, bị cô lập. Năm 1845, khi bà Clotilde de Vaux (có người chồng suốt đời bị ở tù) đảm đương trái tim của Comte, tình yêu của ông đối với bà đã làm ấm lại và tô màu cho tư tưởng ông, đưa đến

một phản ứng theo đó ông đặt cảm tính lên trên trí tuệ trong sức cải tạo, và kết luận rằng thế giới chỉ có thể

cứu chuộc bằng một tôn giáo mới, vai trò của tôn giáo này sẽ là nuôi dưỡng và tăng cường lòng vị tha yếu ớt của nhân tính bằng cách tán dương Nhân Loại như là đối tượng của một nghi lễ thờ phụng. Comte đã bỏ

suốt tuổi già để tìm cho thứ Tôn giáo Nhân loại này một hệ thống phức tạp có cả giáo sĩ, phép tuyên thệ

kinh tụng và quy luật; và đề nghị làm một quyển lịch mới trong đó tên của những thần linh tà giáo và những

vị thánh trung cổ sẽ được thay thế bằng những vị anh hùng có công tiến bộ của nhân loại. Như lời tục nói, Comte đã cho thế giới mọi sự của Công giáo chỉ trừ đạo Công giáo.

Phong trào thực-nghiệm tán đồng làn sóng tư tưởng Anh quốc, khởi nguồn từ một đời sống kỹ nghệ và mậu

dịch, và nhìn những vấn đề của thực tế với một thái độ hơi kính trọng. Truyền thống Bacon đã xoay chiều tư tưởng hướng về sự vật, tâm hướng về vật; duy-vật-luận (Materialismus) của Hobbes, duy-cảm-luận

(Sensualismus) của Locke, hoài-nghi-thuyết (Skeptizismus) của Hume, ích-dụng-thuyết (Utilitarismus) của

Bentham, là những biến thiên của đề tài về một cuộc sống thực tiễn bận rộn. Berkeley là một nốt nhạc Ái-

nhĩ-lan lỗi điệu trong khúc hoà âm này. Hegel chế riễu thói quen của người Anh - thường kính trọng dụng cụ

lý học và hoá học - với danh từ "những dụng cụ của triết học"; nhưng một danh từ như thế rất tự nhiên đến

với những người đồng ý Comte và Spencer khi định nghĩa triết học là một tổng thể những kết quả của mọi

khoa học. Bởi thế mà phong trào thực nghiệm gặp nhiều người tán đồng ở Anh hơn ở mảnh đất nó phát

sinh; những người tán đồng có lẽ không nồng nhiệt bằng Littré song có một tinh thần kiên cố đặc biệt Anh-

cát-lợi đã khiến cho John Stuart Mill (1806 - 1873) và Fréderick Harrison (1831 -1923) trung thành suốt đời

với triết học Comte, trong khi tính cẩn thận cũng đặc biệt Anh-cát-lợi của họ đã khiến họ "kính nhi viễn chi" đối với nền tôn giáo nghi lễ trong triết học ấy.

Trong khi đó thì phong trào cách mạng kỹ nghệ, phát xuất từ một chút đỉnh khoa học, trở lại khởi hứng cho

khoa học. Newton và Herschel đã mang những vì sao đến Anh quốc, Boyle và Davy đã mở ra những kho

tàng của hoá học, Faraday đang nghiên cứu tìm tòi để điện năng hoá cả thế giới, Rumford và Joule đang

chứng minh tính chất khả biến và sự tương đương giữa năng lực và sự bảo tồn năng lượng. Các khoa học đang tiến đến một giai đoạn phức tạp có thể khiến cho một thế giới phân vân sẽ vui mừng đón nhận một thể

tổng hợp. Nhưng trên tất cả những ảnh hưởng tri thức này - những ảnh hưởng đã khuấy động Anh quốc

trong thời niên thiếu của Herbert Spencer - chính là sự phát triển của sinh vật học và thuyết tiến hoá. Khoa

học đã trở thành quốc tế một cách gương mẫu trong sự bành trướng chủ thuyết này. Kant đã nói chuyện

khỉ có thể trở thành người; Erasmus Darwin và Lamarck đã tuyên dương lý thuyết theo đó các loài đã tiến

năm 1830 Saint Hilaire đã khiến cho Âu châu phải choáng váng và ông già Goethe vui mừng, khi ông hầu như thắng Cuvier trong cuộc tranh luận nổi tiếng về tiến hoá như một Ernani thứ hai (tên một vở Opera của Giuseppe Verdi năm 1844 dựa trên một tác phẩm của V. Hugo - chú thích của người đánh máy-), một cuộc

phản kháng mới chống lại những tư tưởng cổ điển về định luật và trật tự bất di dịch trong một thế giới bất

dịch.

Vào những năm 1850, thuyết tiến hoá đã manh nha, Spencer diễn tả ý tưởng về tiến hoá, rất lâu trước

Darwin, trong một tiểu luận về "Giả thuyết về sự phát triển" (Development Hypothesis, 1852) và trong cuốn

Nguyên tắc tâm lý học của ông (1855). Năm 1855 Darwin và Wallace đọc những tiểu luận thời danh của họ

trước Hội Linnacan Society năm 1859, thế giới cũ, như những vị giám mục tử tế nghĩ, đã bị đập tan từng

mảnh khi tác phẩm Nguồn gốc các loài xuất bản. Ở đây không còn chỉ là quan niệm mơ hồ về tiến hoá, về

những loài vật cao đẳng tiến triển từ những loài thấp hơn theo một cách thế nào đó, mà đây là một lý thuyết có đầy đủ tài liệu và chi tiết dồi dào về cách thế và quá trình thực thụ của sự tiến hoá "bằng luật đào thải tự

nhiên, hay sự bảo tồn những giống loại được ưu đãi trong cuộc tranh đấu sống còn". Trong suốt mười năm

cả thế giới đều nói về tiến hoá. Yếu tố đã nâng Spencer lên đến tột đỉnh của làn sóng tư tưởng này chính là

tinh thần sáng sủa khúc triết trong việc đề nghị áp dụng ý tưởng tiến hoá vào mọi ngành nghiên cứu, và tầm

trí thức rộng lớn đã khiến cho hầu hết mọi ngành hiểu biết phải tôn trọng lý thuyết ông. Cũng như toán học

đã ngự trị vào thế kỷ thứ mười bảy, cống hiến cho nhân loại Descartes, Nobbes, Spinoza, Leibnitz và

Pascal, cũng như tâm lý học đã viết triết lý với Berkeley, Hume, Condillac và Kant; vào thế kỷ mười chín

cũng thế, với Schelling, Schopenhauer, Spencer, Nietzsche và Bergson, sinh lý học chính là bối cảnh của tư tưởng triết học. Trong mỗi trường hợp, những ý tưởng thuộc từng thời kỳ là sản phẩm phân đoạn của

những người riêng rẽ, có phần mơ hồ; nhưng những ý tưởng được gắn liền với những người đã phối hợp

và làm sáng tỏ chúng; như Tân thế giới đã lấy tên của Amerigo Vespucci vì ông ta đã vẽ một bản đồ.

Herbert Spencer chính là Vespucci của thời đại Darwin, và một phần nào cũng là Christophe Colomb của

thời đại ấy.

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)