MINH TRIẾT VỀ NHÂN SINH

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 102 - 106)

1. Triết học:

Trước hết, hãy xét sự phi lý của lòng ham muốn của cải vật chất. Những kẻ ngu tin tưởng chỉ cần có nhiều

tài sản vào là đủ làm cho ý dục họ hoàn toàn thoả mãn. Người ta tưởng rằng một người có đầy đủ phương

tiện là một người có thể thoả mãn mọi ước muốn. "Người ta thường bị trách cứ là tham tiền hơn mọi thứ, và

yêu tiền hơn bất cứ gì khác; nhưng đối với con người thì đấy là điều tự nhiên không thể tránh khi họ yêu

chuộng cái thứ luôn luôn sẵn sàng tự biến thành bất cứ thứ gì mà những ước vọng lang thang của họ,

những ham muốn muôn mặt của họ để mắt xanh đến. Mọi vật khác chỉ có thể thoả mãn một ước muốn, chỉ

có tiền là tuyệt đối tốt, vì đấy là sự thoả mãn một cách trừu tượng mọi ước muốn" (Tiểu luận, tr. 47). Tuy

nhiên, một đời sống cù chày để thu hoạch tài sản thật là vô dụng nếu chúng ta không biết làm thế nào để

biến tài sản thành lạc thú, và đấy là một nghệ thuật đòi hỏi văn hoá và sự minh triết. Một chuỗi tiếp nối

những đeo đuổi dục lạc không bao giờ đem lại thoả mãn lâu dài, người ta cần phải hiểu những cứu cánh

cũng như hiểu nghệ thuật kiếm phương tiện. "Con người có nhiều định ý để làm giàu gấp ngàn lần định ý

thu nhập văn hoá, mặc dù điều hoàn toàn chắc chắn là "nội tài" của con người đem lại hạnh phúc cho y

nhiều hơn sở hữu "ngoại tài" của y" (Ibid, 11). "Một kẻ không có nhu cầu tâm thức gọi là một con người hủ

lậu" (tr. 41). Y không biết làm gì với sự nhàn rỗi của y - difficilis in otio quies (được bình an trong lúc nhàn rỗi là điều khó) (tr. 39); y hăm hở thèm thuồng đi hết nơi này đến nơi khác để tìm kiếm cảm giác mới, và

cuối cùng y phải chịu hình phạt của kẻ giàu nhàn rỗi hay một kẻ túng dục liều lĩnh - hình phạt ấy chính là nỗi

bực mình, ennui (tr.22).

Không phải tài sản mà chính sự minh triết mới là chánh đạo. "Con người đồng thời vừa là sự nỗ lực hùng

hổ của ý dục (mà trung tâm nằm ở hệ thống sinh sản) vừa là chủ tể bất diệt, tự do, an tịnh của tri thức thuần

khiết (mà trung tâm là não bộ)" (I, 262). Điều kỳ diệu là tri thức, mặc dù là con đẻ của ý dục, song lại có thể

khắc phục nó, khả tính độc lập của tri thức bắt đầu xuất hiện khi trí năng thỉnh thoảng lơ là trong việc đáp ứng những đòi hỏi của dục vọng. "Đôi khi trí năng từ chối không phục tùng ý dục, như khi chúng ta cố gắng

vô vọng vào một việc gì, hay khi ta không thể nào làm cho ký ức nhớ lại một điều đã giao cho nó giữ. Sự

tức giận của ý dục chống lại trí năng vào những dịp như thế làm nổi bật mối liên hệ giữa tri thức và ý chí, và sự khác biệt giữa đôi bên. Quả thế, bị bực tức vì sự giận dữ của ý dục, trí năng đôi khi láu táu mang lại điều

mà ý dục đòi hỏi nhiều giờ sau đó, hay cả đến sáng hôm sau, một cách hoàn toàn bất ngờ và trái mùa" (II,

439). Từ sự phục dịch bất toàn, trí năng có thể đi đến chỗ thống trị ý dục. Theo ý định hay vì cần thiết, con

người có thể thản nhiên chịu đựng hay hoàn thành những hành động có tầm quan trọng ghê gớm đến tính

mạng y - sự tự sát, hành quyết, đấu kiếm và những việc nguy hiểm khác nói chung, những việc mà toàn thể

bản năng thú vật của y chống lại. Trong những trường hợp như thế, chúng ta thấy rõ lý trí đã làm chủ bản năng đến mức độ nào" (I, 112).

Quyền lực này của trí năng đối với ý chí có thể được phát triển tự do, dục vọng có thể bị tri thức tiết chế hay

dập tắt tiếng nói, nhất là cái tri thức có một triết lý tất mệnh công nhận mọi sự là hậu quả hiển nhiên của

những nguyên nhân trước nó. "Trong mười điều khiến ta buồn bực, có hết chín điều sẽ vô hiệu lực đối với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ta nếu ta hiểu rõ nguyên nhân của chúng, và nhờ cậy bớt tính cách tất yếu và thực tính của chúng ... Dây cương và hàm thiết đối với con ngựa bất kham có công dụng thế nào thì trí năng đối với ý chí cũng có công

dụng như thế ấy" (II, 426). "Sự tất yếu ở nội tâm cũng như sự tất yếu ở ngoại cảnh: không gì đem lại cho ta

sự an bình rốt ráo cho bằng một sự hiểu biết rõ ràng" (I, 396). Chúng ta càng hiểu rõ dục vọng đam mê của

chúng ta bao nhiêu, thì chúng càng ít khống chế chúng ta được bấy nhiêu, và "không gì che chở ta thoát

được sự cưỡng bức của ngoại vật cho bằng tự kiềm chế mình" ("Lời khuyên và châm ngôn", tr. 51). "Nếu

bạn muốn khắc phục mọi sự, thì chính bạn hãy phục tùng lý trí" (Si vis tibi omnia subjicere, subjice te

rationi). Kỳ quan vĩ đại nhất trong tất cả, không phải là kẻ chinh phục thế giới, mà chính là kẻ hàng phục

được bản thân.

Như vậy triết lý thanh luyện ý dục. Nhưng triết lý ở đây phải hiểu là kinh nghiệm và tư duy, không phải chỉ là việc đọc sách và nghiên cứu thụ động.

"Khi để những tư tưởng của người khác liên tục tràn vào đầu ta, chúng sẽ hạn chế và đàn áp những tư

tưởng của riêng ta; và cuối cùng làm tê liệt năng lực tư duy. Khuynh hướng của mọi học giả là tống khứ hết

cái nghèo nàn của tâm thức họ bằng cách đưa vào những tư tưởng của kẻ khác... Thật nguy hiểm khi ta

đọc về một vấn đề trước khi chính chúng ta đã suy nghĩ về nó. Khi ta đọc, một người khác suy nghĩ cho ta,

ta chỉ có lập lại quá trình tâm thức của người ấy... Như thế, chuyện xảy ra hầu như thế này: là nếu một

người đọc sách suốt ngày, y sẽ mất dần khả năng suy tưởng ... Kinh nghiệm thế gian có thể xem như một

bài học, mà sự tư duy và hiểu biết về nó là phần bình luận. Khi có quá nhiều tư duy và hiểu biết mà quá ít

kinh nghiệm thì chẳng khác nào những cuốn sách mỗi trang chỉ có hai dòng chính văn mà đến bốn mươi

dòng bình giải". (II, 254, Tiểu luận "Sách và đọc sách", "Lời khuyên và châm ngôn", tr. 21).

Như vậy lời khuyên thứ nhất là: cuộc đời trước sách vở; và lời khuyên thứ hai là chính văn trước bình giải.

Hãy đọc chính những tác phẩm hơn là những sách trình bày và phê bình tác phẩm. Chỉ từ chính những triết

gia chúng ta mới thu thập được những tư tưởng triết học: bởi thế kẻ nào tự thấy mình ưa thích triết học, thì

phải tìm những bực thầy bất tử trong thánh địa an tĩnh của chính tác phẩm họ. Một tác phẩm của thiên tài

đáng giá một ngàn thiên bình luận. Trong những giới hạn ấy, sự theo đuổi văn hoá dù qua sách vở, cũng có

giá trị, vì hạnh phúc tuỳ thuộc những gì ta có trong đầu hơn những gì ta có trong túi. Ngay cả tiếng tăm

cũng là sự điên rồ. "Những cái đầu của kẻ khác là một nơi khốn nạn để làm nhà ở cho hạnh phúc chân thật

của một con người" ("Minh triết và đời sống", tr. 117).

"Một người có thể bị kẻ khác phán đoán thế nào, điều ấy không quan trọng, vì chung quy, mọi người đều cô

độc. Nhưng điều quan trọng là: kẻ cô độc ấy là ai... Niềm hạnh phúc ta nhận được từ chính mình vốn thường lớn lao hơn hạnh phúc mà ta có được từ hoàn cảnh xung quanh... Hình ảnh của thế giới trong đó

một con người sống, chính do cách thế y nhìn thế giới ấy... Vì mọi sự hiện hữu hay xảy đến cho một người

chỉ có trong ý thức y, và chỉ xảy đến cho một mình y, nên điều thiết yếu nhất là sự tạo thành ý thức của y ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì thế Aristote đã nói lên chân lý vĩ đại sau đây: được hạnh phúc có nghĩa là tự mình đầy đủ cho mình"

(Ibid. tr. 27, 4-9).

Cách thoát ra khỏi dục vọng vô bờ chính là sự chiêm quan cuộc đời một cách thông minh, và nói chuyện với

những công trình của vĩ nhân trong mọi thời mọi xứ. Chính cho những tâm hồn biết yêu thương chân lý này

mà những vĩ nhân đã sống. "Trí năng vô vị kỷ vươn lên như một làn hương vượt trên những lỗi lầm và điên

rồ của thế giới ý dục" ("Minh triết về nhân sinh", 34, 108). Phần đông người ta không bao giờ vượt khỏi lối

nhìn vạn vật như đối tượng của dục vọng, do đó mà họ khổ sở. Nhưng thấy được mọi sự chỉ như đối tượng

của tri thức, tức là đã vươn đến tự do.

"Khi một nguyên nhân bên ngoài hay thiên tính bên trong bất chợt nâng ta lên khỏi lòng ham muốn bất tận,

và giải phóng tri thức ra khỏi sự nô lệ ý dục, thì sự chú ý không còn được hướng đến những động lực của

hoàn toàn khách quan, hoàn toàn chú mục vào sự vật trong giới hạn chúng là những ý tưởng, chứ không

phải là những động lực thúc đẩy dục tình. Khi ấy bỗng chốc niềm an lạc mà chúng ta vẫn luôn tìm kiếm nhưng luôn vụt khỏi tầm tay ta để trở lại con đường dục vọng, niềm an lạc ấy sẽ tự ý đến với ta và giảng

hoà với ta. Đấy là trạng huống không khổ đau mà Epicure cho là điều thiện cao tột và là trạng huống của

những thần linh, vì trong lúc ấy chúng ta được giải phóng khỏi những nỗ lực đeo đẳng khốn nạn của ý dục, chúng ta được nghỉ lễ Sabbath, không còn làm tôi mọi nhọc nhằn cho dục vọng, bánh xe của Ixion được

yên nghỉ" *) [(*) I, 254; Theo thần thoại, Ixion bị Jupiter trừng phạt bằng cách trói vào một bánh xe quay bất

tận].

2. Thiên tài

Thiên tài là hình thức tuyệt đỉnh của tri thức vô dục này. Những hình thức thấp nhất của sự sống hoàn toàn

làm bằng ham muốn, vắng bóng tri thức; con người nói chung là một phần lớn ham muốn và rất ít tri thức;

thiên tài là một phần lớn tri thức và rất ít ham muốn. "Thiên tài bao gồm trong điều này: là khả năng hiểu

biết phát triển đến mức độ vô cùng lớn hơn mức cần thiết để phục vụ cho ý dục " (III, 139). Việc ấy cần mọi

sự chuyển dịch năng lực dành cho hoạt động sinh sản thành ra năng lực hoạt động tri thức. "Điều kiện căn để của thiên tài là tính nhạy cảm trội hẳn đến độ bất thường vượt trên năng lực sinh sản" (III, 159). Do đó

có sự thù địch giữa thiên tài và phụ nữ vốn tượng trưng cho sự sinh sản và sự phục tùng của trí năng đối

với dục vọng muốn sống và làm ra sự sống. "Đàn bà có thể có tài lớn, nhưng không thể có thiên tài, vì họ

luôn luôn chủ quan". Đối với họ mọi sự đều riêng tư, và đều được xem như một phương tiện để đạt những

cứu cánh riêng. Trái lại.

"Thiên tài nói giản dị là khách quan tính toàn vẹn nhất, nghĩa là khuynh hướng khách quan của tâm thức...

Thiên tài là năng lực gạt hẳn ra khỏi tầm mắt mình những lợi thú riêng, ước vọng và mục đích riêng, là năng

lực khước từ bản ngã của mình trong một thời gian để có thể đóng vai chủ thể tri giác thuần tuý, thị kiến

sáng suốt về vũ trụ ... Bởi thế sự biểu hiện của thiên tài nơi một nét mặt là ở điểm này: trong nét mặt kia ta (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có thể thấy được một sự thắng vượt quyết định của tri thức đối với ý dục. Trong những nét mặt thông

thường, có sự nổi bật của ý dục, và ta thấy rằng tri thức chỉ hoạt động dưới sự thúc đẩy của ý dục, và chỉ được hướng dẫn bởi những động lực của tư lợi" (I, 249, 243).

Khi giải thoát khỏi ý dục, tri thức có thể thấy được sự vật trong tự thân của chúng; "thiên tài đưa lên cho

chúng ta chiếc kính thần, trong đó mọi sự cốt yếu và ý nghĩa đều được quy tụ lại và hiển lộ được ánh sáng

rõ ràng, còn những gì ngẫu nhiên xa lạ đều bị gạt ra" (I, 351). Tư tưởng đâm thủng dục vọng như ánh mặt

trời xuyên qua một đám mây, làm hiển lộ trọng tâm của sự vật; đặc biệt nó hướng đến "Ý tưởng" kiểu

Platon hay cái tinh yếu phổ quát mà nó chỉ là một hình thể phát xuất từ đấy, hệt như họa sĩ thấy qua người

mẫu mà ông phác họa, không những chỉ cá tính và dáng vẻ của một cá nhân mà còn thấy một tính chất phổ

quát và một thực tại trường cửu mà cá nhân kia chỉ là một biểu tượng, một phương diện để làm hiển lộ. Vậy

thì bí quyết của thiên tài nằm ở sự tri giác một cách sáng suốt vô tư cái khách quan, tinh yếu và phổ quát.

Chính sự mất quân bình ấy khiến cho thiên tài khó thích ứng trong thế giới đầy những hoạt động của ham

muốn, thực tế, tư lợi. Vì thấy quá xa, thiên tài không thấy cái gì gần, nên thường bất cẩn và "quái dị"; trong

khi chú mục nhìn một ngôi sao, ông có thể rơi tòm xuống giếng. Một phần vì thế mà thiên tài không có xã

hội tính, ông chỉ nghĩ đến cái căn để, phổ quát bất diệt, trong khi những kẻ khác nghĩ đến giai đoạn, đặc thù, thức thời. Tâm thức của ông và của những kẻ khác không có gì chung, không bao giờ gặp gỡ. "Thường xã hội tính của một người tỉ lệ với mức độ nghèo nàn về tri thức và nói chung, mức độ tầm thường của y"

(Minh triết nhân sinh, tr. 24). Con người thiên tài có những đền bù cho mình, không cần bạn bè nhiều như

những người sống trong mối lệ thuộc vĩnh viễn vào những gì bên ngoài họ. "Lạc thú mà thiên tài nhận được

từ mọi vẻ đẹp, niềm an ủi mà nghệ thuật đem lại cho ông, mối hăng say nghệ sĩ... giúp thiên tài quên đi

những phiền muộn của cuộc sống, và bù đắp cho nỗi đau khổ càng tăng của ông khi ý thức càng sáng suốt,

và cho sự cô đơn sa mạc của ông giữa một nòi giống khác biệt" (I, 345).

Tuy nhiên, kết quả là thiên tài bị bắt buộc đi vào thế cô lập, và đôi khi vào nỗi điên loạn; tính nhạy cảm quá

độ đã đem lại cho ông khổ đau, tưởng tượng và trực giác hợp lực với nỗi cô đơn và tính khó thích nghi để

bẻ gãy những giây liên lạc giữa tâm thức với thực tế. Aristote một lần nữa lại đúng: "Những người xuất sắc

về triết học, chính trị, thi ca hay nghệ thuật hầu hết đều thuộc loại đa sầu" (Minh triết nhân sinh, 19). Mối liên lạc trực tiếp giữa điên loạn và thiên tài "đã được đặt ra trong những tiểu sử của các vĩ nhân, như Rousseau,

Byron, Alfieri, v.v. Qua một cuộc truy tầm cẩn thận trong những nhà điên, tôi đã khám phá nhiều trường hợp

những con bệnh rõ rệt là có tài lớn, và thiên tài của họ xuất hiện rõ rệt qua cơn điên loạn" (I, 247).

Nhưng chính những người nửa điên nửa tỉnh ấy, những bậc thiên tài là giai cấp quý tộc đích thực của nhân

loại. "Về phương diện trí năng, thiên nhiên rất nặng về quý tộc chủ nghĩa. Những phân biệt mà thiên nhiên

đã thiết lập thường lớn lao hơn những phân biệt do bất cứ quốc gia nào lập ra theo dòng giống, địa vị, tài

một cản trở cho những mục đích thông thường trong đời sống vốn luôn luôn đòi hỏi chú tâm vào những gì

riêng biệt cấp thiết. "Thật ra thiên nhiên định rằng ngay những học giả cũng phải là những người cày ruộng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quả thế, những giáo sư triết phải được đánh giá theo tiêu chuẩn này, và khi ấy ta sẽ thấy những công trình của họ đạt đến mọi mong đợi tốt đẹp" (III, 20).

3. NGHỆ THUẬT

Sự giải phóng tri thức khỏi bị nô lệ ý dục, sự bỏ quên ngã chấp và mối bận tâm vật chất của nó, sự nâng

Một phần của tài liệu Câu Chuyện Triết Học pptx (Trang 102 - 106)