Theo Jabari, N., S. Boroujerdi, S. Ghaeini, F. Abdollahi and G. Karimi (2012), bản thân mỗi cá nhân sẽ tồn tại năm tính cách chính: tính hướng ngoại, tính tận tâm, tính dễ chịu, tính ổn định tâm lý, tính sẵn sàng trải nghiệm (và các tính cách ngược lại).
− Tính hướng ngoại (extraversion) bao gồm các tính cách như hòa nhã, nói nhiều,
chia sẻ, quyết đoán, năng động, đầy tham vọng và yêu thích nghệ thuật (Barrick & Mount, 1991), họ mong muốn được khen ngợi, được sự công nhận của xã hội và có được quyền lực (Costa & MacCrae, 1997). Nhìn chung, người có tính cách hướng ngoại thích tìm kiếm và cần các nguồn kích thích từ môi trường xung quanh, thích tìm những cơ hội để gia nhập với người khác. Họ cũng thường rất hăng hái, nhiệt tình, theo trường phái hành động, làm trước nghĩ sau, thích nói chuyện và khẳng định mình. Thái độ của họ thường rất tự tin và thoải mái, tràn trề sức sống và rất tích cực. Trong công việc, họ thường thích làm việc với người khác và thích các công việc có chiều rộng hơn chiều sâu.
− Tính tận tâm (High conscientiousness) là những người làm việc có phương pháp
và hệ thống, đáng tin cậy (Goldberg, 1990). Nhìn chung, những người có sự tận tâm cao trong công việc có trách nhiệm với công việc và thường lên kế hoạch mọi thứ trước hơn là hành động bộc phát. Người có điểm cao ở mặt này thường có mong muốn hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất, và thường đặt ra mục tiêu để đạt được những thành tựu trong công việc. Những đặc điểm tính cách của họ bao gồm ngăn nắp, có hệ thống, cẩn thận, hoàn hảo, suy tính thiệt hơn.
− Tính dễ chịu (Agreeables) bao gồm các tính năng như lịch sự, linh hoạt, tin tưởng,
nói cách khác, những người có tính cách dễ chịu là người thân thiện, có lòng trắc ẩn, dễ động lòng và hợp tác với người khác, họ thường có “đặc tính giúp đỡ” và không cần bất cứ động lực gì khi giúp đỡ. Những người này được miêu tả như ngây thơ và dễ bảo.
− Tâm lý bất ổn bao gồm một vài thuộc tính tiêu cực của tính cách như: lo lắng, chán
nản, tức giận, xấu hổ, lo lắng, và luôn cảm thấy không an toàn (Barrick & Mount, 1991). Những người có điểm cao ở mặt này thường trải nghiệm những cảm xúc u uất, giận dữ, lo sợ, tội lỗi, và ganh ghét cao hơn người thường. Họ thường lý giải những tình huống bình thường dưới dạng nguy hiểm, đáng lo ngại và những khó khăn nhỏ là cực kỳ tuyệt vọng. Họ chú ý quá mức đến vẻ bề ngoài hoặc hành vi của bản thân và gặp khó khăn trong việc kiềm nén cảm xúc.
− Tính sẵn sàng trải nghiệm (opennes to experience) bao gồm các tính năng như: có
trí tưởng tượng, sáng tạo, nhạy cảm, tự lập (Barrick & Mount, 1991; Digman, J., 1990; Goldberg, L.R., 1990). Những người sẵn sàng trải nghiệm thường thích phiêu lưu trải nghiệm, trân trọng nghệ thuật, hiếu kỳ, có những ý tưởng độc đáo, có óc thẩm mỹ. Họ thường rất khó dự đoán và không tập trung.
Những đặc điểm tính cách cá nhân này có thể thấp, cao hay trung bình giữa các cá nhân khác nhau, nhưng những đặc điểm này tồn tại trong nhân cách của mọi người, đó là giả thuyết cơ bản của tất cả các lý thuyết được trình bày bởi các nhà tâm lý học (Kasschau, R.A., 2000).
Từ những năm 1990 về sau, các nhà nghiên cứu đã dần chuyển hướng định nghĩa tính cách như là một nhân tố dự báo về sự cam kết của tổ chức của nhân viên. Có mối quan hệ tích cực giữa nhân viên có tính cách hướng ngoại với sự cam kết tình cảm với tổ chức. Trong khi đó, các nghiên cứu cũng đã nhận ra có mối quan hệ tiêu cực giữa những nhân viên có vấn đề về sự ổn định trong tình cảm và sự cam kết tình cảm với tổ chức (Erdheim, J., M. Wang and M.J. Zickar, 2006; Kumar, K. and A. Bakhshi, 2010). Các nhà nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng tính cách dễ chịu và tận tâm có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa dự đoán sự cam kết tình cảm của nhân viên đối với tổ chức (Hawass, H.H., 2012). Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng
đã kết luận rằng tính cách sẵn sàng trải nghiệm không có ý nghĩa dự đoán về
cam kết tình cảm (Erdheim, J., M. Wang and M.J. Zickar, 2006; Kumar, K. and A.
Bakhshi, 2010). Kappagoda cũng đã kết luận một mối quan hệ tiêu cực trong tính cách sẵn sàng trải nghiệm và cam kết tình cảm (Kappagoda, S., 2013), do đó trong nghiên cứu này, tác giả sẽ loại trừ đặc điểm tính cách sẵn sàng trải nghiệm ra
khỏi sự xem xét mức độ ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Với những nghiên cứu như đã trình bày ở trên, có thể thấy rõ ràng rằng tính cách là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với tổ chức. Trong nghiên cứu này sẽ xem xét sự tác động của các đặc điểm tính cách của nhân viên ngân hàng TMCP Sài Gòn đến sự cam kết gắn bó với tổ chức bao gồm: tính hướng ngoại, tính tận tâm, tính dễ chịu và trạng thái tâm lý ổn định.
Giả thuyết đề xuất:
H6: Tính cách của cá nhân của nhân viên (bao gồm tính hướng ngoại, tính tận tâm, tính dễ chịu và trạng thái tâm lý ổn định) có ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức