PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm học của loài cây huỷnh (heritiera javanica (blume) kosterm) phân bố tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 33 - 41)

Biểu đồ 5.11 Tổ thành loài cây tái sinh dƣới tán cây mẹ

3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.2. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

3.4.2.1. Phương pháp tiếp cận và sơ đồ khái quát quá trình nghiên cứu

Đối với các nội dung điều tra, đề tài tiến hành tiếp cận nắm bắt thông tin ban đầu thông qua cán bộ Khu Bảo tồn, kiểm lâm sở tại và ngƣời dân địa phƣơng, kết hợp với các tài liệu sẵn có về rừng tự nhiên ở Khu Bảo tồn. Từ đó, tiến hành điều tra trên thực địa.

19

Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu của đề tài

3.4.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên rừng có liên quan tới đề tài.

- Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã đƣợc thực hiện trƣớc đây tại Khu Bảo tồn.

Xác định vấn đề nghiên cứu

Điều tra sơ bộ thực địa

- Rừng tự nhiên

Thu thập tài liệu có liên quan

- Tham khảo các tài liệu có liên quan

- Phân tích, nhận xét sơ bộ

Xử lý số liệu

Phân tích – đánh giá các kết quả nghiên cứu

Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài

20

- Thu thập và kế thừa (nếu có) các tài liệu liên quan đến đề tài đã đƣợc thực hiện trƣớc đây tại Khu Bảo tồn bao gồm bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng thực vật rừng, kết quả điều tra cây gỗ lớn có đƣờng kính ngang ngực trên toàn lâm phận của Khu Bảo tồn năm 2015, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các báo cáo nghiên cứu khoa học ở khu vực, các tài liệu đã công bố hoặc chƣa công bố về thảm thực vật, hệ thực vật và tình hình bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu vực nghiên cứu.

3.4.2.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

a. Phương pháp điều tra phân bố tự nhiên của loài Huỷnh

Căn cứ vào bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn, tiến hành phỏng vấn các công chức kiểm lâm, viên chức Phòng Kỹ thuật Lâm sinh – Đất đai và ngƣời dân địa phƣơng, sau đó đánh dấu và khoanh vẽ khu vực có loài cây Huỷnh phân bố lên bản đồ và dự kiến các tuyến điều tra.

Điều tra trên tuyến: Căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng và khu vực có

loài cây Huỷnh phân bố, sử dụng máy định vị GPS (60s), máy chụp hình, thƣớc dây 50m và địa bàn cầm tay thiết lập 03 tuyến điều tra qua các hệ sinh thái, các trạng thái rừng và các dạng địa hình khác nhau nhƣ sƣờn núi, dông núi, đƣờng mòn dân sinh, các con suối chính. Mỗi tuyến có chiều dài trên 2 km, chiều rộng 20m gồm tuyến Đƣờng be 96, tuyến vào di tích Khu ủy Miền Đông và tuyến đƣờng vào di tích Trung ƣơng Cục Miền Nam. Tổng chiều dài các tuyến điều tra là 11 km.

Trên mỗi tuyến, sử dụng máy định vị GPS (60s) để xác định tọa độ và độ cao so với mặt nƣớc biển làm cơ sở cho việc lựa chọn các vị trí điển hình để lập ô tiêu chuẩn nghiên cứu

21

Căn cứ vào kết quả điều tra theo tuyến, đề tài lựa chọn 02 trạng thái rừng chủ yếu của Khu bảo tồn gồm trạng thái IIb và IIIA1 để lập ô tiêu chuẩn (OTC) nghiên cứu. Trong đó, 16 OTC đƣợc lập ở trạng thái IIb, 11 OTC ở trạng thái IIIA1. OTC đƣợc lập theo phƣơng pháp điển hình, tạm thời, diện tích mỗi ô là 2.000m2 (40m50m).

Trong mỗi OTC tiến hành điều tra, đo đếm các chỉ tiêu: (1) Số cây hiện có trong mỗi OTC;

(2) Xác định tên loài cây trong ô tiêu chuẩn.

Tại hiện trƣờng với những kinh nghiệm của bản thân, có thể xác định tên những loài quen thuộc. Đặc biệt, trong khi lập ô và điều tra thực vật tác giả đƣợc sự giúp đỡ tận tình về định danh và tên khoa học của ThS. Nguyễn Văn Huy Chuyên gia cây rừng và một số cán bộ thuộc Viện Điều tra Quy hoạch rừng.

Hình 3.2. Điều tra và lập ô tiêu chuẩn Hình 3.3. Nhóm giám định cây rừng

(3) Đo đếm các chỉ tiêu sinh trƣởng (Hvn, Hdc, D1.3, Dt) và phân loại chất lƣợng của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn của tất cả các cây Huỷnh có đƣờng kính ngang ngực (D1.3) ≥ 6 cm trong đó:

- Đƣờng kính ngang ngực (D1.3) đƣợc đo bằng thƣớc dây vải dài 1,5m có độ chính xác tới cm (đo chu vi sau đó quy đổi sang đƣờng kính);

22

- Chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dƣới cành (Hdc) đƣợc đo bằng thƣớc đo cao Bummeleiss có độ chính xác đến dm;

- Đƣờng kính tán (Dt) đƣợc đo theo hai chiều Đông Tây - Nam Bắc bằng thƣớc dây sau đó lấy giá trị trung bình

Kết quả đƣợc ghi vào mẫu biểu 01.

Mẫu biểu 01. BIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO

Số hiệu OTC:……. Diện tích OTC: ……... Loại rừng:……... Địa hình:……….… Độ dốc:………... Hƣớng dốc: ... Địa điểm:……... Ngày điều tra:………. Ngƣời điều tra:…...

STT Loài cây C1.3 (cm) D1.3 (cm) Hvn (m) Ddc (m) DT (m) Chất lƣợng Ghi chú ĐT NB TB 1 2 … n

(4). Điều tra cây tái sinh dƣới tán rừng

Trong OTC, tiến hành bố trí 5 ô dạng bản có diện tích mỗi ô là 25m2 (5x5m) với 4 ô ở 4 góc và 01 ô ở giữa ô để điều tra toàn bộ cây gỗ có đƣờng kính ngang ngực nhỏ hơn 6 và chiều cao vút ngọn lớn hơn hoặc bằng 30cm. Kết quả điều tra đƣợc ghi vào mẫu biểu 02

Mẫu biểu 02. ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH

Trạng thái rừng:...ÔTC:...ODB:... Ngày điều tra: ………...Ngƣời điều tra: ………...

23 STT ODB Tên STT cây

Số cây theo cấp chiều cao và chất lƣợng

Tổng < 0,50 (m) 0,50 – ≤ 1,0 (m) 1,01 – ≤ 1,50 (m) > 1,51 (m) T TB X T TB X T TB X T TB X 1 … n

c. Điều tra tổ thành cây đi kèm với cây Huỷnh

Để nghiên cứu đặc điểm đi kèm đề tái tiến hành điều tra 14 hình tròn 6 cây (phƣơng pháp 6 cây), theo phƣơng pháp của nhà lâm học ngƣời Đức Thomasius (1973) [61]. Sử dụng phƣơng pháp điều tra ô 6 cây bằng cách chọn Huỷnh làm cây trung tâm ô điều tra. Đo các chỉ tiêu Hvn, D1.3 (đo chu vi cây sau đó quy đổi sang đƣờng kính), Dt và khoảng cách của 6 cây gần nhất (có đƣờng kính D1.3 ≥ 6 cm) với đối tƣợng nghiên cứu. Tổ thành những loài cây này là tổ thành rừng tự nhiên hỗn giao phù hợp nhất với cây Huỷnh. Kết quả điều tra đƣợc ghi vào mẫu biểu 03.

24

Mẫu biểu 03. BIỂU ĐIỀU TRA Ô HÌNH TRÒN 6 CÂY

Tên loài nghiên cứu: Huỷnh. Khu vực nghiên cứu: ………….

Loại rừng: ……….. Ngày điều tra: ………..

Độ tàn che chung: ………. Ngƣời điều tra: ……….. Địa hình: ……… TT Tên cây C1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) Chất lƣợng Khoảng cách (m) Huỷnh Cây số 1 Cây số 2 Cây số 3 ...

d. Điều tra tái sinh tự nhiên quanh gốc cây mẹ (Huỷnh)

Đề tài tiến hành lựa chọn 14 cây mẹ căn cứ vào số liệu thu thập đƣợc trên các tuyến điều tra sau đó thiết lập các ô dạng bản có kích thƣớc 25m2 (5m x 5m) quanh gốc cây và lập ngẫu nhiên 3 ô dạng bản/cây mẹ (01 ô trong tán, 01 ô nằm ở vị trí ngoài tán và 01 ô ở vị trí ngoài tán cách xa hơn hoặc bằng với thân cây mẹ). Tổng số ô dạng bản đã thiết lập là 42 ô. Trong ô dạng bản tiến hành đo, đếm, đánh giá chất lƣợng của toàn bộ cây tái sinh có D1.3 < 6 cm phân loại theo 4 cấp chiều cao và 3 cấp chất lƣợng khác nhau: Cây tốt (A): là cây có tán lá phát triển đều đặn, thân tròn thẳng, không bị khuyết tật, không bị sâu bệnh; cây trung bình (B): là những cây không lệch tán, phẩm chất cây trung bình, không có hoặc có ít khuyết tật; cây xấu (C): là những cây cong queo, cụt ngọn hay tán lá lệch, sinh trƣởng kém, khuyết tật nhiều, bị sâu bệnh và xác định nguồn gốc tái sinh (hạt, chồi). Kết quả điều tra đƣợc ghi vào mẫu biểu 04

25

Mẫu biểu 04. ĐIỀU TRA TÁI SINH QUANH GỐC CÂY MẸ

Tên loài nghiên cứu: Huỷnh. Trong, ngoài tán: ………... Loại rừng: ………... Ngày điều tra: ………...

Khu vực: ……… Ngƣời điều tra: ………...

TT cây mẹ

TT ODB

Số cây theo cấp chiều cao và chất lƣợng

Tổng < 0,50 (m) 0,50÷≤ 1,0 m 1,01÷ ≤ 1,50 m > 1,51 m T TB X T TB X T TB X T TB X 1 1 2 3 4 2 ...

e. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm đất

Trong các OTC nghiên cứu, đào đại diện 5 phẫu diện đất đại diện để mô tả và lấy đất phân tích ( 02 phẫu diện đất trạng thái rừng IIB và 03 phẫu diện đất trạng thái rừng IIIA1). Mẫu đƣợc lấy theo phƣơng pháp hỗn hợp ở các mẫu điểm lấy từ các phẫu diện trong 1 OTC và ở các độ sâu từ 0cm đến 17 cm, các phẫu diện đại diện sẽ đƣợc đào gần vị trí cây Huỷnh, trong trƣờng hợp tầng đất nông hoặc địa hình khó khăn thì phẫu diện đại diện đƣợc xác định tại vị trí thuận lợi trong 1 OTC. Các mẫu trong 1 OTC đƣợc gộp lại trộn đều rồi lấy đất theo phƣơng pháp đƣờng chéo, mỗi mẫu lấy 1 kg cho vào túi PE (polyetylen) ghi ký hiệu mẫu và phân tích thành phần cơ giới và các chỉ tiêu hóa học của đất (gồm: Thành phần cơ giới; độ pH; hàm lƣợng N,P, K dễ tiêu) tại Phòng phân tích đất Viện Lâm sinh thuộc Viện Lâm nghiệp Việt Nam.

26

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm học của loài cây huỷnh (heritiera javanica (blume) kosterm) phân bố tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)