Đánh giá chung môi trường kinh doanh tại Dak Lak

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 38)

2.1.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh

Giai đoạn 2010-2015, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Dak Lak nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó lường. Đó là tình hình suy thoái kinh tế của nhiều nước và khu vực trên thế giới. Những vấn đề mới phát sinh do các tranh chấp trên Biển Đông; doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thua lỗ, giải thể; khô hạn diễn ra khốc liệt..

* Một số chỉ tiêu đạt được của tỉnh Dak Lak:

Trong năm 2015, trong điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, nhưng kinh tế xã hội tỉnh Dak Lak vẫn đạt mức tăng trưởng cao so với toàn quốc

- Tổng sản phẩm xã hội đạt 41.091 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), bằng 99,3% kế hoạch, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: i) Nông – lâm - ngư nghiệp ước đạt 16.950 tỷ đồng; ii) Công nghiệp - xây dựng đạt 6.760 tỷ đồng ; iii) Khu vực dịch vụ đạt 14.087 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn ước đạt 47. 686 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014

- Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 3.341 tỷ đồng, đạt 91,5% dự toán HĐND tỉnh giao (bằng 94,8%/năm so với cùng kỳ năm.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 650 triệu USD đạt 86,7%KH; tăng 9% so với năm 2014.

2.1.2. Hoạt động Ngân hàng trên địa bàn

- Hiện nay mạng lưới các TCTD trên địa bàn tỉnh Dak Lak có 41 đơn vị bao gồm 08 Chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, 19 Ngân hàng TMCP, 01 Ngân hàng Chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Dak Lak, 01 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã, 11 Quỹ Tín dụng nhân dân. Tổng số Phòng giao dịch trên địa bàn là 154 Phòng giao dịch. Mạng lưới Ngân hàng rộng khắp đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của tầng lớp dân cư. Năm 2016, các TCTD khác tiếp tục đăng ký thành lập chi nhánh mới trên địa bàn như: Ngân hàng VP bank….Tuy nhiên đây cũng là điều tạo nên áp lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Dak Lak ngày càng diễn ra gay gắt, thị phần bị chia sẻ; điều này gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

- Tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn đến 31/12/2015 đạt 26.948 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,8% so với 2014. Trong đó: i) huy động từ tiền gửi đạt 26.874 tỷ đồng (TCKT 3.712 tỷ đồng chiếm 13,8%; Tiền gửi dân cư đạt 23.162 tỷ đồng chiếm 86,2%); ii) huy động từ phát hành GTCG đạt 44 tỷ đồng.

- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 54.747 tỷ đồng, tăng trưởng 20,3% so với năm trước. Dư nợ ngắn hạn đạt trên 29.981 tỷ đồng chiếm 54,8%; Dư nợ TDH đạt 24.766 tỷ đồng chiếm 45,2%; Dư nợ VNĐ đạt 53.998 tỷ đồng chiếm 98,6%; Dư nợ USD đạt 749 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng dư nợ.

2.2. Giới thiệu tổng quan về BIDV Dak Lak

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Dak Lak

“Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak là phòng cấp phát trực thuộc Công ty Tài chính tỉnh Dak Lak (thành lập tháng 6/1976)[.

Tháng 3/1977, Bộ Tài Chính ra quyết định thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam chi nhánh Dak Lak , trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.

“Tháng 3/1983, đơn vị được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam chi nhánh Dak Lak trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam”.

“Ngày 26/11/1990, theo quyết định số 105/NH-QĐ của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chu Văn Nguyễn, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Dak Lak trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Namơ.

Tháng 4/2014, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak .

Hiện nay, BIDV Dak Lak tọa lạc tại số 17 Nguyễn Tất Thành, ngay trung tâm của thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa - xã hội của Tây Nguyên. Trên trục đường chính đi tới các tỉnh/thành phố lớn như Khánh Hòa, Lâm Đồng, Gia Lai, Phú Yên, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình hoạt động của BIDV Dak Lak gồm có 5 khối với 09 phòng nội bộ, tác nghiệp và 7 phòng kinh doanh trực tiếp (3 Phòng QHKH và 4 Phòng giao dịch).

“Chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Dak Lak là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, hạch toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt

Nam, có con dấu riêng, có bảng tổng kết tài sản riêng.

Tên viết bằng tiếng Anh: BIDV - Dak Lak Branch

Tên đầy đủ: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak

Tên viết tắt: BIDV Dak Lak

Địa chỉ: 17 Nguyễn Tất Thành – Thành phố Buôn Ma Thuột - Tỉnh Dak Lak Điện thoại: 0500.3952756 Fax: 0500.3953446

Email: Daclac@bidv.com.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0106000439 Mã số thuế: 0100150619-042-1

2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ nguồn nhân lực

Một tổ chức hoạt động có hiệu quả thì phải kể đến vai trò của cơ cấu tổ chức quản lý, nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công hay thất bại của mọi hoạt động trong bất kỳ tổ chức nào. Đó là sự phân chia các bộ phận khác nhau trong tổ chức làm cho các hoạt động được phối hợp thực hiện các công việc một cách hiệu quả. BIDV Dak Lak đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc. Đó là sự phân chia các bộ phận khác nhau trong tổ chức làm cho các hoạt động được phối hợp thực hiện các công việc một cách hiệu quả.

BIDV Dak Lak đang nỗ lực đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, góp phần củng cố và khẳng định phương châm hoạt động của BIDV đó là: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. Mô hình tổ chức hiện nay của chi nhánh bao gồm:

Đến thời điểm 31/12/2015, BIDV Dak Lak có tổng số cán bộ nhân viên là 160 người, với mạng lưới ngân hàng tại thành phố và huyện bao gồm:

- Trụ sở chính tại số 17, Nguyễn Tất Thành, Thành phố Buôn Ma Thuột, tinh Dak Lak.

- 04 Phòng Giao dịch (ba ở thành phố, một ở Huyện Cư Mgar) + Ban Giám đốc: 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc.

+ Các phòng ban nghiệp vụ được bố trí thành 5 khối với 09 phòng nội bộ, tác nghiệp và 7 phòng kinh doanh trực tiếp (3 Phòng QHKH và 4 Phòng giao dịch).

Cơ cấu tổ chức của BIDV Dak Lak được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1 Mô hình hoạt động tín dụng tại BIDV Dak Lak

(Nguồn cung cấp Phòng Tổ Chức – Nhân sự BIDV Dak Lak)

2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2015

Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Dak Lak giai đoạn 2011 -2015 được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Dak Lak các năm 2011- 2015 Khối quan hệ khách hàng Ban Giám đốc Khối tác nghiệp Khối Nội bộ Khối trực Thuộc - KHDN 1 - KHDN 2 - KHCN - - QTTD - Kho Quỹ - GDKH 4 Phòng Giao dịch -Điện toán - Kế toán - Nhân sự - VP - KHTH Khối quản lý rủi ro - QLRR

TT tuyệt đối

(tỷ đồng) TT tương đối (%)

TT Tên chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 +/- 2012 so với 2011 +/-2013 so với 2012 +/-2014 so với 2013 +/- 2015 so với 2014 +/- 2012 so với 2011 +/- 2013 so với 2012 +/-2014 so với 2013 +/- 2015 so với 2014 1 Tổng tài sản 3.428 3.523 3.470 3.967 4.428 95 (53) 497 461 2,8% -1,5% 14,3% 11,6% 2 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3.200 3.393 3.405 3.904 4.345 193 12 499 441 6,0% 0,4% 14,7% 11,3% 2.1: Dư nợ bán lẻ 772 1.020 1.352 1.702 2.486 248 332 350 784 32,1% 32,5% 25,9% 46,1% 2.1: Dư nợ DN 2.428 2.373 2.053 2.202 1.859 (55) (320) 149 (343) -2,3% -13,5% 7,3% -15,6% 3 Huy động vốn cuối kỳ 1.381 1.721 1.613 1.885 2.166 340 (108) 272 281 24,6% -6,3% 16,9% 14,9% 4 Lợi nhuận trước thuế 78,9 98,9 52,5 88,5 103,5 20 (46) 36 15 25,3% -46,9% 68,6% 16,9% 5 Số lượng lao động cuối kỳ 152 151 152 155 160 (1) 1 3 5 -0,7% 0,7% 2,0% 3,2% 6 LNTT bình quân đầu người 0,393 0,495 0,276 0,582 0,647 0,102 (0,219) 0,306 0,065 26,0% -44,2% 110,9% 11,1%

- Về công tác huy động vốn:

Huy động vốn luôn được xem là nòng cốt, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của BIDV Dak Lak. Nhận thức được tầm quan trọng của huy động vốn, trong các năm qua mặc dù nền vốn trên địa bàn khó khăn, hoạt động dưới bối cảnh kinh tế có những diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh mạnh mẽ về lãi suất của các NHTM khác trên địa bàn, nhưng BIDV Dak Lak duy trì và có tăng trưởng được nền vốn huy động dân cư, tạo sự ổn định cho các năm tiếp theo. Số dư huy động vốn luôn gia tăng và giữ ổn định qua các năm.

Huy động vốn tại Chi nhánh nhìn chung tăng trưởng liên tục với mức tăng trưởng đều trong 5 năm qua (2011-2015), cụ thể 2011: 1.381 tỷ đồng, 2012: 1.721 tỷ đồng (↑ 24.64%). Tuy nhiên, năm 2013 huy động vốn có sự sụt giảm nhẹ, cụ thể: huy động vốn 2013 đạt 1.613 tỷ đồng (↓ 6,3%); năm 2014: 1.885 tỷ đồng((↑ 16.9%); năm 2015: 2.166 tỷ đồng((↑ 14.9%) .

Dak Lak là một tỉnh miền núi có mạng lưới các TCTD nhiều nhất khu vực Tây Nguyên, để duy trì nền huy động vốn cũ và phát triển nguồn huy động vốn mới, BIDV Dak Lak đã thực hiện và kết hợp nhiều giải pháp một cách đồng bộ và linh hoạt. Nhờ đó kết quả huy động vốn tại BIDV Dak Lak trong giai đoạn 2011-2015 đạt được một số kết quả khả quan nhất định, Huy động vốn bình quân tăng trưởng tốt qua từng năm, mức tăng tuyệt đối giai đoạn 2011-2015: 785 tỷ đồng[.

Nhìn chung tuy huy động vốn cuối kỳ và bình quân tại BIDV Dak Lak có sự tăng trưởng về số dư trong các năm qua, tuy nhiên mức tăng trưởng này còn khiêm tốn so với mức tăng trưởng của địa bàn, quy mô thị phần có xu hướng bị thu hẹp, cụ thể: thị phần năm 2011 là 9,8%, năm 2012 là 9,0%, năm 2013 là 8,19%, năm 2014 là 7,5% và năm 2015 là 8,6%, nguyên nhân do địa bàn có quy mô nhỏ trong khi có quá nhiều ngân hàng mở mới, từ 18 ngân và TCTD tăng lên 41 ngân hàng và TCTD trong vòng 5 năm, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần tư nhân nên cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Các khách hàng huy động vốn của BIDV Dak Lakchủ yếu là từ khách hàng dân cư (chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng huy động vốn tại BIDV Dak Lak). Đây là nguồn vốn tương đối ổn định, bền vững, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.

Nhìn chung, bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn huy động từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế khác, công tác huy động vốn đã đạt được kế hoạch định ra, góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh chung của Chi nhánh.

- Về hoạt động tín dụng:

ĐVT: Tỷ đồng

(Nguồn: BIDV Dak Lak)

Biểu đồ 2.1. Dư nợ theo đối tượng khách hàng từ năm 2011-2015

Đối với công tác cho vay, trong những năm qua chi nhánh luôn quán triệt thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở về duy trì tăng trưởng tín dụng theo hướng chọn lọc, nâng cao chất lượng tín dụng với phương châm: tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn tín dụng. Dư nợ tín dụng tại chi nhánh tăng trưởng khá qua các năm, đồng tiền chủ yếu cho vay Việt Nam đồng. Thường xuyên cung cấp các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi theo từng đối tượng, sản phẩm nhằm tăng trưởng tín dụng cũng như tạo điều cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, giảm chi phí tài chính tối đa và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hộ sản xuất kinh doanh.

Một số kết quả hoạt động tín dụng cụ thể sau: cụ thể 2011: 3.200 tỷ đồng, 2012: 3.393 tỷ đồng (↑ 6,0%); năm 2013 đạt 3.405 tỷ đồng (↓ 0,4%); năm 2014: 3.904 tỷ đồng((↑ 14,7%); năm 2015: 4.345 tỷ đồng((↑ 11,3%).

nhánh đã nổ lực tăng trưởng quy mô tín dụng bán lẻ. Qua các năm tín dụng bán lẻ tiếp tục được phát huy, tăng trưởng tốt và ổn định. Nền khách hàng cơ bản chuyển đổi theo hướng tích cực, đa dạng ngành nghề và thành phần kinh tế. Sự phụ thuộc vào một số khách hàng có dư nợ chiếm tỷ trọng lớn đã giảm hẳn.

- Về các mặt hoạt động khác:

“Hoạt động dịch vụ được xem là hoạt động tạo ra thu nhập quan trọng cho ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình phát triển. Trong hoạt động dịch vụ thanh toán, BIDV Dak Lak đã ứng dụng công nghệ thông tin và cải tiến các quy trình nghiệp vụ để chuyển tiền an toàn, nhanh chóng tạo nhiều chính xác tạo sự thuận lợi cho khách hàng, Vì vậy, trong mọi thời điểm BIDV Dak Lak luôn quan tâm đến việc cải tiến, đổi mới phương thức giao dịch và thái độ tác phong phục vụ của đội ngũ nhân viênơ.

Trong những năm gần đây, hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ đã được BIDV Dak Lak ngày càng chú trọng, bên cạnh duy trì, tiếp tục phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống là thế mạnh của BIDV thì BIDV Dak Lak còn phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới ra thị trường (phát triển thẻ, phát triển mạng lưới POS, dịch vụ BSMS, IBMB, VnTopup…), vừa đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của khách hàng và thị trường, vừa góp phần gia tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.

Tuy nhiên với sự phát triển và thành lập ngày càng nhiều chi nhánh ngân hàng trên địa bàn thì việc chia sẽ thu phí dịch vụ ròng đối với BIDV Dak Lak là điều khó tránh khỏi. Do đó kết quả thu nhập dịch vụ ròng của BIDV Dak Lak trong thời gian qua có xu hướng không tăng, cụ thể: năm 2011 thu dịch vụ ròng đạt 25,3 tỷ đồng, năm 2012 đạt 25,3 tỷ đồng, năm 2013 đạt 19,8 tỷ đồng, năm 2014 đạt 24,8 tỷ đồng, và năm 2015 là 25,5 tỷ đồng.

2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Dak Lak 2011 – 2015 2.3.1. Chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Dak Lak 2.3.1. Chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV Dak Lak

2.3.1.1. Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng bán lẻ

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng theo thời gian:

Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ và dư nợ phân chia theo kỳ hạn cho vay được thể hiện ở bảng 2.3 cho thấy:

Bảng 2.2. Quy mô tín dụng bán lẻ theo thời gian từ năm 2011-2015

Chi tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh 12/11 So sánh 13/12 So sánh 14/13 So sánh 15/14 Giá trị (tỷ đồng) TT (%) Giá trị (tỷ đồng) TT (%) Giá trị (tỷ đồng) TT (%) Giá trị (tỷ đồng) TT (%) Giá trị (tỷ đồng) TT (%) Tổng DNTDBL 772 100 1.020 100 1.352 100 1.702 100 2.486 100 248 332 350 784 DNTDBL ngắn hạn 571 74,0 798 78,2 1.052 77,8 1.326 77,9 1.912 76,9 227 254 274 586 DNTDBL trung dài hạn 201 26,0 222 21,8 300 22,2 376 22,1 574 23,1 21 78 76 198

(Nguồn: BIDV Dak Lak)

Thứ nhất, dư nợ tín dụng bán lẻ đến 31/12/2015 đạt 2.486 tỷ đồng, tăng 1.714

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)