Theo quan điểm của Trần Huy Hoàng (2011), quy mô hoạt động của Ngân hàng Thương mại (NHTM) trên thế giới cũng như ở Việt Nam hầu như là khác nhau, có những ngân hàng với quy mô hoạt động rộng lớn, số chi nhánh nhiều, cơ cấu tổ chức phức tạp, nhưng cũng có những ngân hàng có quy mô hoạt động theo chiều hướng nhỏ. Do vậy, nhà quản lý chính sách ngân hàng cần đưa ra một chính sách quản lý hiệu quả để phát huy hết tối đa khả năng của bản thân ngân hàng. Thông qua các chỉ tiêu tổng tài sản và vốn tự có đánh giá được quy mô của ngân hàng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của ngân hàng
Theo quan điểm của Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015), các ngân hàng lớn có nhiều cơ hội đa dạng hóa, khả năng quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tốt hơn và do đó có thể làm giảm nguy cơ rủi ro so với các ngân hàng nhỏ. Chính vì thế các ngân hàng có quy mô lớn có thể dự trữ vốn vượt mức mong đợi thị trường dẫn đến hệ số CAR cao.
Theo quan điểm của Dreca, N. (2013), lại cho thấy quan điểm ngược lại, ngân hàng càng lớn càng nắm giữ nhiều tài sản rủi ro hơn so với ngân hàng nhỏ, điều đó có nghĩa là ngân hàng càng lớn thì hệ số hệ số an toàn vốn (CAR) càng nhỏ. Các ngân hàng lớn hơn có thể chấp nhận các rủi ro vượt mức bởi vì nhận được sự bảo vệ của Chính phủ khi ngân hàng rơi vào bờ vực phá sản (chức năng người cho vay cuối cùng của NHTW). Do đó, các ngân hàng lớn thường đẩy mạnh gia tăng khoản vay kể cả đối với những khách hàng có chất lượng không tốt và do đó làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn. Mặc khác, các ngân hàng có quy mô lớn sẽ thường trải qua một thời kỳ tăng trưởng nhanh, đến một giai đoạn nhất định, sự tăng trưởng này vượt quá khả năng quản lý của bộ máy điều hành, những rủi ro tiềm ẩn sẽ phát sinh là giảm hệ số an toàn vốn.