Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng – kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 34 - 38)

nước trên thế giới.

Kinh nghiệm của NHTM ở Thái Lan

Mặc dù có bề dày kinh nghiệm nhưng vào năm 1997-1998, hệ thống NH Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng Tài chính – Tiền tệ. Trước tình hình

đó, các Ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng.

Thứ nhất: Tách bạch, phân rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở các NH Bangkok bank và Siam comercial bank (SCB). Còn quy trình cho vay của Kasikom bank lại được tổng kết như sau: tiếp xúc khách hàng/ phân tích tín dụng/ đánh giá rủi ro/ quyết định cho vay/ hoàn thành thủ tục giá tờ/ đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Thứ hai: Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng Rất nhiều NH của Thái Lan trước đây quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì vậy hậu quả nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997-1998). Sở dĩ có điều này là vì một số NH không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong qúa trình cho vay. Từ thực tế đó, Các NH không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của KH như: tư cách/ mức độ uy tín/ thành viên gia đình/ năng lực quản trị và điều hành/ hiệu quả kinh doanh…

Thứ ba: Cho điểm khách hàng. Siamcity bank (SCIB) đã áp dụng việc cho điểm KH, để quyết định cho vay đối với TD bán lẻ. NH đã ứng dụng xếp hạng tín dụng như là một công cụ quyết định trong việc cho vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố, cho vay cá nhân. NH đã sử dụng mẫu giao dịch của KH hiện có về lịch sử pháp lý, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán và số liệu lịch sử khác: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm làm việc, số dư tiền gửi khách hàng… để dự báo rủi ro, ra quyết định cho vay.

Thứ tư: Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng.

Thư năm: Giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, NH rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về Khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý các tình huống rủi ro.

Kinh nghiệm mô hình quản lý rủi ro tín dụng ở Mỹ

Citibank là một trong những ngân hàng hàng đầu ở Mỹ và trên thế giới. Hiện nay, citibankđã áp dụng một mô hình quản lý rủi ro như sau:

Citibank sử dụng kết hợp cả mô hình định tính và định lượng trong đo lường rủi ro tín dụng. Đặc biệt hệ thống tính điểm tín dụng của ngân hàng cung cấp một ngôn ngữ tạo điều kiện để mô tả và so sánh dư nợ tín dụng của citibank cho tất cả các trường hợp vay vốn. Hệ thống tính điểm tín dụng từ 1 đến 10. Hạng tốt nhất là hạng 1 và mức độ đánh giá giảm dần cho các thứ tự tiếp theo. Một khách hàng ở hạng 1 được coi là không có rủi ro. Hạng 10 là mức thấp nhất cho thấy khách hàng “bị nghi ngờ” hoặc lỗ. Hạng từ 1-4 được coi là đáng để đầu tư, hạng từ 5-10 là không nên đầu tư. Hệ thống cho điểm tín dụng của Citibank có nhiều ưu điểm trong việc đánh giá khách hàng nhanh và chính xác.

Citibank xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro theo mô hình tập trung. Hoạt động quản lý rủi ro được tập trung tại Hội sở chính và chia 3 bộ phận chức năng: Bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ.

- Bộ phận tác nghiệp: là đối thoại, trả lời các yêu cầu của khách hàng, đánh giá sơ bộ rủi ro và thực hiện cho vay khách hàng.

- Bộ phận quản lý rủi ro: đánh giá khách hàng, xét duyệt và thông qua khoản vay, xây dựng mức độ rủi ro chấp nhận.

- Bộ phận quản lý nợ: Kiểm tra hồ sơ và việc thanh toán gốc lãi; quản lý thời gian hoàn trả; định giá lại các khoản thế chấp; xem xét lại trạng thái dư nợ.

Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn cúa NHTM ở Hàn Quốc

Giải pháp được áp dụng thông thường cho nợ quá hạn, nhất là nợ quá hạn không thu hồi được của các quốc gia là thành lập các công ty quản lý nợ. Hàn Quốc cũng tiến hành xử lý nợ quá hạn bằng cách thành lập công ty quản lý tài sản Hàn Quốc(Kamco). Kamco có nhiệm vụ xử lý các khoản nợ thông qua bán đấu giá. Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Kamco được cơ cấu lại và bắt đầu thực hiện xử lý các tài sản nợ đọng của các tổ chức tài chính và đóng góp vào sự phục hồi của nề kinh tế Hàn Quốc. Theo luật Hàn Quốc, Kamco được quyền quyết định thời điểm, khối lượng, phương thức mua và giá mua. Trong đó yếu tố giá mua là quan trọng nhất trong việc mua nợ tồn đọng. Việc đánh giá thực trạng sau khi mua, Kamco sẽ tự thực hiện hoặc nhờ các đơn vị trung gian khác và việc đưa ra chính sách xử lý tài sản sẻ phụ thuộc vào việc đánh giá thực trạng.

Nguyên tắc xử lý nợ quá hạn của Kamco là: Xử lý nhanh với giá trị thu hồi cao nhất. Quá trình phát mãi tài sản rõ ràng và mua bán công bằng. Đối với những tài sản có giá trị nhỏ và dễ bán, Kamco thực hiện bán càng nhanh càng tốt. Đối với những giá trị tài sản có giá trị lớn Kamco áp dụng biện pháp quảng bá giá trị tài sản. Các phương thức xử lý nợ quá hạn được Kamco thực hiện như sau:

- Phát mãi tài sản trực tiếp bao gồm bán buôn danh mục tài sản, chứng khoán hóa tài sản, đấu giá, bán lẻ các khoản nợ quá hạn..

- Cơ cấu lại nợ bao gồm chiết khấu, điều chỉnh lãi suất, gia hạn nợ… - Khôi phục các doanh nghiệp bao gồm trợ cấp, cấp tín dụng..

Kamco đã giải quyết thành công vấn đề nợ quá hạn tại Hàn Quốc.

Kết luận chương 1

Chương 1 của khóa luận đã đề cập đến một số lý luận chung về tín dụng nói chung cũng như tín dụng ngân hàng nói riêng, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò và bản chất của tín dụng. Chương 1 cũng đã nói đến những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vấn đề chất lượng tín dụng là một vấn đề mang tính chất phức tạp và mang cả tính chất trừu tượng và cụ thể nên hệ thống các chỉ tiêu không mang tính chất tuyệt đối chính xác. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của NHTM đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Việc nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của các ngân hàng, đảm bảo cho các NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV DAK LAK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)