Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 51)

Biến Hệ số an toàn vốn Tác giả

Quy mô ngân hàng (SIZE)

+ Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015), -

Dreca, N. (2013), Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015)

Không ý nghĩa Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Aspal, P. K., & Nazneen, A. (2014).

Tiền gửi của khách hàng

(DEP)

+ Phạm Hữu Hồng Thái (2013),

- Dreca, N. (2013),Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015)

Không ý nghĩa Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011),

Dư nợ cho vay trên tổng tài sản

(LOAN)

+ Aspal, P. K., & Nazneen, A. (2014),

-

Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Dreca, N. (2013), Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015), Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).

tín dụng (LLR) Phạm Hữu Hồng Thái (2013)

- Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015),

Không ý nghĩa Dreca, N. (2013), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).

Tính thanh khoản (LIQ)

+ Aspal, P. K., & Nazneen, A. (2014), Phạm Hữu Hồng Thái (2013)

Không ý nghĩa

Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).

Khả năng sinh lợi (ROA)

+ Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), -

Dreca, N. (2013), Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015)

Không ý nghĩa Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015),

Khả năng sinh lợi (ROE)

+ Dreca, N. (2013),

- Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Không ý nghĩa Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015). Thu nhập lãi cận

biên (NIM)

- Phạm Hữu Hồng Thái (2013).

Không ý nghĩa Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Dreca, N. (2013).

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (LEV)

+

Dreca, N. (2013), Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).

- Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011),

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày khái quát cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn. Trên cở sở lý luận và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm làm rõ sự tác động của các yếu đến hệ số an toàn vốn tổi thiểu của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Trong chương 3 tiếp theo tác giả sẽ giới thiệu chi tiết phương pháp để thực hiện nghiên cứu trong điều kiện ở Việt Nam.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1.1. Mô hình nghiên cứu 3.1.1. Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của các NHTM, tác giả quyết định kế thừa kế thừa mô hình nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011) và mô hình nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013) làm mô hình gốc.

Trong đó mô hình nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011) nghiên cứu các yếu tác động đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2006 – 2010, đây là quốc gia có khá nhiều điểm tương đồng với với Việt Nam; mô hình nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013) nghiên cứu về các yếu tố quyết định hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, đây là giai đoạn liền kề trước giai đoạn nghiên cứu của tác giả. Mặt khác, hai mô hình này sử dụng các biến đã được nhiều tác giả nghiên cứu và chứng minh có tác động đến hệ số an toàn vốn của các NHTM.

Mô hình nghiên cứu như sau:

CAR = β0 + β1SIZEit + β2DEPit + β3LOANit + β4LLRit+ β5LIQit + β6ROAit + β7NIMit + β8LEVit + εit

Trong đó:

CAR: Hệ số an toàn vốn SIZE : Quy mô ngân hàng

DEP : Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản LOAN : Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản

LLR : Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ LIQ : Hệ số thanh khoản

ROA : Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản

NIM : Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lãi LEV : Đòn bẩy tài chính

3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu

3.1.2.1. Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản và được ký hiệu là SIZE. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

SIZE = Ln(Tổng tài sản)

Các ngân hàng lớn có nhiều cơ hội đa dạng hóa danh mục tài sản, khả năng quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn so với các ngân hàng nhỏ, do đó có thể làm giảm rủi ro và dự trữ vốn vượt mức mong đợi thị trường dẫn đến hệ số an toàn vốn (CAR) cao. Hơn nữa, ngân hàng càng lớn càng nắm giữ nhiều tài sản rủi ro, dẫn đến hệ số hệ số an toàn vốn (CAR) càng nhỏ. Ngoài ra, các ngân hàng lớn có thể chấp nhận các rủi ro vượt mức bởi vì nhận được sự bảo vệ của Chính phủ khi ngân hàng rơi vào bờ vực phá sản nên các ngân hàng lớn thường đẩy mạnh gia tăng khoản vay kể cả đối với những khách hàng có chất lượng không tốt và do đó làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn. Mặc khác, các ngân hàng có quy mô lớn sẽ thường đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng nhanh, đến một giai đoạn nhất định, sự tăng trưởng này vượt quá khả năng quản lý của bộ máy điều hành, những rủi ro tiềm ẩn sẽ phát sinh là giảm hệ số an toàn vốn.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Dreca, N. (2013), Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đặt giả thuyết như sau:

H1: Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn.

3.1.2.2. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản

Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản ký hiệu là DEP. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

DEP = Tiền gửi khách hàng Tổng tài sản

Ngân hàng huy động tiền gửi cần đảm bảo được nghĩa vụ của mình với những người gửi tiền, lúc này sẽ ảnh hưởng tới vốn của ngân hàng hay chính là sự an toàn của ngân hàng. Huy động vốn từ tiền gửi có chi phí thấp hơn chi phí huy động bằng

các công cụ tài chính khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Khi tiền gửi khách hàng tăng lên, ngân hàng sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Một trong yếu tố để khách hàng lựa chọn gửi tiền là sự ổn định và khả năng tài chính của ngân hàng thể hiện qua hệ số CAR cao. Nếu khách hàng biết rõ về khả năng tài chính của ngân hàng thì họ sẽ chấp nhận lãi suất tiền gửi thấp hơn. Điều này giúp hàng mà huy động vốn dễ dàng hơn, đảm bảo chất lượng của nguồn vốn và cải thiện lợi nhuận và nâng cao hệ số an toàn vốn.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ lệ tiền gửi có tác động cùng chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013).

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đặt giả thuyết như sau:

H2: Tiền gửi của khách hàng có tác động cùng chiều với hệ số an toàn vốn.

3.1.2.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản ký hiệu là LOAN. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

LOAN =Dư nợ cho vay Tổng tài sản

Khi dư nợ cho vay của ngân hàng tăng lên, trong khi nguồn vốn huy động tốt và ổn định với lãi suất huy động thấp hơn lãi suất cho vay giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận và từ đó tăng nguồn vốn, đó là yếu tố làm tăng hệ số CAR. Tuy nhiên, theo quan điểm ngược lai dư nợ cho vay tăng sẽ làm gia tăng tài sản có rủi ro trong quá trình hoạt động và cho vay của ngân hàng, từ đó dẫn đến hệ CAR giảm.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy dư nợ cho vay có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Dreca, N. (2013), Shingjergji, A. và Hyseni, M., (2015), Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015).

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đặt giả thuyết như sau:

H3: Dư nợ cho vay của ngân hàng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn.

3.1.2.4. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ được định nghĩa như là giá trị dự trữ cho những mất mát có thể xảy ra trong tổng số tiền cho vay của ngân hàng trên bảng cân đối kế toán. Hệ số này được tính bằng cách lấy giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ và được ký hiệu là LLR. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

LLR =Dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ

Khi trích lập dự phòng rủi ro tăng đồng nghĩa với việc gia tăng nợ xấu hay các tài sản có rủi ro trong danh mục cho vay, điều này sẽ làm tăng số tiền dự phòng cho những tài sản rủi ro và từ đó làm giảm hệ CAR.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011), Phạm Hữu Hồng Thái (2013)

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đặt giả thuyết như sau:

H4: Dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn.

3.1.2.5. Hệ số thanh khoản

Hệ số thanh khoản được xác định như là tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền đối với tổng tài sản của ngân hàng và được ký hiệu là LIQ. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam..

LIQ = Tiền mặt và các khoản tương đương tiền Tổng tài sản

Thanh khoản là một khía cạnh quan trọng phản ánh khả năng của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tín dụng và nhu cầu dòng tiền. Ngân hàng có thể có được quỹ lỏng đủ nếu nó có một vị trí thanh khoản đầy đủ. Gia tăng tính thanh khoản sẽ giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận và nguồn vốn, từ đó làm tăng hệ số CAR. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tính thanh khoản có tác động cùng chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Aspal, P. K., & Nazneen, A. (2014), Phạm Hữu Hồng Thái (2013). Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đặt giả thuyết như sau:

3.1.2.6. Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản

Lợi nhuận trên tài sản (ROA) là một chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả quản lý tài sản, cho biết chất lượng của công tác quản lý tài sản có trong ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng, đánh giá khả năng tạo tích lũy và đóng góp của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế xã hội. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam..

ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận trên tài sản (ROA) cao, cho thấy công ty quản lý tốt tài sản. Điều này sẽ giúp ngân hàng giảm rủi ro và gia tăng lợi nhuận, ngân hàng sẽ tăng thu nhập giữ lại và từ đó làm tăng nguồn vốn. Chính vì thế, lợi nhuận trên tài sản cao giúp ngân hàng gia tăng hệ số CAR. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi nhuận trên tài sản có tác động cùng chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011). Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đặt giả thuyết như sau:

H6: Lợi nhuận trên tài sản có tác động cùng chiều với hệ số an toàn vốn.

3.1.2.7. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lãi

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản có sinh lãi (hay còn gọi là Thu nhập lãi cận biên - Net Interest Margin, ký hiệu là NIM) của các ngân hàng được định nghĩa là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản Có sinh lãi của ngân hàng. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

NIM =Thu nhập lãi – Chi phí lãi Tổng TS Có sinh lãi =

Thu nhập lãi thuần Tổng TS Có sinh lãi

Thu nhập lãi cận biên tăng đồng nghĩa với việc cho vay tăng lên làm tăng tài sản có rủi ro vì phần lớn lợi nhuận chính của ngân hàng là từ hoạt động cho vay, gián tiếp làm giảm lượng dự trữ và giảm tính thanh khoản của ngân hàng. Chính vì những lý do đó, thu nhập lãi cận biên tăng làm giảm hệ số an toàn vốn. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thu nhập lãi cận biên có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013). Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đặt giả thuyết như sau:

3.1.2.8. Đòn bẩy tài chính

Yếu tố đòn bẩy ngân hàng được đo lường bằng tổng vốn chủ sở hữu trên tổng nợ phải trả và được ký hiệu là LEV. Dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

LEV = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Ngân hàng có đòn bẩy tài chính cao sẽ có nhiều rủi ro hơn so với ngân hàng khác. Các ngân hàng sử dụng đòn bẩy để tăng vốn chủ sở hữu. Do chi phí vốn chủ sở hữu cao, nên các ngân hàng sử dụng đòn bẩy cao sẽ có vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn. Đòn bẩy tài chính cao sẽ phát sinh nhiều rủi ro, dẫn đến tăng chi phí trích lập dự phòng, giảm lợi nhuận ngân hàng và gián tiếp giảm hệ số CAR.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Büyüksalvarci, A. và Abdioglu, H. (2011).

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tác giả đặt giả thuyết như sau:

H9: Đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)