Quản lý tài chính của các công ty con

Một phần của tài liệu quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 49 - 51)

- Thêm vào đó công ty mẹ còn tham gia vào các quyết định đầu tư của công ty con với tư cách phối hợp: Để thực hiện nhiệm vụ này công ty mẹ

1.2.2.2 Quản lý tài chính của các công ty con

Thực tế thông tin về các công ty con khá giới hạn, Triển vọng kinh doanh của các công ty con thì khó dự báo do thiếu thông tin về tình hình tài chính của các công ty con. Công ty con là 1 pháp nhân độc lập, có báo cáo tài chính riêng và vì vậy cách thức quản lý tài chính của công ty con cũng cần tuân thủ quy trình của doanh nghiệp thông thường và thêm một số yêu cầu khác. Chẳng hạn, lợi nhuận của các Công ty con độc lập chính là lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập theo luật định, chỉ trích chuyển lợi

nhuận phân phối vốn góp của Công ty mẹ. Số lợi nhuận còn lại đó sẽ do Giám đốc Công ty con độc lập báo cáo Hội đồng quản trị chuẩn y để quyết định trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định.

- Đối với các Công ty con độc lập có 100% vốn Nhà nước: trên cơ sở hoạt động có hiệu quả công ty đã giao vốn, phương tiện, cơ sở hạ tầng (nhà làm việc, kho bãi..) Công ty đánh giá lại tài sản, cân đối giao thêm vốn (chủ yếu là cơ sở vật chất kỹ thuật) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các đơn vị. Các vị trí Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty con độc lập do Tổng giám đốc tuyển chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

Các Công ty con độc lập tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề, tiếp thị khai thác thị trường khu vực và trong cả nước để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời khảo sát, môi giới cho Công ty mẹ những lô hàng, những công trình có khối lượng lớn, để Công ty mẹ dự thầu, sau đó giao từng công đoạn cho các Công ty con độc lập thực hiện qua hợp đồng kinh tế.

- Đối với Công ty con cổ phần trong đó Công ty mẹ có cổ phần chi phối: Công ty con nhận phần vốn góp từ công ty mẹ sẽ được công ty mẹ cử cán bộ đại diện phần vốn của công ty mẹ cử cán bộ đại diện phần vốn góp của công ty mẹ tại Công ty cổ phần, việc tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị, tổ chức bộ máy quản lý theo luật doanh nghiệp

- Đối với các Công ty con độc lập có 100% vốn Nhà nước, trên cơ sở vốn các đơn vị cơ sở đang quản lý do Công ty mẹ giao trước đây, Công mẹ tổ chức đánh giá lại, nghiên cứu quy mô phát triển, tiếp tục đầu tư để các Công ty con độc lập đủ sức tổ chức sản xuất kinh doanh trên từng khu vực, từng lĩnh vực.

Công ty con độc lập thông qua luận chứng kinh tế kỹ thuật có thể đề nghị công ty mẹ đầu tư vốn , sau khi xem xét, nghiên cứu, Công ty mẹ có thể là chủ đầu tư hoặc bảo lãnh cho các Công ty con độc lập vay vốn ngân hàng để đầu tư theo nguyên tắc hiệu quả vốn đầu tư cao và bảo toàn, phát triển nguồn vốn.

Công ty con độc lập quản lý, sử dụng linh hoạt nguồn vốn của Công ty mẹ giao và chịu trách nhiệm trước Công ty mẹ về nguồn vốn đó. Việc tăng giảm phần vốn của Công ty mẹ tại các Công ty con độc lập do Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty mẹ quyết định phù hợp với điều lệ của Công ty mẹ và Công ty con độc lập.

Tuy nhiên, một hiện tượng có thể dễ dàng nhận thấy ở các công ty con là việc đầu tư vào các lĩnh vực không phải là sở trường thường song hành với tư tưởng cố gắng dùng cho hết số tiền mà theo cơ chế, mình có thể được hưởng dụng. Kế đến, việc các Cty con phình to, đa ngành nghề tất nhiên sẽ làm cho công tác quản trị của tập đoàn sẽ khó khăn hơn, trong khi mà đội ngũ quản lý tại các công ty con nhìn chung chưa chuyên nghiệp với nghề quản trị tài chính. Điều này càng làm tăng rủi ro của những đầu tư ra bên ngoài.

Một phần của tài liệu quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w