- Thêm vào đó công ty mẹ còn tham gia vào các quyết định đầu tư của công ty con với tư cách phối hợp: Để thực hiện nhiệm vụ này công ty mẹ
1.2.2.3 Mối quan hệ quản lý tài chính của công ty mẹ và công ty con
Công ty mẹ và các công ty con theo mô hình này đều được tự chủ, sáng tạo trong hoạt động. Tuy công ty mẹ không can thiệp trực tiếp vào hoạt động quản lý tài chính của công ty con nhưng vẫn hỗ trợ các công ty con về cách thức, về tín dụng, về cán bộ… do đó, tạo nên sức mạnh của cả tập đoàn. Mặc dù với tư cách là những đơn vị hạch toán độc lập, nhưng gần như các quyết định đầu tư lớn nhỏ của các công ty con nhà nước vẫn lệ thuộc vào các
quyết định của ban lãnh đạo các công ty mẹ, vẫn tồn tại một sự không rõ ràng giữa vai trò chủ sở hữu đầu tư và vai trò quản lý nhà nước, khiến cho các công ty con dễ “bị can thiệp”, theo họ xin “bao cấp” chủ trương có vẻ yên tâm nhiều hơn.
Đặc biệt, qua các khảo sát cho thấy, các quyết định đầu tư của các công ty con lại có những quan hệ liên quan với các quyết định đầu tư của các công ty mẹ. Những bất cập trong vấn đề liên quan đến phần lợi nhuận mà các công ty con phải nộp cho các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa được giải quyết. Các khoản lợi nhuận sau thuế đáng lẽ ra phải nộp cho các tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng phần lớn vẫn còn “treo” tại các công ty con. Từ đó, dần hình thành một cơ chế “mở” cho các công ty con là khi có nhu cầu đầu tư, thì một lối khai thông nguồn vốn đầu tư gần nhất có thể được nghĩ đến đó chính là khả năng sử dụng phần lợi nhuận phải nộp cho các tập đoàn kinh tế nhà nước. Điều này gần như đã kích thích các công ty con cố gắng “tìm kiếm” các dự án để có thể có lý do giữ lại phần lợi nhuận đáng ra phải nộp để sử dụng. Điều này rõ ràng chứa đựng nhiều hiểm nguy tiềm ẩn trong quản lý tài chính, vì thông thường, nhà kinh doanh nào cũng nghĩ rằng mình đủ tỉnh táo, sáng suốt trong các quyết định đầu tư. Tiền nhàn rỗi sẽ có điều kiện “nhảy” vào các dự án đầu tư khác.
Công ty hạch toán phụ thuộc vào tổng công ty về hạch toán kinh tế : báo cáo tài chính hàng năm được hợp nhất với báo cáo tài chính công ty mẹ. Quan hệ giữa các tổng công ty và các công ty hạch toán độc lập: vốn của các công ty là một phần vốn của công ty mẹ; công ty con được công ty mẹ giao vốn và có thể điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên; việc sử dụng vốn phải tuân thủ những qui chế, qui định về phân cấp quản lý và sử dụng vốn của công ty mẹ. Về mặt hạch toán, công ty là một đơn vị hạch toán tài chính,
kinh tế độc lập, báo cáo tài chính sẽ được hợp nhất với tổng công ty vào cuối niên độ
Trong mô hình này công ty mẹ có quyền quyết định về điều lệ công ty, chiến lược kinh doanh, cơ cấu HĐQT của Công ty con; có quyền và trách nhiệm đối với toàn bộ số vốn của mình tại các Công ty con. Đối với các công ty mà Công ty mẹ không nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, Công ty mẹ giữ vai trò thành viên trong HĐQT có quyền và trách nhiệm đối với phần vốn góp của mình.
Các công ty con có quyền sử dụng hợp lý số vốn của mình, thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo mục tiêu, chiến lược chung của Công ty mẹ; có quyền tự chủ hoạt động kinh doanh như tham gia các dự án, đầu tư vào các công ty khác, thực hiện các nghĩa vụ đối với Công ty mẹ dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế đối với Công ty mẹ, chịu trách nhiệm với Công ty mẹ về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực; thông báo kết quả hoạt động kinh doanh với Công ty mẹ.
Công ty mẹ và các Công ty con là các pháp nhân độc lập (trừ các Công ty hạch toán phụ thuộc và báo sổ), bình đẳng trước pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản nợ trong phạm vụ vốn điều lệ của mình. Giữa Công ty mẹ và Công ty con liên kết với nhau, trên cơ sở mức độ chi phối tài sản, uy tín, thị trường của Công ty mẹ.
Công ty mẹ là hạt nhân có thực lực kinh tế mạnh, có chức năng quy hoạch phát triển chung, khống chế và điều chỉnh mức độ chi phối vốn, tài sản vào các Công ty con để hình thành một chỉnh thể hữu cơ, trong đó tài sản là sợi dây liên kết, cơ chế ràng buộc. Công ty mẹ quyết định việc sử dụng người quản lý chủ yếu đối với các Công ty con. Sự hình thành mối liên kết đó tạo ra một tổng thể có pháp nhân doanh nghiệp hoạt động theo chiến
lược phát triển chung, dưới sự phân công lao động của Công ty mẹ về địa bàn hoặc đối tượng sản xuất kinh doanh, phối kết hợp giữa các Công ty con với nhau để tổ chức sản xuất kinh doanh.
Hầu kết các Công ty con hiện nay thuộc loại liên kết tương đối chặt chẽ với Công ty mẹ, bởi vì Công ty mẹ đầu tư tài sản 100% hoặc nắm phần chi phối. Các Công ty con tuy là pháp nhân độc lập nhưng Công ty mẹ chi phối thông qua việc thực hiện quyền sở hữu. Cụ thể là Công ty mẹ quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật các chức danh quản lý chủ yếu, quyết định diều chỉnh vốn điều lệ, phê duyệt dự án đầu tư và điều lệ của Công ty con một cách trực tiếp đối với Công ty có 100% vốn Nhà nước và một cách gián tiếp thông qua Người đại diện phần vốn Nhà nước tại các Công ty cổ phần; Tổ chức giám sát, theo dõi, đánh giá hoạt động kinh doanh, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phân chia lợi nhuận...
Các Công ty con có thể tham gia liên doanh liên kết để thành lập các Công ty, Xí nghiệp con của mình nhưng phải được sự cho phép của Công ty mẹ. Các công ty, xí nghiệp đó được gọi là Công ty cháu.
Trên cơ sở nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải giao và thị trường kinh doanh đã được xác lập, với trách nhiệm thúc đẩy tính năng động sáng tạo, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất của các đơn vị cơ sở; Công ty mẹ chỉ đạo điều hành, phân cấp tạo thế đứng và phát triển các Công ty con trên từng lãnh thổ, tạo ra sức mạnh tổng hợp, nhịp nhàng trên mọi lĩnh vực sản xuất. Mặc dù Công ty mẹ và các Công ty con độc lập được xác định là các pháp nhân độc lập và chịu sự điều tiết cuả Luật doanh nghiệp Nhà nước và Luật doanh nghiệp (đối với Công ty con cổ phần) nhưng giữa Công ty mẹ và các Công ty con độc lập có mối quan hệ ràng buộc nhất định được quy định cụ
thể trong điều lệ hoạt động của Công ty mẹ và điều lệ hoạt động của các Công ty con