Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn khu vực TP HCM (Trang 69 - 73)

Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy

Bảng 4.16: Tóm tắt mô hình hồi quy Mode l R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .855a .731 .725 .34427 2.060 a. Predictors: (Constant), F_GD, F_DK, F_PT, F_QL, F_CH, F_TCCN b. Dependent Variable: F_CKGB

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình ta xem xét giá trị R2 điều chỉnh. Kết quả phân tích cho thấy mô hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với mức ý nghĩa 0,05. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,725 có nghĩa là có khoảng 72,5% sự khác biệt của nhân tố sự cam kết gắn bó được giải thích bởi 6 biến độc lập là: Phần thưởng (PT), Điều kiện làm việc (ĐK), Cán bộ quản lý trực tiếp (QL), Đặc điểm tính cách cá nhân (TCCN), Cơ hội phát triển nghề nghiệp (CH) và Sự hỗ trợ dành cho gia đình (GĐ), còn lại là do các yếu tố khác và sai số.

Tiếp theo tác giả tiến hành phép kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.

Giả thuyết H0 được đặt ra là: β1=β2=β3=β4=β5=β6=0

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình

(Nguồn: Số liệu điều tra 08/2017)

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Trong bảng phân tích ANOVA trên, ta thấy giá trị sig. rất nhỏ (sig. = 0,000), nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy

Kiểm định t được thực hiện để đánh giá ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy. Giả thuyết của kiểm định này là H0: biến độc lập không có tác động lên biến phụ

ANOVAa Mẫu Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 89.410 6 14.902 125.732 .000b Phần dư 32.948 278 .119 Tổng cộng 122.359 284 a. Biến phụ thuộc: F_CKGB b. Dự đoán: (Hằng số), F_GD, F_DK, F_PT, F_QL, F_CH, F_TCCN

thuộc. Giả thuyết này bị bác bỏ khi sig.<0,05. Theo bảng dưới đây ta thấy tất cả các biến độc lập đều có mức ý nghĩa < 0,05 chứng tỏ các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với sự cam kết gắn bó của nhân viên về mặt ý nghĩa thống kê, do đó giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ.

Bảng 4.18: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter Hệ số Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF 1 Hằng số .040 .116 .348 .728 F_PT .260 .025 .374 10.439 .000 .755 1.324 F_DK .093 .025 .131 3.654 .000 .756 1.323 F_QL .082 .027 .116 3.077 .002 .676 1.480 F_TCCN .181 .034 .198 5.243 .000 .676 1.479 F_CH .228 .027 .312 8.393 .000 .700 1.429 F_GĐ .058 .027 .083 2.179 .030 .670 1.492 a. Biến phụ thuộc: F_CKGB

(Nguồn: Số liệu điều tra 08/2017)

Phép kiểm định t nhằm mục đích kiểm tra xem hệ số hồi quy của biến đưa vào có bằng 0 hay không. Đối với mô hình này, hằng số bị loại ra khỏi mô hình vì có sig. lớn hơn 0,05; còn lại các giá trị sig. tại các phép kiểm định đều rất nhỏ chứng tỏ cả 6 biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của mỗi biến đều nhỏ hơn 2 (cao nhất là 1,492) nên hiện tượng đa cộng tuyến không có ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình. Về quy tắc là khi VIF vượt quá 10 là có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa Sự cam kết gắn bó của nhân viên trong tổ chức (CKGB) với các biến độc lập như sau:

CKGB=0,374*PT+0,131*ĐK+0,116*QL+0,198*TCCN+0,312*CH + 0,083*GĐ

Hay được viết lại:

Sự cam kết gắn bó = 0,374*phần thưởng + 0,131*Điều kiện làm việc + 0,116*cán bộ quản lý trực tiếp + 0,198*tính cách cá nhân + 0,312*cơ hội phát triển nghề nghiệp + 0,083*sự hỗ trợ cho gia đình.

Kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập PT, ĐK, QL, TCCN, CH và GĐ đều có Sig. nhỏ hơn 0,05 nên các biến đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Vì vậy ở độ tin cậy 95% các biến độc lập trên đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và các hệ số dốc lần lượt là 0,374; 0,131; 0,116; 0,198; 0,312; 0,083 đều mang dấu dương nên các biến đều có ảnh hưởng cùng chiều với sự cam kết gắn bó của nhân viên.

Tầm quan trọng của các biến PT, ĐK, QL, TCCN, CH và GĐ đối với biến CKGB được xác định căn cứ vào hệ số Beta. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số Beta của yếu tố nào càng lớn thì càng ảnh hưởng quan trọng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với SCB. Do đó, ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự cam kết gắn bó của nhân viên là yếu tố Phần thưởng của tổ chức (Beta = 0,374), tiếp theo là yếu tố Cơ hội phát triển nghề nghiệp (Beta = 0,312), kế tiếp là yếu tố đặc điểm tính cách cá nhân (Beta = 0,198), kế tiếp là yếu tố điều kiện làm việc (Beta = 1,131), tiếp theo là yếu tố cán bộ quản lý trực tiếp (Beta = 0,116) cuối cùng là yếu tố Sự hỗ trợ dành cho gia đình (Beta = 0,083).

Như vậy, theo kết quả hồi quy ta thấy có 6 yếu tố có ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với SCB, đó là: Phần thưởng của tổ chức, Điều kiện làm việc, cán bộ quản lý trực tiếp, đặc điểm tính cách cá nhân, cơ hội phát triển nghề nghiệp và yếu tố sự hỗ trợ cho gia đình. Trong đó, yếu tố Phần thưởng của tổ chức có tác động nhiều nhất đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với SCB, tiếp theo là yếu tố Cơ hội phát triển nghề nghiệp, kế tiếp là yếu tố đặc điểm tính cách cá nhân, kế tiếp là yếu tố điều kiện làm việc, tiếp theo là yếu tố cán bộ quản lý trực tiếp, cuối cùng là yếu tố Sự hỗ trợ dành cho gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn khu vực TP HCM (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)