Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ được định nghĩa như là giá trị dự trữ cho những mất mát có thể xảy ra trong tổng số tiền cho vay của ngân hàng trên bảng cân đối kế toán. Hệ số này được tính bằng cách lấy giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ và được ký hiệu là LLR. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
LLR =Dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ
Khi trích lập dự phòng rủi ro tăng đồng nghĩa với việc gia tăng nợ xấu hay các tài sản có rủi ro trong danh mục cho vay, điều này sẽ làm tăng số tiền dự phòng cho những tài sản rủi ro và từ đó làm giảm hệ CAR.
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Phạm Hữu Hồng Thái (2013)
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đặt giả thuyết như sau:
H4: Dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn.
3.1.2.5. Hệ số thanh khoản
Hệ số thanh khoản được xác định như là tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền đối với tổng tài sản của ngân hàng và được ký hiệu là LIQ. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam..
LIQ = Tiền mặt và các khoản tương đương tiền Tổng tài sản
Thanh khoản là một khía cạnh quan trọng phản ánh khả năng của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tín dụng và nhu cầu dòng tiền. Ngân hàng có thể có được quỹ lỏng đủ nếu nó có một vị trí thanh khoản đầy đủ. Gia tăng tính thanh khoản sẽ giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận và nguồn vốn, từ đó làm tăng hệ số CAR. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tính thanh khoản có tác động cùng chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Aspal, P. K., & Nazneen, A. (2014), Phạm Hữu Hồng Thái (2013). Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đặt giả thuyết như sau: