Chi phí tài chính

Một phần của tài liệu quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 123 - 127)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dà

7.Chi phí tài chính

chính 51.512.014.533 21.389.371.226 62.641.519.899 Trong đó: Chi phí lãi vay 50.696.232.752 21.274.304.111 38.783.798.414 8. Chi phí bán hàng 293.429.218 - - 9. Chi phí quản lý DN 67.811.343.378 72.839.066.986 67.866.559.528 10. LN thuần từ hoạt động KD (27.764.137.439) 6.888.714.509 2.527.648.741 11. Thu nhập khác 55364070684 18.010.246.837 24.875.365.168 12. Chi phí khác 27324398100 10.064.918.344 16.789.204.127 13. Lợi nhuận khác 28039672584 7.945.328.493 8.086.161.041 14. Tổng lợi nhận trước thuế 6.772.521.559 18.988.533.354 17.202.790.631 15. Thuế thu nhập DN PN 1.502.508.092 1.954.730.199 657.449.080 16. LN sau thuế 5.270.013.467 17.033.803.155 16.545.341.551

(Nguồn: Trích từ Báo cáo KQKD của Công ty Thăng Long các năm 2009,2010,2011)

Với tình hình như hiện nay, để Công ty tồn tại và phát triển thì cần phải cổ phần hoá và tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, việc hệ số vay nợ ngân hàng phải trả giảm qua các năm cũng thể hiện một phần là Tổng công ty chưa có sự đầu tư đáng kể để mở rộng quy mô sản xuất. Ta tiếp tục nghiên cứu mối tương quan của công ty Thăng Long với các tổng công ty khác cùng ngành

Bảng 2.16: Kết cấu tài chính các Tổng công ty năm 2011

TT Tên Tổng công ty Doanh thu Lợi nhuận Tỉ suất LN/DT

1 Tổng công ty xây dựng Thăng Long 1545 17.202 1.12%

2 CIENCO 1 1931 22.70856 1.18%

3 CIENCO 4 1390 12.0652 0.87%

4 CIENCO 5 2510 25.3008 1.01%

5 CIENCO 6 2711 22.01332 0.81%

6 CIENCO 8 1220 8.54 0.70%

(Nguồn: Do Phòng TCKT của các Tổng công ty cung cấp năm 2011) Các doanh nghiệp đều đạt lợi nhuận, Tỉ suất lợi nhuận của Tổng công ty Thăng Long là 1,12% thấp hơn duy nhất Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. Tuy nhiên, tỉ suất lợi nhuận như vậy là quá thấp so với các ngành khác trong khi ngành xây dựng cơ bản có tính chất nặng nhọc và phải di chuyển nhiều.

2.2.3.3 Đánh giá kết quả đạt được của công ty so với chuẩn mực yêu cầu cầu

Xây dựng cơ sở hạ tầng là một lĩnh vực thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Cạnh tranh trên thị trường xây dựng ngày càng diễn ra gay gắt, đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều. Đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty xây dựng Thăng Long có những đối trọng, phân thành các loại chính:

+ Các Tập đoàn, Tổng công ty xây dựng thuộc các Bộ-ngành. + Các doanh nghiệp nước ngoài và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác

* Các Tổng công ty xây dựng thuộc các bộ, ngành:

Với định hướng chiến lược là phát triển ổn định, nhanh và bền vững, đa ngành, đa dạng hoá tiến tới hội nhập khu vực và thế giới, phấn đấu trở

thành doanh nghiệp mạnh với thương hiệu được củng cố và phát triển, Tổng công ty xây dựng Thăng Long sẽ phải đối diện với một thị trường cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực xây dựng.

-Hiện nay, Việt nam có nhiều Tập đoàn, Tổng công ty và công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Đây có thể coi là đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty xây dựng Thăng Long.

Nếu chia đối thủ cạnh tranh thành 3 nhóm: Nhóm doanh nghiệp đứng đầu thị trường, nhóm doanh nghiệp tương đối mạnh trên thị trường, nhóm doanh nghiệp theo sau thì Tổng công ty xây dựng Thăng Long thuộc nhóm doanh nghiệp đứng đầu về thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổng công ty có nhiều ưu thế cạnh tranh nhưng không phải là tuyệt đối so với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, cần đặt Tổng công ty xây dựng Thăng Long trước nhiều thách thức trong cuộc chiến đấu giành các ưu thế trên thị trường xây dựng và giới hạn của luận văn này xin đưa ra một số doanh nghiệp là Các Tổng công ty trong Bộ giao thông vận tải

- Tổng công ty xây dựng giao thông 1 gọi tắt là Cienco 1

- Tổng công ty xây dựng giao thông 4 gọi tắt là Cienco 4

- Tổng công ty xây dựng giao thông 5 gọi tắt là Cienco 5

- Tổng công ty xây dựng giao thông 6 gọi tắt là Cienco 6

- Tổng công ty xây dựng giao thông 8 gọi tắt là Cienco 8

Các Tổng công ty trên đều có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Các Tổng công ty có sản lượng cao và đã tiếp cận với nhiều dự án có quy mô khác nhau với các chủ đầu tư ở các lĩnh vực của nền kinh tế. Các Tổng công ty đã được giao thi công nhiều công trình lớn như: Sân bay, bến cảng, các dự án cầu, đường giao thông… trong đó có nhiều dự án liên doanh với nhà thầu nước ngoài, các dự án đấu thầu quốc tế có quy mô và chất lượng cao.

* Tình hình tài chính của các Tổng công ty:

Qua bảng tính toán ta thấy, các Tổng công ty trên có tổng số nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu là cao, hệ số tự tài trợ thấp điều đó chứng tỏ vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp là ít, các tổng công ty đều bị sức ép từ các khoản nợ vay.

Bảng 2.17: Bảng báo cáo tài chính các Tổng công ty năm 2011

Đơn vị tính: Đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Tên tổng công ty Nợ phải trả VCSH Tỷ suất tự tài trợ 1 Tổng công ty XD Thăng Long 1663 172 10.3% 2 CIENCO 1 1829 216 11.8% 3 CIENCO 4 1511 142 9.4% 4 CIENCO 5 2194 143 6.5% 5 CIENCO 6 2265 170 7.5% 6 CIENCO 8 1511 145 9.6%

(Nguồn: Do Phòng TCKT của các Tổng công ty cung cấp năm 2011)

Các Tổng công ty trên có tỉ lệ vốn chủ sở hữu rất thấp so với nguồn vốn thực hiện và Tổng số nợ phải trả. Tính chủ động của các Tổng công ty bị ảnh hưởng khá nhiều bởi khoản vốn vay lớn.

So sánh Tổng công ty xây dựng Thăng Long với 5 đơn vị còn lại thì ta thấy Tổng công ty có có tỉ suất vốn tự tài trợ cao hơn các tổng công ty khác. Tuy vậy, vẫn là quá thấp so với mức cần thiết và chưa thể đáp ứng sự chủ động về tài chính trong kinh doanh. Vấn đề này không chỉ là khó khăn của riêng Tổng công ty xây dựng Thăng Long mà còn là khó khăn chung của các

doanh nghiệp xây dựng hiện nay. Một trong những nguyên nhân lớn là do, sau nhiều năm triển khai kinh doanh, chi phí dự án các Tổng công ty bỏ ra vẫn chưa được các chủ đầu tư thanh toán hết, vốn tồn đọng ở các dự án chưa được quyết toán khá lớn đã ảnh hưởng đến vốn tự tài trợ của các doanh nghiệp như số liệu trong bảng trên.

* Cơ cấu nguồn nhân lực:

Theo số liệu thống kê về cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của Tổng công ty trong 3 năm gần đây.

Bảng 2.18:Tình hình cơ cấu lao động của Công ty

Tiêu chí phân loại 2009 2010 2011 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ I. Tổng số lao động 4830 5080 5.420

Một phần của tài liệu quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 123 - 127)