Biểu đồ 5.11 Tổ thành loài cây tái sinh dƣới tán cây mẹ
2.3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CÂY HUỶNH
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) [28] Huỷnh là loài cây gỗ lớn, đƣờng kính ngang ngực có thể đạt trên 1m, thân cây thẳng, hình dáng thân cây đẹp, chiều cao vút ngọn có thể đạt tới 30m. Thân tròn, thẳng, gốc có bạnh vè, vỏ trắng bạc, có nhựa trong, ƣa sáng, thuộc loài cây dễ tính, mọc đƣợc những nơi đất nghèo dinh dƣỡng, đất đá không ngập nƣớc. Cây sinh trƣởng thuộc loại trung bình. Lá kép chân vịt, có từ 3 đến 7 lá chét nhỏ, hình trứng hai đầu nhọn, dài từ 12cm đến 17cm, chiều rộng từ 4cm đến 8cm, mặt trên nhẵn, mặt dƣới phủ vảy bạc. Cuống lá dài từ 8cm đến 20cm. Hoa nhỏ, nhiều, đơn tính, xếp thành chùy ở nách lá. Hoa không cánh tràng, không có nhị lép. Đài hình chuông, ngoài phủ lông hình sao, 10 nhị đực, hợp thành trục. Hoa không có triền, bầu hoa gồm từ 3 đến 5 tâm bì rời, mỗi ô 1 noãn. Quả có cánh dài từ 6cm đến 8cm, chiều rộng từ 1,5cm đến 3cm, có 1 hạt. Khi cây Huỷnh có từ 25 năm đến 30 năm tuổi cho ra hoa, có quả và thƣờng hàng năm ra hoa rất nhiều. Cây thƣờng ra hoa vào tháng 1, tháng 2, quả chín vào tháng 6 và tháng 7 trong năm. Gỗ có lõi màu đỏ, giác màu nâu, thớ mịn, thẳng, mềm, co vừa, dễ uốn, khá bền và dẻo. Gỗ nặng, quý, chịu sơn, chịu va chạm, không mối mọt, chịu nƣớc mặn dùng để đóng thuyền, dùng trong xây dựng và đóng đồ trong gia đình. Gỗ đƣợc ƣa chuộng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ mộc dân dụng, làm đồ trạm trổ. Là loại gỗ đƣợc xếp vào nhóm III theo phân loại nhóm gỗ Việt Nam (1997, 1998), [5], nhƣng hiện nay loài này còn trong tự nhiên rất ít chủ yếu ở các khu rừng đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt.
Huỷnh là cây ƣa sáng, mọc tƣơng đối nhanh, chiếm tầng trên của rừng, thƣờng sống hỗn loài với Gụ, Trƣờng, Trám, Chò, Ràng ràng, Chẹo, Bƣởi bung. Huỷnh thích hợp với các loại đất vàng đỏ phát triển trên đá mẹ granít, phiến thạch mica, phiến thạch sét. Cây ƣa đất tốt, độ dầy tầng đất sâu, độ ẩm
12
cao, còn tính chất đất rừng. Tuy nhiên, nó cũng sống đƣợc ở những nơi có tầng đất mặt nông mỏng từ 20cm đến 40cm. Khi nhỏ Huỷnh thích hợp với ánh sáng nhẹ. Huỷnh tái sinh khá trong vùng phân bố tự nhiên, đặc biệt rừng sau khai thác có độ tàn che 0,3% đến 0,8%, số lƣợng cây tái sinh từ 1.000 đến 1.500 cây/ha với đủ các cấp chiều cao. Lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm của Huỷnh ở rừng trồng có thể đạt từ 0,9cm đến 1,0cm về đƣờng kính và 80-90cm về chiều cao. Từ tuổi 5 đến tuổi 12 có tốc độ sinh trƣởng chiều cao và đƣờng kính nhanh nhất, tƣơng ứng 90-130cm/năm và 1,4-2,0cm/năm.