QUAN ĐIỂM PHƢƠNG PHÁP LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm học của loài cây huỷnh (heritiera javanica (blume) kosterm) phân bố tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 31 - 33)

Biểu đồ 5.11 Tổ thành loài cây tái sinh dƣới tán cây mẹ

3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. QUAN ĐIỂM PHƢƠNG PHÁP LUẬN

Theo Ponitovxxkaia (1961) [59] khi nghiên cứu sâu sắc về những quần xã thực vật phải nghiên cứu tƣờng tận đặc điểm sinh thái học của từng cá thể và các loài cây, về mối quan hệ giữa chúng với hoàn cảnh, chỉ có làm nhƣ vậy thì những tính chất đặc thù của quần thể thực vật mới có thể phát hiện đƣợc, mới đƣợc làm nổi bật.

Trong thực tiễn, nghiên cứu các đặc điểm lâm học của loài cây có nhiều quan điểm khác nhau nhƣ: (1) Nghiên cứu theo hƣớng tập trung vào cá thể loài; (2) Nghiên cứu theo hƣớng tập trung vào quần thể loài; (3) Nghiên cứu theo hƣớng trung hòa hai quan điểm trên. Thái Văn Trừng (1999) cho rằng

“Tuy có sự khác nhau giữa hai quan điểm cá thể và quần thể nhưng không phải là mâu thuẫn tuyệt đối, vì muốn nghiên cứu sâu sắc những quần thể thực vật thì phải nghiên cứu tường tận về sinh thái học và sinh học của từng cá thể và các loài cây, về quan hệ giữa chúng với hoàn cảnh. Chỉ có làm như vậy thì những tính chất đặc thù của quần thể thực vật mới có thể được phát hiện, vai trò của cá thể các loài cây mới được làm nổi bật [51]. Chính vì vậy, quan

điểm thứ ba về sự trung hòa của hai quan điểm cá thể loài và quần thể loài là quan điểm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này.

17

Trong quá trình sinh trƣởng và phát triển, thực vật có tính thích ứng riêng với điều kiện hoàn cảnh và môi trƣờng sống. Do vậy, mỗi loài thực vật đều có sự phân bố riêng của mình. Từ khi tái sinh, sinh trƣởng, phát triển cho đến khi bị diệt vong, cây rừng luôn ở một vị trí nhất định, toàn bộ quá trình biến đổi của cây theo hoàn cảnh và mọi tác động trở lại với cây đều xẩy ra trong hoàn cảnh và môi trƣờng sống của chúng. Vì vậy, khi nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của loài cây không gì tốt hơn là đến tận nơi có cây mọc tự nhiên để nghiên cứu.

Ngoài ra, giữa các loài cây luôn tồn tại mối quan hệ qua lại đặc biệt là rừng hỗn giao nhiệt đới rất phức tạp. Các mối quan hệ có thể là hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Để nghiên cứu đầy đủ các mối quan hệ này cần phải có thời gian rất dài, vì vậy đề tài sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm sinh thái học để tìm hiểu các mối quan hệ đó. Trong thực tiễn để nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây thƣờng có hai cách:

- Những cây có kích thƣớc bé, những cây có tuổi đời ngắn thƣờng đƣợc gieo trồng nhân tạo và có các trang thiết bị khống chế, điều tiết các nhân tố sinh thái nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất, phân bón....Sử dụng phƣơng pháp này thƣờng nhanh chóng đạt kết quả, độ chính xác phụ thuộc vào các thiết bị trang bị.

- Đối với những cây rừng thƣờng sống lâu năm và có kích thƣớc lớn, các phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm nhƣ với cây ngắn ngày chỉ phù hợp với cây khi còn nhỏ (cây mầm, cây mạ và cây con), còn ở giai đoạn cây thành thục thì gặp rất nhiều khó khăn. Để tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài ở giai đoạn cây lớn có hai cách thực hiện:

18

+ Tiến hành nghiên cứu trên các cây tiêu chuẩn hay ô tiêu chuẩn cố định ở điều kiện hoàn cảnh cụ thể nào đó để rút ra kết luận với thời gian lâu dài liên tục nhiều năm.

+ Để rút ngắn thời gian ngƣời ta tiến hành nghiên cứu các đặc tính của loài cây ở các giai đoạn tuổi khác nhau trên nhiều cây tiêu chuẩn, trên các ô tiêu chuẩn tạm thời trong một hoàn cảnh sinh thái xác định với phƣơng châm “lấy không gian thay thế thời gian”, đây là phƣơng pháp thƣờng dùng trong lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc nhanh nhƣng độ chính xác còn hạn chế, phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên và công việc thực hiện.

Trên cơ sở lý luận đó và dựa vào điều kiện thực tế đề tài này sử dụng phƣơng pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố, tiến hành nghiên cứu bổ sung các nội dung còn thiếu và những vấn đề có liên quan, sau đó phân tích các số liệu điều tra để xây dựng cơ sở khoa học, đề xuất định hƣớng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để gây trồng nuôi dƣỡng rừng tự nhiên có loài Huỷnh ở khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm học của loài cây huỷnh (heritiera javanica (blume) kosterm) phân bố tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)