Khảo lƣợc các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh anh phú (Trang 38 - 43)

Nghiên cứu liên quan trong nƣớc:

Liên quan đến đề tài nghiên cứu về chủ đề nghiên cứu, trƣớc đây đã có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng ở Việt Nam. Các đề tài tiếp cận hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng ở nhiều cấp độ khác nhau với nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu nhƣ sau:

- “Nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập” – Luận án TS – Trần Nguyễn Hợp Châu – 2012: Luận án hình thành hệ thống lý thuyết về đo lƣờng năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế, đồng thời phân tích đƣợc sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của các NH TMVN và đề xuất giải pháp đồng bộ thông qua việc đánh giá năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế của các NH thƣơng mại Việt Nam qua các chỉ tiêu đo lƣờng. Chất lƣợng dịch vụ thanh toán quốc tế là một khía cạnh nhỏ hơn cần làm tốt để các ngân hàng có thể nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế của mình. Tuy nhiên, bài viết năm 2012,

32

đến nay các ngân hàng đã có những bƣớc tiến nhất định, kinh tế chính trị, môi trƣờng vĩ mô đã có thay đổi.

- Bàn về phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế’’, Ngô Xuân Hải – Tạp chí ngân hàng số 20 năm 2007: Bài viết trình bày đƣợc những thuận lợi và cơ hội đồng thời chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Bài báo đƣợc đăng đã khá lâu - năm 2007 nhƣng một số tồn tại này vẫn chƣa đƣợc cải thiện tốt và đòi hỏi cần có bƣớc tiến hơn nữa trong điều kiện kinh tế quốc tế mới hiện nay. Bài báo nhấn mạnh trong mục một số vấn đề cần quan tâm: “Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, trên cơ sở đó, tăng cƣờng tiềm lực tài chính và thay đổi cơ chế quản lý và cách thức quản trị ngân hàng. Việc cổ phần hóa phải lấy mục tiêu hiệu quả hoạt động của ngân hàng là chủ yếu.” Đây cũng là lộ trình sắp tới mà Chính phủ đã đặt ra cho Agribank. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu của bài viết đã khá lâu, do đó đòi hỏi có những nghiên cứu mới hơn.

- “Chất lượng dịch vụ thanh toán nhập khẩu tập trung vào sự hài lòng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hồ Chí Minh” - Luận văn thạc sĩ kinh tế - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, 2016: Luận văn hƣớng đến chất lƣợng dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu ở góc độ sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập từ khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Vietcombank CN TP Hồ Chí Minh. Bài luận văn mới chỉ dừng lại ở các nhân tố tác động sẳn có trong mô hình SERVPERF, chƣa thực sự phù hợp với dịch vụ có tính đặc thù cao nhƣ Thanh toán quốc tế, đồng thời nghiên cứu thực hiện tại Vietcombank, đối tƣợng nghiên cứu khác biệt so với đề tài của tác giả.

- “Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang” Luận văn thạc sĩ

33

kinh tế - Lê Kim Xuân Nhạn. - Tp. Hồ Chí Minh - Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2016: Đề tài nghiên cứu về hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh tỉnh Tiền Giang của Agribank. Bài nghiên cứu có cơ sở nghiên cứu ban đầu khá tƣơng đồng. Tuy nhiên tại thời điểm nghiên cứu khác nhau và tại hai địa phƣơng khác nhau ( Tiền Giang và TP. HCM) dẫn đến điều kiện vĩ mô và quy mô, số lƣợng, hiểu biết của khách hàng sẽ khác biệt.

- “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Vietinbank” – Luận văn thạc sĩ kinh tế/ Dương Ngọc Tuấn – Hà Nội - Đại học ngoại thương , 2015: Hệ thống hóa đầy đủ lý luận, thực tiễn và đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hƣởng đến các phƣơng thức TTQT trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập; Quy mô nghiên cứu trên hệ thống ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam khá lớn, sử dụng khảo sát của khách hàng khó có thể đại diện hợp lý cho tất cả các đơn vị chi nhánh tại nhiều địa phƣơng với thực tế chất lƣợng và nhu cầu dịch vụ khách nhau ở các địa phƣơng.

- “Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của các NHTM Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế - Lê Thị Phương Liên (2012): Bài luận văn đƣợc viết từ năm 2012, đã hệ thống hóa lý thuyết về hoạt động thanh toán quốc tế và đánh giá, đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu không tƣơng thích, phù hợp với đề tài của tác giả.

Nghiên cứu liên quan tại nƣớc ngoài:

- “International trade finance products provided by Kenya Commercial bank limited to small and medium sized enterprises”, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Betty Ongaya Inonda, 2012: Luận văn đánh giá về các sản phẩm tài trợ thƣơng mại đối với khách hàng vừa và nhỏ của các ngân hàng thƣơng mại tại Kenya và đƣa ra khuyến nghị chính sách để phát triển dịch vụ. Bài nghiên cứu thực hiện tại quốc gia có bối cảnh kinh tế khác Việt Nam và thời gian nghiên cứu từ năm 2012.

34

- “Study on the Development of the International Trade Financing of the Commercial Bank in China” Wenbiao Li., 2012 International Conference on Future Electrical Power and Energy Systems: Bài nghiên cứu đánh giá thực trạng, những điểm thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển dịch vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại Trung Quốc và đƣa ra các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế trên hệ thống các ngân hàng thƣơng mại Trung Quốc.

- “Innovations in Trade Financing Process of Commercial Bank”, Yijun Yuan, Xiaowei Dong & Xiaoqing Lv, International Business Research- Vol.1, No.4, October 2008: Bài viết đƣa ra các khái lƣợc về tài trợ ngoại thƣơng và thiên về quy trình và những đổi mới, tái cấu trúc trong quy trình thực hiện hoạt động tài trợ ngoại thƣơng tại ngân hàng thƣơng mại và đƣa ra các kết luận, giải pháp để nâng cao tính hiệu quả và đơn giản hóa quy trình tài trợ ngoại thƣơng, cải thiện chất lƣợng dịch vụ tại các ngân hàng thƣơng mại.

- “Improving the Availability of Trade Finance in Developing Countries: An Assessment of Remaining Gaps”, Marc Auboin, 2016: Bài viết đánh giá thực trạng sử dụng và cung cấp dịch vụ tài trợ thƣơng mại ở các quốc gia đang phát triển nói chung sau khủng hoảng kinh tế dƣới góc nhìn tổng quát kinh tế, chính trị. Từ đó đƣa ra các giải pháp để giải quyết khó khăn trong phát triển tài trợ ngoại thƣơng ở các nƣớc đang phát triển.

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến chất lƣợng dịch vụ thanh toán quốc tế đã đƣa các cách tiếp cận và các phƣơng pháp khác nhau để đánh giá chất lƣợng dịch vụ thanh toán quốc tế. Nói chung các nghiên cứu trong nƣớc đều hƣớng tới việc đánh giá chất lƣợng dịch vụ để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Các nghiên cứu nƣớc ngoài nghiên cứu chủ yếu trên phƣơng diện tài trợ ngoại thƣơng và đƣa ra các giải pháp để cải thiện dịch vụ ở một hoặc một vài quốc gia khác. Các nghiên cứu trên để áp dụng tại Ngân hàng Agribank Anh Phú còn tồn tại một số vấn đề. Thứ nhất, đa phần, các công trình nghiên cứu tập trung

35

vào các ngân hàng khác, vùng miền, địa bàn khác. Thứ hai, về địa bàn và thời gian nghiên cứu có nhiều khác biệt. Đồng thời các tiêu chí đo lƣờng chƣa thể hiện rõ ràng và chƣa bao quát đƣợc tính đặc trƣng của dịch vụ thanh toán quốc tế, đòi hỏi cần phải có nghiên cứu riêng để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank CN Anh Phú.

36

CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh anh phú (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)