Bảng 4.10: Kết quả nghiên cứu so với giả thuyết kỳ vọng Biến phụ thuộc Biến độc lập Hệ số an toàn vốn (RRTD) Giả thuyết Nghiên cứu Kết quả
nghiên cứu Kết luận
Quy mô ngân hàng (SIZE) - -0.758418 Không có ý nghĩa thống kê Tỷ số tổng tiền gửi trên tổng tài
sản (DEP) + 0.047685**
Chấp nhận giả thuyết Tỷ số tổng dư nợ trên tổng tài
sản (LOAN) - -0.050648** Chấp nhận giả thuyết Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLR) - -0.670840* Chấp nhận giả thuyết Hệ số thanh khoản (LIQ) + -12.22733 Không có ý
nghĩa thống kê Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản
(ROA) + -0.165693
Không có ý nghĩa thống kê Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên
tổng tài sản có sinh lãi (NIM) - 0.743130***
Trái ngược với giả thuyết Đòn bẩy tài chính (LEV) - -0.431892*** Chấp nhận
giả thuyết
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
4.2.1. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam với mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy bằng 0.047685 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản tăng tăng 1% thì hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam tăng 0.047685% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013).
Ngân hàng huy động tiền gửi cần đảm bảo được nghĩa vụ của mình với những người gửi tiền, chính vì thế để huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng đòi hỏi các ngân hàng phải đảm bảo được sự an toàn, thể hiện qua hệ số CAR cao. Nếu ngân hàng có khả năng tài chính tốt thì khách hàng sẵn sàng chấp nhận lãi suất tiền gửi
thấp hơn. Điều này giúp ngân hàng huy động vốn dễ dàng hơn, đảm bảo chất lượng của nguồn vốn và cải thiện lợi nhuận và nâng cao hệ số CAR.
Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng có chi phí thấp hơn chi phí huy động bằng các công cụ tài chính khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Điều này giúp các ngân hàng giảm được chi phí sử dụng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng, tạo điều kiện thuận để ngân hàng tích lũy vốn và tăng hệ số CAR. Mặt khác, khi tiền gửi khách hàng tăng lên, ngân hàng sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.
4.2.2. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam với mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy bằng 0.050648 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng tăng 1% thì hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam giảm 0.050648% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Dreca, N. (2013), Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015), Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).
Khi dư nợ cho vay của ngân hàng tăng lên, trong khi ngân hàng kiểm soát không tốt rủi ro tín dụng có thể làm phát sinh nợ xấu, khiến các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, từ đó làm giảm hệ số CAR.
4.2.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam với mức ý nghĩa 10%. Hệ số hồi quy bằng 0.670840 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tăng 1% thì hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam giảm 0.670840% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Phạm Hữu Hồng Thái (2013).
Khi trích lập dự phòng rủi ro tăng đồng nghĩa với việc gia tăng nợ xấu hay các tài sản có rủi ro trong danh mục cho vay, điều này sẽ làm tăng số tiền dự phòng cho những tài sản rủi ro và từ đó làm giảm hệ CAR.
4.2.4. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lãi
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lãi có tác động cùng chiều với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam với mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi quy bằng 0.743130 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lãi tăng 1% thì hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam tăng 0.743130% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Kết quả nghiên cứu này trái ngược với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013).
Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với thực tế trong giai đoạn tác giả nghiên cứu 2011 – 2017. Đây là giai đoạn mà Chính phủ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng do tình trạng nợ xấu tăng cao. Kết quả nợ xấu đã giảm dưới 3% theo mục tiêu của Chính phủ. Điều này cho thấy các ngân hàng kiểm soát rủi ro tốt hơn, đảm bảo chất lượng tín dụng và giảm phát sinh nợ xấu. Chính vì thế, NIM tăng cùng với việc quản lý tốt chất lượng tài sản giúp cho các ngân hàng gia tăng khả năng sinh lời và từ do tăng hệ số CAR.
4.2.5. Đòn bẩy tài chính
Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam với mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi quy bằng 0.431892 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi đòn bẩy tài chính tăng 1% thì hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam giảm 0.431892% (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra dựa trên nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011).
Ngân hàng có đòn bẩy tài chính cao sẽ có nhiều rủi ro hơn so với ngân hàng sử dụng đòn bẩy thấp. Đòn bẩy tài chính cao cho thấy ngân hàng sử dụng nợ nhiều hơn là vốn chủ sở hữu. Ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao (đòn bẩy thấp) thì sẽ có xu hướng rủi ro tín dụng thấp hơn, khả năng tự chủ tài chính cao, mọi quyết định về vốn huy động và cho vay sẽ không phải chịu nhiều áp lực, giảm sự liều lĩnh
trong kinh doanh, từ đó giảm rủi ro tín dụng. Các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở thấp (đòn bẩy tài chính cao) có thể làm tăng khả năng xảy ra rủi ro đạo đức dẫn đến tăng rủi ro danh mục đầu tư, gia tăng rủi ro tín dụng. Chính vì thế, đòn bẩy tài chính sẽ làm phát sinh rủi ro tín dụng, từ đó làm giảm hệ số CAR.
4.2.6. Quy mô ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng không có tác động với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này khác với giả thuyết nghiên cứu và cùng kết quả với các nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Aspal, P. K., & Nazneen, A. (2014).
Tuy nhiên điều này lại khác với các nghiên cứu về hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn trước đây theo nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013) và Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).
Giai đoạn 2011 – 2017 là giai đoạn hệ thống NHTM Việt Nam đang bước ra khỏi cuộc khủng hoảng, các NHTM chịu nhiều sự quản lý hơn từ NHNN, quan điểm về việc nắm giữ các tài sản rủi ro giữa các NHTM lớn và nhỏ trở nên tương đồng hơn, các NHTM lớn không còn quá mạnh dạn nắm giữ nhiều tài sản rủi ro cũng như không còn gia tăng khoản vay đối với những khách hàng có chất lượng không tốt, các NHTM cũng không tăng trưởng quá nhanh trong giai đoạn này để dẫn đến việc vượt quá khả năng quản lý của bộ máy điều hành, do đó quy mô ngân hàng không có tác động với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn này.
4.2.7. Hệ số thanh khoản
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số thanh khoản không có tác động với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này khác với giả thuyết nghiên cứu và cùng kết quả với các nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).
Sau các sự việc về khó khăn thanh khoản dẫn đến thương vụ hợp nhất ba ngân hàng thương mại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Saigon Commercial Bank, SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank, TNB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank, FCB) năm 2011 và sự việc liên quan đến uy tín của ban lãnh đạo ACB tháng
8/2012 cùng những sự can thiệp mạnh mẽ của NHNN, các NHTM đã chủ động duy trì thanh khoản ở mức phù hợp, nhìn chung hệ số thanh khoản của các NHTM sau các sự việc này không có biến động nhiều, do đó hệ số thanh khoản không có tác động với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn này.
4.2.8. Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản không có tác động với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này khác với giả thuyết nghiên cứu và cùng kết quả với các nghiên cứu của Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015).
Tuy nhiên điều này lại khác với các nghiên cứu về hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn trước đây theo nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013) và Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).
Theo nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011) ở các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, ngân hàng có xu hướng giữ lại lại nhuận để tăng vốn, từ đó giúp tăng hệ số an toàn vốn của các NHTM. Trong khi nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015) lại chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao đã làm cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng cao, đi cùng với đó là tăng trưởng tín dụng nóng, chất lượng tín dụng giảm khiến cho tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao trong giai đoạn 2011-2013, từ đó làm giảm hệ số an toàn vốn của các NHTM.
Thực tế tình hình các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017 vừa phải chịu áp lực về chia cổ tức từ các cổ đông, vừa chịu áp lực về xử lý nợ xấu, tăng chất lượng tín dụng,… có thể là nguyên nhân làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản không có tác động với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã trình bày kết quả phân tích tích định lượng và thảo luận kết quả nghiên cứu đạt được. Cụ thể, tác giả đi thống kê mô tả, phân tích tương quan, hồi quy mô nghiên cứu để tìm ra kết quả định lượng làm cơ sở để phân tích và đưa ra các khuyến nghị phù hợp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đã thảo luận, giải thích về kết quả nghiên cứu đạt được.
Cụ thể, kết quả nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lãi có tác động cùng chiều với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Ngược lại, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Trong khi đó, quy mô ngân hàng, hệ số thanh khoản, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản không có ý nghĩa thống kê.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ