PHÊ BÌNH LÝ TÍNH THUẦN TUÝ

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 76 - 80)

IX. VOLTAIRE VÀ ROUSSEAU

3.PHÊ BÌNH LÝ TÍNH THUẦN TUÝ

Nhan đề ấy nói gì ? Phê bình không hẳn nhiên là một sự chỉ trích mà là một sự phân tích phê phán; Kant

không đả kích "lý tính thuần tuý" trừ phi để chỉ rõ những giới hạn của nó; đúng hơn ông hy vọng chứng

minh khả năng của lý tính, và nâng nó lên trên tri thức không thuần tuý đến với chúng ta qua những ngõ

ngách xuyên tạc của giác quan. Vì lý tính "thuần tuý" là muốn nói các tri thức không đến qua giác quan, mà

biệt lập với mọi kinh nghiệm giác quan; các tri thức thuộc về chúng ta do bản chất và cơ cấu nội tại của tâm

thức.

Ngay từ đầu, Kant ném ra một thách đố với Locke và trường phái Anh: tri thức không hoàn toàn có xuất xứ

từ giác quan. Hume tưởng đã chứng minh được rằng không có linh hồn; rằng tâm thức của ta chỉ là những

ý nghĩ đang diễn ra và liên kết; và những sự chắc chắn của chúng ta chỉ là những "có lẽ" không lấy gì làm

chắc chắn. Những kết luận sai lạc ấy - Kant bảo- là kết quả của tiền đề sai: bạn cho rằng mọi tri thức đều đến từ những cảm giác "riêng rẽ và rõ ràng"; dĩ nhiên những cảm giác này không thể đem lại cho bạn cái tất

yếu, hay những kết quả tất nhiên mà bạn có thể đoan chắc sẽ xẩy ra; dĩ nhiên bạn đừng hòng "thấy" được

linh hồn bạn, ngay cả với những con mắt của cảm giác nội tâm. Đã đành sự chắc chắn tuyệt đối của tri thức

là bất khả nếu mọi tri thức đều đến từ cảm giác, từ một ngoại giới độc lập không hứa hẹn gì với ta về một

vận hành đều đặn. Nhưng nếu ta có cái tri thức biệt lập với giác quan thì sao ? tri thức chắc chắn của chúng

tuyệt đối, sẽ trở nên khả hữu, phải thế không ? Có một tri thức tuyệt đối như thế không ? Đây là vấn đề phê

phán thứ nhất. "Câu hỏi của tôi là: Với lý tính chúng ta có thể hy vọng làm được những gì khi tất cả nguyên

liệu và giúp đỡ của kinh nghiệm đều bị tước mất". (Phê bình lý tính thuần tuý, Lời tựa). Cuốn Phê bình trở

thành một cuốn sinh vật học chi tiết về tư tưởng, một cứu xét về nguồn gốc và sự tiến hoá của những khái

niệm, một phân tích về cơ cấu tâm thức. Đây là toàn thể vấn đề siêu hình học, theo Kant tin tưởng. "Tác

phẩm này tôi cốt trình bày thật đầy đủ; và tôi dám chắc rằng không thể có một vấn đề siêu hình nào chưa

được giải quyết ở đây, hoặc chưa có ít ra là chìa khoá cho sự giải quyết". Exegi monumentum aere

perennius ! Với một lòng tự tôn như thế thiên nhiên đã thúc đẩy chúng ta sáng tạo.

Cuốn Phê bình đi ngay vào vấn đề. "Kinh nghiệm, tuyệt nhiên không phải là phạm vi duy nhất, trong đó sự

hiểu biết của chúng ta có thể bị hạn chế. Kinh nghiệm cho ta biết cái đang là, nhưng không phải nó bắt buộc

là hiện thể ấy một cách tất yếu chứ không thể khác. Bởi thế nó không bao giờ cho chúng ta những chân lý

tổng quát thực tại nào; và lý trí chúng ta vốn đặc biệt băn khoăn về loại tri thức này bị kích thích hơn là được thoả mãn. Chân lý tổng quát, mà đồng thời cũng mang tính chất của sự tất yếu nội tại, phải được biệt

lập với kinh nghiệm, tự chúng đã rõ ràng chắc chắn". Như thế nghĩa là, những chân lý ấy phải là thật, bất kể

kinh nghiệm về sau của chúng ta ra thế nào đi nữa; thật ngay cả trước kinh nghiệm, thật một cách tiên

nghiệm. "Đến mức độ nào đó chúng ta có thể tiến lên biệt lập mọi kinh nghiệm, trong tri thức tiên nghiệm, điều ấy được chứng minh bởi thí dụ sáng chói về toán học". Tri thức toán học là tất yếu và chắc chắn chúng

ta không quan niệm được rằng kinh nghiệm về sau sẽ phản lại nó. Chúng ta có thể tin rằng mặt trời sẽ

"mọc" ở phương tây ngày mai, hoặc một ngày kia, trong một thế giới nào đó, lửa sẽ không đốt cháy củi;

nhưng ta không thể tin rằng 2 x 2 thành ra cái gì khác hơn là 4. Những chân lý như vậy là thực, đứng trước

kinh nghiệm; chúng không tuỳ thuộc vào kinh nghiệm quá khứ, hiện tại, vị lai. Bởi thế chúng ta có những

chân lý tuyệt đối và tất yếu, không thể quan niệm được rằng có ngày nó sẽ thành sai. Nhưng từ đâu chúng

ta có được tính cách tuyệt đối và tất yếu này ? Không phải từ kinh nghiệm, vì kinh nghiệm chỉ đem lại cho

chúng ta những cảm giác và biến cố rời rạc, có thể thay đổi chuỗi liên tục của chúng ta trong tương lai.

Những chân lý này rút tính cách tất yếu của chúng từ cơ cấu nội tại của tâm thức chúng ta, từ cách thế tự

nhiên và không thể tránh trong đó tâm thức ta phải vận hành. Vì tâm thức con người (và cuối cùng, đây

chính là tiền đề trọng đại của Kant ) không phải là chất sáp thụ động trên đó kinh nghiệm và cảm giác viết

lên ý muốn tuyệt đối mà hay thay đổi của chúng; nó cũng không phải chỉ là một tên trừu tượng để chỉ những

loạt hay nhóm trạng thái tâm thần; nó là một cơ quan năng động biết un đúc và phối hợp những cảm giác thành ra tư tưởng, một cơ quan biến đổi sự phiền đa hỗn tạp của kinh nghiệm trở thành sự nhất tính có trật

tự của tư tưởng.

Nhưng biến đổi cách nào ?

3.1 Cảm giác học siêu nghiệm

Nỗ lực để giải đáp câu hỏi này, để nghiên cứu cơ cấu nội tại của tâm linh, hay những định luật bẩm sinh

của tư tưởng, là cái mà Kant gọi là "triết học siêu nghiệm" bởi vì đó là một vấn đề siêu việt kinh nghiệm giác

quan. "Tôi gọi tri thức là siêu nghiệm khi nó không bận tâm nhiều đến các sự vật cho bằng đến những khái

niệm tiên nghiệm của chúng ta về sự vật, đến những cách thế của chúng ta để liên kết kinh nghiệm vào tri thức". Có hai cấp bực hay giai đoạn trong quá trình biến đổi nguyên liệu thô sơ của cảm giác thành ra sản

phẩm hoàn tất của tư tưởng. Giai đoạn thứ nhất là sự phối hợp những cảm giác bằng cách áp dụng cho

chúng những hình thức của tri giác không gian và thời gian; giai đoạn thứ hai là sự phối hợp những tri giác

đã phát triển ấy, bằng cách áp dụng cho chúng những hình thức của quan niệm, những phạm trù của tư

tưởng . Sử dụng danh từ Esthetic trong nguyên nghĩa của nó, chỉ cảm giác hay cảm thức, Kant đã gọi giai đoạn thứ nhất là "cảm giác học siêu nghiệm" (Transcendental esthetic) và dùng danh từ logic theo nghĩa

khoa học về những hình thái của tư tưởng, ông gọi giai đoạn thứ hai là "luận lý học siêu nghiệm". Đấy là

những danh từ kinh khủng, sẽ có nghĩa khi những luận cứ diễn tiến; một khi vượt qua ngọn đồi này, con

đường đi đến Kant sẽ trở thành quang đãng.

Bây giờ hãy nói cảm giác và tri giác có nghĩa gì ? - và làm thế nào tâm thức biến đổi cảm giác thành ra tri

giác ? Tự nó, cảm giác chỉ là sự nhận biết một kích thích; chúng ta có một vị nơi lưỡi, một nhiệt độ trên da,

một tia sáng trên võng mạc, một sức đè trên những ngón tay; đấy là khởi điểm thô sơ nguyên chất của kinh

nghiệm ; đấy là những gì hài nhi có vào những ngày sớm sủa nhất của đời sống tinh thần sờ soạng của nó; đấy chưa phải là tri thức. Nhưng hãy để những cảm giác khác nhau này tự nhóm họp lại xung quanh một đối tượng trong không gian và thời gian -tỉ dụ trái táo, hãy đề mùi nơi lỗ mũi, vị nơi lưỡi, ánh sáng nơi võng mạc, sức đè biểu thị hình dáng trên những ngón và bàn tay, để tất cả nhóm họp lại xung quanh "vật" này:

bây giờ ta sẽ có một sự nhận biết không những chỉ về một kích thích mà hơn thế nữa, về một đối vật đặc

Nhưng lại nữa, sự nhóm họp đó, sự chuyển qua đó có phải tự động không ? Có phải những cảm giác tự động, tự nhiên rơi vào trong một chùm và một trật tự, và trở thành tri giác ? Phải, Locke và Hume bảo; hoàn

toàn không, Kant trả lời.

Bởi vì những cảm giác thay đổi này đến với chúng ta qua những giác quan khác nhau, qua một nghìn "sợi

thần kinh dẫn truyền" đi từ da và mắt, tai lưỡi, vào não; chúng quả là một đán sứ giả hỗn độn khi chen nhau

ùa vào những phòng ngăn của tâm thức để kêu gọi sự chú ý ! Thảo nào Platon nói đến "đám hỗn độn của

những cảm giác ". Và để chúng một mình, chúng cũng vẫn hỗn độn; vẫn là một đám phiền tạp hỗn mang,

bất lực một cách thảm hại, chờ đợi một cuộc sắp đặt có ý nghĩa, mục đích và năng lực. Có phải những thông điệp mang đến cho một tướng soái từ một ngàn khu vực của chiến tuyến có thể sẵn sàng tự kết lại

thành hiểu biết và sự điều khiển chăng ? Không, có một người ra lệnh cho đám này, một năng lực điều

khiển và phối hợp không những chỉ thâu nhận mà thôi, mà còn lấy những nguyên tố này của cảm giác để un đúc thành cảm thức.

Trước hết, hãy để ý rằng không phải tất cả các thông điệp đều được đón nhận. Muôn ngàn năng lực đang tác động trên thể xác bạn ngay giờ phút này, một đám mưa giông những vật kích thích tuôn xuống trên những đầu dây thần kinh mà, giống như biến hình trùng (??), bạn đưa ra để kinh nghiệm ngoại giới, nhưng

không phải hết mọi kẻ được gọi đều được chọn, chỉ được chọn những cảm giác nào có thể đúc kết thành tri

giác thích hợp với mục đích hiện tại của ta, hay những cảm giác nào đem đến những thông tin cấp bách về

sự nguy hiểm, những tin tức luôn luôn xác đáng. Chiếc đồng hồ đang tích tắc ta không nghe thấy, nhưng

cũng chính tiếng tích tắc ấy không lớn gì hơn trước sẽ được nghe tức khắc nếu ta có ý muốn nghe. Bà mẹ

ngủ bên cạnh nôi con thường không nghe gì về sự huyên náo của sinh hoạt chung quanh, nhưng nếu đứa con động đậy, bà sẽ lần tìm trở lại sự chú ý tỉnh thức như một người thợ lặn vội vàng nhô lên mặt biển. Thử có ý định làm phép cộng, thì sự kích động "2 và 3" sẽ đem lại phản ứng "5"; ý định làm phép nhân thì cùng

kích động ấy, "2 và 3" sẽ đem lại phản ứng "6". Sự liên kết của những cảm giác hay ý tưởng không phải

nhờ sự tiếp cận trong không gian và thời gian cũng không phải nhờ sự tương đồng, cũng không phải nhờ

sự mới mẻ, thường xuyên hay cường độ của kinh nghiệm, trên tất cả, nó được định đoạt bởi ý định của tâm

thức. Cảm giác và ý tưởng chỉ là những tôi tớ, chúng đợi tiếng gọi của ta, chúng không đến nếu chúng ta

không cần. Có một yếu tố tuyển chọn và điều khiển, sử dụng và làm chủ chúng. Cộng thêm vào cảm giác

và ý tưởng, có tâm thức.

Cơ quan tuyển chọn và phối hợp này, theo Kant nghĩ, sử dụng trước tiên hai phương pháp giản dị để phân

loại nguyên liệu đưa đến cho nó: Cảm thức về không gian và cảm thức về thời gian. Như vị tướng lãnh sắp đặt những tin tức gửi đến cho ông tùy theo nơi gởi và thời gian nó được viết rồi tìm ra một thứ tự và một hệ

thống cho tất cả những tin tức ấy; tâm thức cũng vậy, định vị trí cảm giác của nó trong không gian và thời

gian, quy chúng cho sự vật này ở đây hay sự vật kia chỗ nọ, cho thời gian hiện tại này hay cho quá khứ nọ.

Không gian và thời gian không phải là những sự vật được tri giác, mà là những phương pháp tri giác,

những cách sắp đặt cảm tố rời rạc thành cảm giác; không gian và thời gian là những phương tiện để tri

giác.

Chúng có tính chất tiên nghiệm, bởi vì mọi kinh nghiệm có trật tự đều bao hàm và tiên quyết phải có chúng.

Không có chúng, cảm giác sẽ không bao giờ có thể tăng trưởng thành tri giác. Chúng tiên nghiệm bởi vì

không thể quan niệm được rằng có khi nào chúng ta lại có một kinh nghiệm vị lai nào bất cứ, mà không bao

gồm luôn chúng, và bởi vì chúng tiên nghiệm, nên những định luật của toán học, cũng tiên nghiệm, tuyệt đối

và tất yếu.

Không những chỉ có thể, nhưng còn chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy một đường thẳng

nào lại không phải là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm. Toán học, ít nhất, đã được cứu thoát khỏi

thuyết hoài nghi phá hoại của David Hume.

Có thể những khoa học khác cũng được cứu thoát như thế chăng ? Có thể, nếu nguyên tắc căn để của

chúng, luật nhân quả -một nguyên nhân phải luôn luôn được đi kèm bởi một kết quả- có thể được chứng

minh như không gian và thời gian, là một yếu tố nội tại trong mọi quá trình hiểu biết, và không thể quan

niệm trong tương lai sẽ có một kinh nghiệm nào có thể đi ngược lại hay thoát khỏi định luật ấy. Có phải luật

nhân quả của tiên nghiệm và là một điều kiện tiên quyết thiết yếu cho mọi tư tưởng ?

3.2 Phân tích pháp siêu nghiệm

Như thế chúng ta đi từ lãnh vực rộng lớn của cảm giác và tri giác đến căn buồng tối và hẹp của tư tưởng ;

từ cảm giác học siêu nghiệm đến luận lý học siêu nghiệm. Trước tiên chúng ta đi đến sự đặt tên và phân

tích những yếu tố trong tư tưởng ta, những yếu tố mà tâm thức đã cho tri giác đúng hơn là tri giác đã cho

tâm thức, những đòn bẫy đã nâng sự hiểu biết bằng tri giác về sự vật lên đến sự hiểu biết bằng "khái niệm"

ra kiến thức. Hệt như những tri giác đã sắp đặt cảm giác về sự vật trong không gian và thời gian, quan niệm

của sắp đặt những tri giác (những sự vật và biến cố) xung quanh những ý niệm về nguyên nhân, nhất tính,

hỗ tương liên hệ, tất yếu, ngẫu nhiên v.v., những phạm trù này là cơ cấu trong đó tri giác được nhận vào và

qua đó chúng được phân loại và đúc kết thành những khái niệm có trật tự của tư tưởng. Những phạm trù

này chính là tinh thể và đặc tính của tâm thức, tâm thức là sự phối hợp kinh nghiệm.

Lại nữa, ta hãy quan sát ở đây hoạt động của tâm thức mà theo Locke và Hume, chỉ là "chất sáp thụ động" dưới những tác dụng của kinh nghiệm giác quan. Hãy xét một tư tưởng hệ như của Aristote có thể quan

niệm được chăng rằng sự sắp xếp dữ kiện hầu như của toàn vũ trụ kia, lại chỉ xuất hiện do sự ngẫu nhiên hỗn loạn máy móc của chính những dữ kiện ấy ? Hãy nhìn tủ đựng thẻ khổng lồ trong thư viện, được sắp

xếp một cách thông minh liên tục theo ý định của con người. Rồi hãy hình dung tất cả những hộc thẻ này bị

ném vung giữa sàn nhà, các thẻ văng ra tung toé hỗn độn. Ta có thể nào quan niệm được chính những thẻ

rải rác bừa bãi nầy tự đứng lên từ đám hỗn độn, lặng lẽ đi vào vị trí theo mẫu tự và theo đề tài trong những

hộc dành riêng, và mỗi hộc tự đi vào chỗ của nó trong tủ -cho đến khi mọi sự trở lại có trật tự nghĩa lý và

mục đích như cũ ? Ôi, tóm lại, quả là những nhà hoài nghi đã kể cho chúng ta nghe một chuyện thần kỳ !

Cảm giác là một kích thích chưa được tổ chức, tri giác là cảm giác được tổ chức, quan niệm là tri giác được

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 76 - 80)