Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 32)

1.4.2.1. Yếu tố vĩ mô

- Môi trường chính trị, chính sách pháp luật của Nhà nước

Chính sách của cơ quan quản lý vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng.Hoạt động của NHTM thực hiện

trong khuôn khổ hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước. Nhà nước bằng các công cụ chính sách của mình sẽ điều tiết nền kinh tế sao cho phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội. Một động thái nhỏ của cơ quan quản lý vĩ mô sẽ tác động rất lớn tới tất cả hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng. Vì vậy, một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng, cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo được chất lượng tín dụng của các NHTM và ngược lại.

- Môi trường kinh tế - xã hội

Sự phát triển kinh tế - xã hội kéo theo sự gia tăng trong thu nhập dân cư, sự cải thiện và nâng cao mức sống trong xã hội mà điều này có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng bán lẻ. Quá trình này làm gia tăng những nguồn thu mới cho NHTM đồng thời cũng gia tăng chi phí cho ngân hàng và dẫn đến việc các ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Sự biến động quá nhanh không dự đoán được của nền kinh tế, xã hội là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn đối với NHTM. Quá trình tự do hóa nền kinh tế tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người đi vay từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô khác

Thiên tai, hỏa hoạn, động đất, biến động của thị trường trong và ngoài nước… nhiều khi gây hậu quả rất xấu dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ là khó khăn hoặc không thể trả được nợ khiến cho chất lượng các khoản tín dụng bị giảm sút.

1.4.2.2. Các yếu tố liên quan đến khách hàng và đối thủ cạnh tranh

- Khả năng tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng

Khả năng tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn trả nợ ngân hàng của khách hàng. Nếu khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ là điều kiện để khách hàng có thể trả gốc và lãi cho ngân hàng đấy đủ và đúng hạn.

Năng lực quản lý của người đi vay ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Nếu khách hàng đi vay là người có năng lực quản lý tốt, có kinh nghiệm, nhạy bén trong kinh doanh, dễ dàng thích nghi với những điều kiện thay đổi thì sẽ dễ dàng nắm bắt được những điều kiện có lợi cũng như hạn chế được những điểm không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nguồn trả nợ ngân hàng cũng trở nên chắc chắn hơn.

Ngược lại, nếu khách hàng đi vay là người có năng lực quản lý kém, không thích nghi được với những thay đổi của môi trường thì nguy cơ thất bại trong kinh doanh là rất lớn, có thể xảy ra thua lỗ trong kinh doanh, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ ngân hàng do đó xảy ra rủi ro tín dụng và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Tư cách, đạo đức của khách hàng vay vốn: Đây là rủi ro lớn nhất đối với hoạt động tín dụng bán lẻ. Với đặc điểm là sản phẩm tín dụng cung cấp cho đối tượng là các khách hàng cá nhân, hộ gia đình nên số lượng khách hàng là rất lớn. Do đó việc kiểm soát khách hàng gặp nhiều khó khăn và với số lượng khách hàng đa dạng rộng khắp như vậy thì không thể tránh khỏi trường hợp khách hàng có tư cách đạo đức không tốt, chây ì, lừa đảo, bất hợp tác đối với ngân hàng. Điều này dẫn đến rủi ro tín dụng và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bán lẻ.

- Các yếu tố liên quan đến đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng trở nên quyết liệt khi các ngân hàng đều muốn mở rộng thị phần, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng phải không ngừng cải tiến nếu không muốn bị tụt hậu lại phía sau. Cạnh tranh cũng buộc các ngân hàng phải áp dụng công nghệ tiên tiến, thay đổi về chính sách khách hàng cho phù hợp, tăng cường các hoạt động marketing và đặc biệt là phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

1.5 Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng – kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. nước trên thế giới.

Kinh nghiệm của NHTM ở Thái Lan

Mặc dù có bề dày kinh nghiệm nhưng vào năm 1997-1998, hệ thống NH Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng Tài chính – Tiền tệ. Trước tình hình

đó, các Ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng.

Thứ nhất: Tách bạch, phân rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở các NH Bangkok bank và Siam comercial bank (SCB). Còn quy trình cho vay của Kasikom bank lại được tổng kết như sau: tiếp xúc khách hàng/ phân tích tín dụng/ đánh giá rủi ro/ quyết định cho vay/ hoàn thành thủ tục giá tờ/ đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Thứ hai: Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng Rất nhiều NH của Thái Lan trước đây quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì vậy hậu quả nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997-1998). Sở dĩ có điều này là vì một số NH không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong qúa trình cho vay. Từ thực tế đó, Các NH không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của KH như: tư cách/ mức độ uy tín/ thành viên gia đình/ năng lực quản trị và điều hành/ hiệu quả kinh doanh…

Thứ ba: Cho điểm khách hàng. Siamcity bank (SCIB) đã áp dụng việc cho điểm KH, để quyết định cho vay đối với TD bán lẻ. NH đã ứng dụng xếp hạng tín dụng như là một công cụ quyết định trong việc cho vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố, cho vay cá nhân. NH đã sử dụng mẫu giao dịch của KH hiện có về lịch sử pháp lý, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán và số liệu lịch sử khác: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm làm việc, số dư tiền gửi khách hàng… để dự báo rủi ro, ra quyết định cho vay.

Thứ tư: Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng.

Thư năm: Giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, NH rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về Khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý các tình huống rủi ro.

Kinh nghiệm mô hình quản lý rủi ro tín dụng ở Mỹ

Citibank là một trong những ngân hàng hàng đầu ở Mỹ và trên thế giới. Hiện nay, citibankđã áp dụng một mô hình quản lý rủi ro như sau:

Citibank sử dụng kết hợp cả mô hình định tính và định lượng trong đo lường rủi ro tín dụng. Đặc biệt hệ thống tính điểm tín dụng của ngân hàng cung cấp một ngôn ngữ tạo điều kiện để mô tả và so sánh dư nợ tín dụng của citibank cho tất cả các trường hợp vay vốn. Hệ thống tính điểm tín dụng từ 1 đến 10. Hạng tốt nhất là hạng 1 và mức độ đánh giá giảm dần cho các thứ tự tiếp theo. Một khách hàng ở hạng 1 được coi là không có rủi ro. Hạng 10 là mức thấp nhất cho thấy khách hàng “bị nghi ngờ” hoặc lỗ. Hạng từ 1-4 được coi là đáng để đầu tư, hạng từ 5-10 là không nên đầu tư. Hệ thống cho điểm tín dụng của Citibank có nhiều ưu điểm trong việc đánh giá khách hàng nhanh và chính xác.

Citibank xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro theo mô hình tập trung. Hoạt động quản lý rủi ro được tập trung tại Hội sở chính và chia 3 bộ phận chức năng: Bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ.

- Bộ phận tác nghiệp: là đối thoại, trả lời các yêu cầu của khách hàng, đánh giá sơ bộ rủi ro và thực hiện cho vay khách hàng.

- Bộ phận quản lý rủi ro: đánh giá khách hàng, xét duyệt và thông qua khoản vay, xây dựng mức độ rủi ro chấp nhận.

- Bộ phận quản lý nợ: Kiểm tra hồ sơ và việc thanh toán gốc lãi; quản lý thời gian hoàn trả; định giá lại các khoản thế chấp; xem xét lại trạng thái dư nợ.

Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn cúa NHTM ở Hàn Quốc

Giải pháp được áp dụng thông thường cho nợ quá hạn, nhất là nợ quá hạn không thu hồi được của các quốc gia là thành lập các công ty quản lý nợ. Hàn Quốc cũng tiến hành xử lý nợ quá hạn bằng cách thành lập công ty quản lý tài sản Hàn Quốc(Kamco). Kamco có nhiệm vụ xử lý các khoản nợ thông qua bán đấu giá. Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Kamco được cơ cấu lại và bắt đầu thực hiện xử lý các tài sản nợ đọng của các tổ chức tài chính và đóng góp vào sự phục hồi của nề kinh tế Hàn Quốc. Theo luật Hàn Quốc, Kamco được quyền quyết định thời điểm, khối lượng, phương thức mua và giá mua. Trong đó yếu tố giá mua là quan trọng nhất trong việc mua nợ tồn đọng. Việc đánh giá thực trạng sau khi mua, Kamco sẽ tự thực hiện hoặc nhờ các đơn vị trung gian khác và việc đưa ra chính sách xử lý tài sản sẻ phụ thuộc vào việc đánh giá thực trạng.

Nguyên tắc xử lý nợ quá hạn của Kamco là: Xử lý nhanh với giá trị thu hồi cao nhất. Quá trình phát mãi tài sản rõ ràng và mua bán công bằng. Đối với những tài sản có giá trị nhỏ và dễ bán, Kamco thực hiện bán càng nhanh càng tốt. Đối với những giá trị tài sản có giá trị lớn Kamco áp dụng biện pháp quảng bá giá trị tài sản. Các phương thức xử lý nợ quá hạn được Kamco thực hiện như sau:

- Phát mãi tài sản trực tiếp bao gồm bán buôn danh mục tài sản, chứng khoán hóa tài sản, đấu giá, bán lẻ các khoản nợ quá hạn..

- Cơ cấu lại nợ bao gồm chiết khấu, điều chỉnh lãi suất, gia hạn nợ… - Khôi phục các doanh nghiệp bao gồm trợ cấp, cấp tín dụng..

Kamco đã giải quyết thành công vấn đề nợ quá hạn tại Hàn Quốc.

Kết luận chương 1

Chương 1 của khóa luận đã đề cập đến một số lý luận chung về tín dụng nói chung cũng như tín dụng ngân hàng nói riêng, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò và bản chất của tín dụng. Chương 1 cũng đã nói đến những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vấn đề chất lượng tín dụng là một vấn đề mang tính chất phức tạp và mang cả tính chất trừu tượng và cụ thể nên hệ thống các chỉ tiêu không mang tính chất tuyệt đối chính xác. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của NHTM đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Việc nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của các ngân hàng, đảm bảo cho các NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV DAK LAK

2.1. Đánh giá chung môi trường kinh doanh tại Dak Lak 2.1.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh 2.1.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh

Giai đoạn 2010-2015, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Dak Lak nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó lường. Đó là tình hình suy thoái kinh tế của nhiều nước và khu vực trên thế giới. Những vấn đề mới phát sinh do các tranh chấp trên Biển Đông; doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thua lỗ, giải thể; khô hạn diễn ra khốc liệt..

* Một số chỉ tiêu đạt được của tỉnh Dak Lak:

Trong năm 2015, trong điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, nhưng kinh tế xã hội tỉnh Dak Lak vẫn đạt mức tăng trưởng cao so với toàn quốc

- Tổng sản phẩm xã hội đạt 41.091 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), bằng 99,3% kế hoạch, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: i) Nông – lâm - ngư nghiệp ước đạt 16.950 tỷ đồng; ii) Công nghiệp - xây dựng đạt 6.760 tỷ đồng ; iii) Khu vực dịch vụ đạt 14.087 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn ước đạt 47. 686 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014

- Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 3.341 tỷ đồng, đạt 91,5% dự toán HĐND tỉnh giao (bằng 94,8%/năm so với cùng kỳ năm.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 650 triệu USD đạt 86,7%KH; tăng 9% so với năm 2014.

2.1.2. Hoạt động Ngân hàng trên địa bàn

- Hiện nay mạng lưới các TCTD trên địa bàn tỉnh Dak Lak có 41 đơn vị bao gồm 08 Chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, 19 Ngân hàng TMCP, 01 Ngân hàng Chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Dak Lak, 01 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã, 11 Quỹ Tín dụng nhân dân. Tổng số Phòng giao dịch trên địa bàn là 154 Phòng giao dịch. Mạng lưới Ngân hàng rộng khắp đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của tầng lớp dân cư. Năm 2016, các TCTD khác tiếp tục đăng ký thành lập chi nhánh mới trên địa bàn như: Ngân hàng VP bank….Tuy nhiên đây cũng là điều tạo nên áp lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Dak Lak ngày càng diễn ra gay gắt, thị phần bị chia sẻ; điều này gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

- Tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn đến 31/12/2015 đạt 26.948 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,8% so với 2014. Trong đó: i) huy động từ tiền gửi đạt 26.874 tỷ đồng (TCKT 3.712 tỷ đồng chiếm 13,8%; Tiền gửi dân cư đạt 23.162 tỷ đồng chiếm 86,2%); ii) huy động từ phát hành GTCG đạt 44 tỷ đồng.

- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 54.747 tỷ đồng, tăng trưởng 20,3% so với năm trước. Dư nợ ngắn hạn đạt trên 29.981 tỷ đồng chiếm 54,8%; Dư nợ TDH đạt 24.766 tỷ đồng chiếm 45,2%; Dư nợ VNĐ đạt 53.998 tỷ đồng chiếm 98,6%; Dư nợ USD đạt 749 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng dư nợ.

2.2. Giới thiệu tổng quan về BIDV Dak Lak

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Dak Lak

“Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak là phòng cấp phát trực thuộc Công ty Tài chính tỉnh Dak Lak (thành lập tháng 6/1976)[.

Tháng 3/1977, Bộ Tài Chính ra quyết định thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam chi nhánh Dak Lak , trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.

“Tháng 3/1983, đơn vị được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)