Cơ chế quản lý tài chính 1 Cơ chế quản lý đầu tư:

Một phần của tài liệu quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 86 - 87)

C Thiết bị thi công

2.2.2Cơ chế quản lý tài chính 1 Cơ chế quản lý đầu tư:

2.2.2.1 Cơ chế quản lý đầu tư:

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trọng tâm là :Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước bao gồm: Cầu đường nhựa, đường bê tông, nhà ga, sân bay, cầu, hầm, cảng. TLG cũng đã triển khai nhiều hoạt động khác như: công tác quản lý phần vốn nhà nước do Tổng Công ty quản lý tại công ty con, công ty liên kết, liên doanh; công tác đầu tư phát triển ngành cầu đường và các ngành thương mại, dịch vụ hỗ trợ… Ban lãnh đạo TLG cũng đã khuyến khích các công ty thành viên tiếp tục nỗ lực, năng động tìm kiếm các giải pháp thích hợp của từng đơn vị và tiếp tục cùng đồng hành với Tổng Công ty quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cả năm 2012 đã đề ra.

Các công ty cổ phần, TNHH một thành viên, công ty liên kết là các pháp nhân độc lập, có vốn góp từ nhiều thành phần khác nhau, TLG chỉ là 1 trong số các nhà đầu tư góp vốn. "Tuy nhiên, theo quy định tài chính hiện hành,TLG phải thực hiện báo cáo hợp nhất các chỉ tiêu tài chính này vào công ty mẹ để thành báo cáo hợp nhất"

Đầu tư tài chính vào các công ty con và phối hợp họat động:

Hiện tại tổng công ty XD Thăng Long tiến hành quản lý tài chính, điều hành tài chính chặt chẽ tại các dự án. Tổng công ty vẫn tiếp tục duy trì quản lý tài chính theo dự án, đảm bảo tiền sử dụng đúng mục đíchTổng công ty XD Thăng Long cũng quản lý rất sát tình hình tài chính của các công ty con, công ty liên kết. Vốn của công ty mẹ đầu tư tại các công ty này lên đến hơn 124 tỷ đồng, chiếm hơn 38% vốn điều lệ của tổng số 20 doanh nghiệp. Tiến hành quản lý vốn thông qua người đại diện vốn nhà nước, các đại diện vốn phần lớn đều nắm giữ chức vụ chủ chốt hoặc trưởng các phòng ban công ty mẹ, từ đó giúp cho việc quản lý vốn rất hiệu quả và tránh thất thoát.

Công ty tập trung tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất, kiểm tra thực tế để áp dụng những hình thức khoán chi phí, chế độ hiện trường gắn liền với năng suất lao động, kích thích tăng năng suất, đảm bảo tiến độ

vận chuyển theo yêu cầu của chủ hàng và gắn chi phí sản xuất với trách nhiệm giám sát kiểm tra của người lao động. Công ty đã làm kiên quyết, triệt để để đúc kết, rút kinh nghiệm từ đó rút ra những bài học cho việc quản lý giá thành trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường. Đây là biện pháp quyết định thắng bại của Công ty trong đấu thầu và mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh khi thực hiện các dự án đã thắng thầu.

Kiện toàn bộ máy thu hồi công nợ, Phòng Kinh doanh cùng Phòng Tài chính kế toán, Ban tiếp thị và các đơn vị cơ sở tiến hành thu hồi các công nợ các công trình đã thực hiện xong, nhằm giảm áp lực tiền vay ngắn hạn cho sản xuất kinh doanh, đây là công tác trọng tâm để tránh rơi vào tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp hiện nay, thiếu vốn cho sản xuất do bị chiếm dụng vốn kéo dài, phải đi vay ngân hàng với lãi xuất vay vốn ngắn hạn khá cao, ảnh hưởng đến giá thành, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong chào thầu và dự thầu của Công ty.

Một phần của tài liệu quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 86 - 87)