YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON

Một phần của tài liệu quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 55 - 56)

- Thêm vào đó công ty mẹ còn tham gia vào các quyết định đầu tư của công ty con với tư cách phối hợp: Để thực hiện nhiệm vụ này công ty mẹ

1.3YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON

CÔNG TY MẸ- CÔNG TY CON

- Sự tích tụ và tập trung tư bản: Theo mô hình này, khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của một doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các doanh nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực thể pháp lý độc lập, và về mặt pháp lý không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó. Chính với trách nhiệm hữu hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần để chủ sở hữu có thể xác lập một cơ chế quản lý phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một bộ phận trực thuộc của công ty mẹ.

- Yếu tồ về vị trí: vai trò của ngành, lĩnh vực hoạt động đối với những ngành nghề then chốt, là xương sống, rường cột của một nền kinh tế thì việc áp dụng mô hình Công ty mẹ - Công ty con trở nên tất yếu đảm bảo sự vững chắc không chỉ cho một ngành mà cho cả nền kinh tế. Vì vậy doanh nghiệp hoạt động trong ngành, lĩnh vực có tầm quan trọng thì việc xây dựng, tổ chức quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trong suốt quá trình kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Nhu cầu phát triển về cạnh tranh: Để đáp ứng được quá trình cạnh tranh ngày càng phức tạp, gay gắt, các doanh nghiệp đứng trước nhiều nguy cơ và khó khăn, để làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như vị thế trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát triển, mở rộng qui mô và nâng cao năng lực quản lý tài chính mới đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong tình hình mới

- Điều kiện về tính chặt chẽ trong liên kết giữa các doanh nghiệp. Đây là điều kiện quan trọng, các doanh nghiệp liên kết với nhau về quản lý tài

chính phải dựa trên cơ sở liên kết kinh tế thì hiệu quả hoạt động của cả một hệ thống mới đạt được hiệu quả cao nhất.

- Khả năng thu hút sự tham gia rộng rãi và có hiệu quả của các thành phần kinh tế khác, kể cả đầu tư nước ngoài. Huy động vốn của doanh nghiệp cũng như nhu cầu liên kết tạo ra những thuận lợi cho việc thu hút các thành phần kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên để có thể thu hút được các thành phần kinh tế này, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một cơ chế quản lý cũng như hình thức liên kết hợp lý và có hiệu quả. Sự liên kết phải dựa trên cơ sở bình đẳng các lợi ích kinh tế. Đó là động lực cuốn hút các thành phần kinh tế khác.

- Điều kiện về qui mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Đây là điều kiện mang tính chất thừa kế của các điều kiện đã được đề cập ở trên. Một doanh nghiệp muốn liên kết với doanh nghiệp khác phải tự tạo ra những lợi thế nhất định, uy tín trên thị trường cũng như tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp thì quá trình liên kết mới thực sự phát huy hiệu quả. Mặt khác để thu hút vốn của các nhà đầu tư thì doanh nghiệp phải chứng minh khả năng hoạt động kinh doanh của mình có hiệu quả, ổn định và có tiền đề phát triển.

Một phần của tài liệu quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 55 - 56)