Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn khu vực TP HCM (Trang 41)

3.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Những nhược điểm của phương pháp này là không xác định được sai số do lấy mẫu. Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích EFA tốt thì cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu nghiên cứu trên một biến quan sát. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 (Hoelter, 1983). Theo Tabachnick & Fidell (2007), kích thước mẫu n >= 8m + 50 (trong đó: n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô hình). Theo mô hình nghiên cứu này, để đảm bảo sự thuận lợi là không bị gián đoạn trong nghiên cứu, tác giả quyết định tiến hành thu thập ba trăm năm mươi bảng câu hỏi. Ba trăm mười bảng câu hỏi thu về. Sau khi làm sạch bảng câu hỏi, tác giả đã loại những bảng câu hỏi mà người trả lời còn bỏ sót nhiều câu trong đó. Cuối cùng, 285 bảng câu hỏi được sử dụng để kiểm định mô hình bằng phương pháp phân tích hồi quy bội.

Đối tượng được chọn để khảo sát trong nghiên cứu này là cán bộ nhân viên SCB đang làm việc tại khu vực Tp.HCM.

3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp chính để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này là chọn mẫu thuận tiện. Tác giả đã đến trực tiếp các Đơn vị của SCB tại khu vực Tp.HCM bao gồm Hội sở, Trung tâm dịch vụ Khách hàng và các Chi nhánh tại địa bàn Tp.HCM để phát bảng khảo sát.

Đáp viên là những cán bộ nhân viên hiện đang làm việc tại SCB khu vực Tp.HCM.

Kết quả trả lời thu được sẽ được lựa chọn và đưa vào phân tích định lượng. Nghiên cứu chính thức này được thực hiện trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình nghiên nghiên cứu đã được trình bày chi tiết ở phần quy trình nghiên cứu.

3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập xong dữ liệu bằng các câu hỏi phỏng vấn, các bảng phỏng vấn sẽ được xem xét để loại đi một số phỏng vấn không đạt yêu cầu cho nghiên cứu. Các bảng câu hỏi đạt yêu cầu sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch bằng phần mềm SPSS 22. Các dữ liệu sẽ được xử lý thông qua các công cụ phân tích của phần mềm SPSS 22 như: thống kê mô tả, bảng tần số, kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội và kết quả thu được sẽ được trình bày dưới dạng báo cáo nghiên cứu.

Dữ liệu sau khi làm sạch dùng các công cụ thống kê mô tả thông qua việc đo lường các đại lượng như trung bình (mean), phương sai, độ lệch chuẩn để tóm tắt các dữ liệu thu thập được. Sử dụng thống kê mô tả để thống kê về tần số, tỷ lệ phần trăm các thuộc tính của mẫu.

Tiếp theo, sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến 1 là thang đo lường tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được

còn các biến có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Sau đó, những biến nào đạt chuẩn Cronbach’s Alpha sẽ được dùng để phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Sau khi các biến đã được phân tích nhân tố khám khá (EFA), tiếp tục đưa vào phân tích hồi quy đa biến. Trong bước này, sẽ thực hiện kiểm định tương quan giữa các biến với nhau và kiểm định độ phù hợp của mô hình. Phân tích nhân tố EFA được sử dụng nhằm xác định các nhân tố và biến quan sát giải thích cho nhân tố (kiểm định giá trị thang đo), biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) ≥ 0.5, kiểm định KMO (Kaise Mayer – Alkin) thỏa 0.5 ≤ KMO ≤1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích từ 50% trở lên; nếu KMO ≥ 0.9: rất tốt; KMO ≥ 0.8: tốt; KMO ≥ 0.7: được; KMO ≥ 0.6: tạm được; KMO ≥ 0.5: xấu; KMO ≤ 0.5: không thể chấp nhận được (Kaiser, 1974 được trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Xét mối tương quan giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập qua phân tích tương quan Pearson. Nếu hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có mối liên hệ với nhau, khi đó phân tích hồi quy là phù hợp. Ngược lại, nếu các biến độc lập cũng có hệ số tương quan với nhau lớn hơn 0.850 (Johnn và Benet-Martinez, 2000) thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy đang xét.

Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng như sau:

Y=β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + ε

Trong đó:

Y: Sự cam kết gắn bó với tổ chức X1: Phần thưởng

X2: Cán bộ quản lý trực tiếp X3: Cơ hội phát triển nghề nghiệp X4: Sự hỗ trợ dành cho Gia đình X5: Điều kiện làm việc

X6: Đặc điểm tính cách nhân viên

βi: Hệ số hồi quy riêng phần tương ứng với các biến độc lập ε: Sai số ước lượng

3.5. Tóm tắt

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và mô hình lý thuyết về tác động của các yếu tố đến sự cam kết gắn bó với tổ chức. Phần phương pháp nghiên cứu đã nêu lên được phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng và xây dựng quy trình nghiên cứu; xác định số lượng mẫu tối thiểu là 285 mẫu và lấy mẫu trên tổng thể nhân viên đang làm việc tại SCB khu vực Tp. Hồ Chí Minh; nghiên cứu cũng đã xác định được phương pháp thu thập dữ liệu đồng thời trình bày cụ thể về các bước xử lý và phân tích dữ liệu gồm đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ lần lượt trình bày về các thông tin mẫu nghiên cứu, phân tích thống kê mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên, trình bày các bước phân tích dữ liệu gồm đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy và kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân đến sự cam kết gắn bó của nhân viên.

4.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu

Mẫu tham gia nghiên cứu được gửi trực tiếp cho 350 các đáp viên tương ứng với 350 bảng câu hỏi, số bảng câu hỏi được trả lời thu về là 310, sau khi loại trừ những phiếu khảo sát không đạt yêu cầu như không đầy đủ các mục khảo sát, không đảm bảo về chất lượng thông tin, không đảm bảo về tính khách quan… tác giả đã chọn 285 bảng trả lời để đưa vào nhập liệu phân tích. Thống kê mẫu nghiên cứu theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác tại SCB, bộ phân làm việc, thu nhập bình quân/tháng cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu

Phân loại Mẫu n=285

Tần số Phần trăm (%) Giới tính Nam 137 48.1 Nữ 148 51.9 Độ tuổi Dưới 25 tuổi 41 14.4 Từ 25 đến dưới 30 tuổi 147 51.6 Từ 30 đến dưới 40 tuổi 83 29.1 Từ 40 tuổi trở lên 14 4.9 Học vấn Trung cấp/Cao đẳng 58 20.4 Đại học 185 64.9 Sau Đại học 29 10.2 Khác 13 4.6

Phân loại Mẫu n=285

Tần số Phần trăm (%)

công tác Từ 2 đến dưới 3 năm 77 27 Từ 3 đến dưới 5 năm 111 38.9 Từ 5 năm trở lên 46 16.1 Bộ phận làm việc Dịch vụ Khách hàng 100 35.1 Kinh doanh 80 28.1 Hỗ trợ 102 35.8 Khác 3 1.1 Thu nhập bình quân/tháng Dưới 07 triệu đồng 29 10.2 Từ 07 đến dưới 10 triệu đồng 127 44.6 Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng 86 30.2 Từ 15 triệu đồng trở lên 43 15.1

(Nguồn: Số liệu điều tra 08/2017)

Kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ nam nữ khá đồng đều với tỷ lệ nữ chiếm 51,9%, tỷ lệ nam chiếm 48,1%. Độ tuổi của đáp viên chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 25 đến dưới 30 tuổi (chiếm 51,6%), kế đến là từ 30 đến dưới 40 tuổi (chiếm 29,1%), nhóm tuổi dưới 25 chiếm tỷ trọng 14,4%, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nhóm tuổi là độ tuổi từ 40 tuổi trở lên (với 4,9%). Về học vấn, có 64,9% đáp viên trình độ Đại học, 20,4% đáp viên trình độ Trung cấp/Cao đẳng, 10,2% đáp viên trình độ sau đại học và 4,6% đáp viên thuộc nhóm trình độ khác. Kết quả thống kê về thâm niên công tác cho thấy có 38,9% đáp viên có thâm niên công tác từ 3 năm đến dưới 5 năm, 27% đáp viên làm việc từ 2 năm đến dưới 3 năm tại SCB, 17,9% đáp viên làm việc tại SCB dưới 2 năm và 16,1% cán bộ nhân viên làm việc từ 5 năm trở lên tại SCB. Về bộ phận làm việc, có 35,1% đáp viên làm việc tại bộ phận Dịch vụ Khách hàng, 28,1% đáp viên làm việc tại Bộ phận kinh doanh, 35,8% đáp viên làm việc tại các Phòng thuộc bộ phận hỗ trợ và 1,1% đáp viên làm việc tại các Bộ phận khác. Xét về yếu tố thu nhập bình quân/tháng, có 44,6% người được khảo sát có thu nhập từ 7 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng, 30,2% thu nhập từ 10 triệu

đồng đến dưới 15 triệu đồng, 15,1% đáp viên có thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên và 10,2% đáp viên có thu nhập bình quân/tháng dưới 7 triệu đồng.

4.2. Các thông số thống kê mô tả của các biến quan sát 4.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập 4.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập

Theo bảng kết quả thống kê cho thấy, nhân viên đánh giá các yếu tố từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Nghĩa là với cùng một phát biểu, có nhân viên hoàn toàn không đồng ý, nhưng cũng có nhân viên hoàn toàn đồng ý. Điều này là do tại SCB có nhiều bộ phận công việc khác nhau và nhìn nhận chủ quan của mỗi nhân viên là khác nhau nên đánh giá của nhân viên cũng có sự khác biệt.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến độc lập Yếu tố Biến quan sát Giá trị

nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Phần thưởng PT1 1 5 3.24 1.186 PT2 1 5 3.32 1.065 PT3 1 5 3.39 1.180 PT4 1 5 3.30 1.183 Cán bộ quản lý trực tiếp QL1 1 5 3.36 1.147 QL2 1 5 3.28 1.153 QL3 1 5 3.27 1.145 QL4 1 5 3.46 1.012 QL5 1 5 3.38 1.128 Cơ hội phát triển nghề nghiệp CH1 1 5 3.39 1.109 CH2 1 5 3.31 1.125 CH3 1 5 3.49 .992 CH4 1 5 3.40 1.133 CH5 1 5 3.31 1.105 Điều kiện làm DK1 1 5 3.32 1.067 DK2 1 5 3.39 1.183

Yếu tố Biến quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn việc DK3 1 5 3.46 1.130 DK4 1 5 3.28 1.144 Sự hỗ trợ dành cho gia đình GD1 1 5 3.41 1.146 GD2 1 5 3.51 .948 GD3 1 5 3.42 1.150 GD4 1 5 3.44 1.135 Đặc điểm tính cách cá nhân TCHN1 1 5 3.41 1.173 TCHN2 1 5 3.34 1.129 TCHN3 1 5 3.30 1.081 TCHN4 1 5 3.28 1.107 TCDC1 1 5 3.33 1.174 TCDC2 1 5 3.26 1.155 TCDC3 1 5 3.33 1.143 TCTT1 1 5 3.41 1.221 TCTT2 1 5 3.32 1.196 TCTT3 1 5 3.33 1.137 TCOD1 1 5 3.19 1.169 TCOD2 1 5 3.20 1.135 TCOD3 1 5 3.28 1.191

(Nguồn: Số liệu điều tra 08/2017)

Nhìn vào bảng thống kê mô tả ta thấy giá trị trung bình (mean) của các biến độc lập có sự khác biệt khá cao, từ 3.19– 3.51. Điều này chứng tỏ rằng có sự đánh giá khác nhau về mức độ quan trọng giữa các biến độc lập.

4.2.1. Thống kê mô tả biến phụ thuộc

Nhìn vào bảng thống kê mô tả ta thấy, các biến quan sát trong thang đo sự cam kết gắn bó của nhân viên có giá trị trung bình (mean) khá cao, từ 3,00 - 3,10. Điều này cho thấy nhân viên có sự mong muốn gắn bó lâu dài với SCB.

Bảng 4.3: Thống kê mô tả sự cam kết gắn bó của nhân viên Yếu tố Biến quan sát Giá trị

nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Sự cam kết gắn bó CKGB1 1 5 3.09 .813 CKGB2 1 5 3.00 .794 CKGB3 1 5 3.01 .822 CKGB4 1 5 3.02 .807 CKGB5 1 5 3.04 .832 CKGB6 1 5 3.06 .831 CKGB7 1 5 3.10 1.109

(Nguồn: Số liệu điều tra 08/2017)

4.3. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố. Theo Bùi Nguyên Hùng và Võ Khánh Toàn (2005), trích từ Jabnoun & Al-Tamimi (2003) “Measuring perceived service quality at UAE commercial banks”, International Joural of Quality and Reliability Management (2004), hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến “rác”, các biến có hệ số tương quan tổng biến (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Đồng thời, thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (Nunnally & Bennstein, 1994). Độ tin cậy được dùng để mô tả độ lỗi của phép đo, bởi vì ta không thể biết chính xác mức độ biến thiên của biến đúng và biến lỗi, không thể tính được trực tiếp mức độ tin cậy của thang đo. Tuy nhiên, chúng ta có thể thiết lập độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số này cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi, được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến (Bob E.Hays, 1983).

4.3.1. Thang đo biến độc lập

Thang đo Phần thưởng có hệ số Cronbach Alpha = 0,836 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.4: Độ tin cậy của thang đo Phần thưởng Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến PT1 10.01 8.317 .667 .792 PT2 9.93 9.132 .626 .810 PT3 9.86 8.067 .720 .767 PT4 9.95 8.402 .654 .798

(Nguồn: Số liệu điều tra 08/2017)

Thang đo Cán bộ quản lý trực tiếp

Thang đo Cán bộ quản lý trực tiếp có hệ số Cronbach Alpha = 0,838 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.5: Độ tin cậy của thang đo Cán bộ quản lý trực tiếp Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến QL1 13.39 12.464 .641 .805 QL2 13.47 12.285 .663 .799 QL3 13.48 12.032 .709 .786 QL4 13.29 14.031 .517 .837 QL5 13.36 12.352 .674 .796

(Nguồn: Số liệu điều tra 08/2017)

Thang đo Cơ hội phát triển nghề nghiệp có hệ số Cronbach Alpha = 0,820 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.6: Độ tin cậy của thang đo Cơ hội phát triển nghề nghiệp Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến CH1 13.51 11.216 .668 .768 CH2 13.58 11.406 .624 .782 CH3 13.41 12.925 .491 .818 CH4 13.49 11.124 .662 .770 CH5 13.59 11.546 .618 .783

(Nguồn: Số liệu điều tra 08/2017)

Thang đo Điều kiện làm việc

Thang đo Điều kiện làm việc có hệ số Cronbach Alpha = 0,831 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn khu vực TP HCM (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)