Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47)

3.1.2.1. Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản và được ký hiệu là SIZE. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

SIZE = Ln(Tổng tài sản)

Các ngân hàng lớn có nhiều cơ hội đa dạng hóa danh mục tài sản, khả năng quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn so với các ngân hàng nhỏ, do đó có thể làm giảm rủi ro và dự trữ vốn vượt mức mong đợi thị trường dẫn đến hệ số an toàn vốn (CAR) cao. Hơn nữa, ngân hàng càng lớn càng nắm giữ nhiều tài sản rủi ro, dẫn đến hệ số hệ số an toàn vốn (CAR) càng nhỏ. Ngoài ra, các ngân hàng lớn có thể chấp nhận các rủi ro vượt mức bởi vì nhận được sự bảo vệ của Chính phủ khi ngân hàng rơi vào bờ vực phá sản nên các ngân hàng lớn thường đẩy mạnh gia tăng khoản vay kể cả đối với những khách hàng có chất lượng không tốt và do đó làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn. Mặc khác, các ngân hàng có quy mô lớn sẽ thường đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng nhanh, đến một giai đoạn nhất định, sự tăng trưởng này vượt quá khả năng quản lý của bộ máy điều hành, những rủi ro tiềm ẩn sẽ phát sinh là giảm hệ số an toàn vốn.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Dreca, N. (2013), Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đặt giả thuyết như sau:

H1: Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)