I. TIỂU SỬ
1. Trang sử oai hùng của người Do-thái
Trang sử của người Do-thái là một trong những trang sử hùng tráng của Âu châu. Họ bị đuổi ra khỏi nước
khi người La Mã chiếm thành Jérusalem năm 70 trước TL. Từ đó đi khắp thế giới để buôn bán. Họ thường
bị kỳ thị và chém giết bởi những người khác tôn giáo như những người theo Thiên chúa giáo hoặc Hồi giáo,
mặc dù giáo lý của các giáo phái này một phần lớn rút từ các kinh sách của người Do-thái. Họ không được
các chính phủ cho phép mua đất đai và làm kỹ nghệ. Họ bị tập trung vào những xóm nghèo khổ, bị dân
chúng hiềm khích và các vua chúa bóc lột. Tuy nhiên với sự nhẫn nại hiếm có, họ vẫn xây dựng được
những thành phố làm vẻ vang cho nền văn minh nhân loại. Mặc dù bị xua đuổi và nguyền rủa khắp nơi, không được đoàn kết thống nhất bởi một cơ cấu chính trị, không có một ngôn ngữ riêng biệt, dân tộc kỳ
diệu này đã giữ được thống nhất trong tâm hồn, trong giòng giống, trong văn hoá, trong tôn giáo, trong tập
tục và nhẫn nại chờ đợi ngày giải thoát. Dân số của họ càng ngày càng tăng và họ đã trở thành những
chuyên viên danh tiếng trong tất cả mọi lĩnh vực. Sau 2000 năm đi lang thang khắp thế giới, dân tộc này đã
tìm lại được quê hương. Còn trang sử nào oai hùng bằng những trang lịch sử kể trên, còn sự vinh quang
nào sáng lạn và đẹp đẽ bằng sự vinh quang kể trên ? Sự tưởng tượng của con người cũng không thể đẹp
bằng câu chuyện thực tế của người Do thái.
Sự phân tán của người Do-thái đã bắt đầu mấy trăm năm trước khi thành Jérusalem thất thủ. Do các hải
cảng Tyre và Sidon, người Do-thái đã phân tán đi khắp các vùng Địa trung hải từ Athènes đến Antioche, từ Alexandre đến Carthage, từ Rome đến Marseilles và đến cả xứ Y-pha-nho (Spain / Espagne) xa xôi. Sau
khi thành Jérusalem bị tàn phá, cuộc di cư trở nên vĩ đại. Có hai đường chính: một đường theo sông
Danuble và sông Rhin để đi vào Ba-lan và Nga-sô, một đường đi đến Y-pha-nho và Bồ-đào-nha (Portugal). Tại Trung âu, người Do-thái đã tỏ ra là những thương gia và tài chánh gia lỗi lạc. Tại những nơi khác họ
hấp thụ văn minh Ả rập về phương diện toán học, y học và triết học để bồi bổ cho văn hoá Do thái trong
những trường danh tiếng ở Cordova Barcelone và Séville. Tại đây trong thế kỷ thứ XII và XIII, người Do-thái
đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn minh đông phương và Âu tây. Tại Cordova một bác sĩ
Do thái tên là Moses Maimonides (1135-1204) đã viết một cuốn sách danh tiếng nhan đề Sách chỉ đường
cho những người lưỡng lự. Ở Barcelone một tác giả Do-thái khác đã góp phần rất lớn trong việc làm sáng
tỏ các giáo lý của họ.
Những người Do thái ở Y-pha-nho làm ăn rất thịnh vượng cho đến năm 1492 khi vua Ferdinand chiếm
bị đàn áp thật sự và bị bắt phải theo Thiên chúa giáo nếu không họ sẽ bị đày và bị tịch biên gia sản. Cuộc đàn áp tôn giáo này không phải hoàn toàn vì lý do tôn giáo mà chính vì nhà cầm quyền Y-pha-nho muốn cướp đoạt tài sản của những người Do Thái. Vua Ferdinand tìm được người Do-thái cũng như Columbus
tìm ra Mỹ châu.
Đa số người Do-thái không chịu theo tôn giáo mới. Nhiều người di cư qua Ý, ở đây họ cũng bị xua đuổi, họ
chạy qua Phi châu, ở đó một số lớn bị mổ bụng vì thổ dân tin rằng trong bụng người Do thái có ngọc ngà
châu báu. Một số đân Do-thái đến Vevise và đã làm cho thành phố này có tầm quan trọng vào bậc nhất.
Chính những người Do-thái đã bỏ ra nhiều tiền để Columbus đi tìm Tân thế giới vì họ hy vọng rằng nhà
thám hiểm này sẽ tìm cho họ một nơi để sinh sống tự do. Hình như Columbus cũng là một người Do-thái.
Một số đông dân Do thái đã dùng đường biển để đến Hoà-lan, nơi đây tương đối họ được chấp nhận. Trong
số những người Do thái di cư qua Hoà-lan có một gia đình tên là Spinoza.
Từ khi người Do-thái bỏ đi, xứ Y-pha-nho trở nên điêu tàn. Trong lúc đó, nhờ tiếp đón người Do-thái, Hoà-
lan đâm ra thịnh vượng. Người Do-thái xây cất thánh đường đầu tiên tại Amsterdam năm 1598 và 75 năm
sau họ xây cất thánh đường thứ hai, một thánh đường nổi tiếng khắp Âu châu. Có lẽ từ đó hạnh phúc đã
đến với người Do-thái nếu ta bằng vào các hoạ phẩm của Rembrandt trình bày những thương gia và giáo sĩ
Do-thái mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. Tuy nhiên vào khoảng giữa thế kỷ XVII có một cuộc tranh
chấp giữa những người Do-thái. Một thanh niên Do-thái bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng của thời đại
phục hưng đã viết sách công kích thuyết tái sinh lên thiên đường. Cuốn sách này không nhất thiết phản lại
giáo lý Do-thái, nhưng giáo quyền bắt buộc tác giả phải phản tỉnh vì họ sợ rằng những tư tưởng của thanh
niên này động chạm đến tín ngưỡng của dân Hoà-lan, vì thuyết tái sinh lên thiên đàng là một trong những tín điều nòng cốt của Thiên-chúa-giáo. Thủ tục phản tỉnh bắt buộc tác giả cuốn sách nói trên phải nằm trước ngưỡng cửa thánh đường và để cho các tín đồ khác đạp lên mình để vào thánh đường. Vì quá tủi nhục tác
giả viết một bài công kích thái độ của giáo hội Do-thái trước khi tự sát. Biến cố này xảy ra năm 1640, lúc này Spinoza được 8 tuổi, đang theo học trường của thánh đường.