0
Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

Quản lý tài chính của công ty mẹ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THĂNG LONG (Trang 28 -33 )

- Quyết định hoạt động tác nghiệp( thanh toán ngắn hạn)

1.2.2.1 Quản lý tài chính của công ty mẹ

Công ty mẹ có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như các doanh nghiệp bình thường khác với vai trò doanh nghiệp tiên phong mũi nhọn trong các ngành nghề cốt lõi, công ty mẹ còn đóng vai trò là nhà đầu tư tại các công ty con trên nhiều góc độ: thị trường, thương hiệu, công nghệ, vốn. Vì vậy việc quản lý tài chính cần diễn ra chặt chẽ, minh bạch và theo đúng quy trình nhưng lại rất phức tạp so với các công ty con bởi nếu không có cơ chế hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo, hoặc quản lý quá chặt khi tham gia vào họat động của công ty con. Một thái cực khác là không biết quản lý tài chính thế nào nên quản lý rất lỏng lẻo. Chúng ta đi nghiên cứu hoạt động đầu tiên trong quy trình quản lý tài chính

Quản lý đầu tư:

Trong quá trình kinh doanh công ty mẹ không ngừng hỗ trợ công ty con, nhất là công tác đầu tư: vốn, trang thiết bị, máy móc và công tác quản lý tài chính phải thực hiện tốt quy trình đầu tiên này

-Đầu tư dự án, mua sắm tài sản cố định phục vụ SXKD:

Theo các bản điều lệ và thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nhà nước, với danh nghĩa là thuộc sở hữu nhà nước 100%, đã được trao quyền rất sâu rộng. Tài sản khổng lồ nhất của nhiều doanh nghiệp nhà nước là đất đai, tài nguyên thiên nhiên, cùng với các ưu quyền khác (hiện nay, các DNNN đang nắm giữ khối tài sản quốc gia rất lớn: 70% tổng tài sản cố định, 20% vốn

đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư của nhà nước, 60% tín dụng ngân hàng và 70% nguồn vốn ODA... trong đó hơn 80% do các tổng công ty lớn đã hoặc sắp thành tập đoàn nắm giữ). Do vậy, các doanh nghiệp nhà nước thường ở vào một vị thế thuận lợi là thường có nguồn tài sản, là tiền để có thể đầu tư vào các dự án khác nhau theo thẩm quyền quy định trong điều lệ.

Các công ty cần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, không phát triển nóng và dừng việc đầu tư ra ngoài ngành bằng việc mua sắm tài sản cố định mục vụ cho các ngành nghề kinh doanh cốt lõi mà doanh nghiệp có kinh nghiệm và lợi thế cạnh tranh. Tính toán rút các khoản đã đầu tư ngoài ngành trước năm 2015. Các doanh nghiệp phải thực hiện chủ trương này một cách kiên quyết nhằm cơ cấu lại nguồn vốn và tăng hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước…

Các công ty cần thực hiện xây dựng phương án cơ cấu lại tài sản bằng cách chuyển nhượng, sáp nhập các dự án, các khoản đầu tư không hiệu quả hoặc chưa cấp thiết để tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh chính. Cơ cấu đầu tư hợp lý với sự kết hợp hài hòa giữa chiến lược ngắn hạn và dài hạn là cơ sở đem lại sự phát triển bền vững.

Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản thông qua một số chỉ tiêu: Để đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh qua phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, ta phân tích sức sản xuất, sức sinh lời và suất hao phí của tài sản.

+ Về sức sản xuất của tài sản: Là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị tài sản đầu vào đem lại mấy đơn vị kết quả sản xuất đầu ra. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại. Yếu tố đầu ra có thể là tổng giá trị sản xuất, doanh thu thuần bán hàng hay tổng số luân chuyển thuần. Song yếu tố đầu ra hay sử dụng trong phân tích sức sản xuất của tài

sản là “Doanh thu thuần”. Khi đó, sức sản xuất của tài sản được tính như sau:

Sức sản xuất của tài sản = Doanh thu thuần Giá trị tài sản

Khi phân tích sức sản xuất của tài sản ta đi tính và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của các yếu tố đầu vào như: sức sản xuất của tài sản ngắn hạn, sức sản xuất của tài sản dài hạn, sức sản xuất của tài sản cố định hay sức sản xuất của tổng tài sản.

+ Về sức sinh lợi của tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản đầu vào đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Trị số sức sinh lợi của tài sản càng lớn thì khả năng sinh lợi càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Sức sinh lợi của tài sản được tính theo công thức sau:

Sức sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận Giá trị tài sản

+ Về suất hao phí: Chỉ tiêu này cho biết để có một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh hay đầu ra phản ánh lợi nhận thì doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị tài sản. Suất hao phí của tài sản được tính theo công thức sau:

Suất hao phí của tài sản = Giá trị tài sản

Đầu ra phản ánh kết quả KD hay lợi nhuận Trong đó, giá trị tài sản có thể là tổng tài sản, tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn. Và sức sinh lợi của tài sản bao gồm sức sinh lợi của tổng tài sản, sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn và sức sản xuất của tài sản dài hạn.

Trước khi ra quyết định về dự án đầu tư nhà đầu tư, các nhà tín dụng rất quan tâm đến tính hiệu quả của dự án qua việc đánh giá khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh hay xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời. Ta xem xét “khả năng sinh lợi của vốn”

Khả năng sinh lợi của vốn: Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn ta đi tính các chỉ tiêu: Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu, hệ số doanh lợi của doanh thu thuần.

+ Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu:

Hệ số doanh lợi của Lợi nhuận trước thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân Hệ số này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này càng cao thì phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Để xem xét tính hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, ta nghiên cứu chỉ tiêu “Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần”:

Hệ số doanh lợi của DT thuần = Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần

Hệ số này cho biết, cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Hệ số này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

Hai chỉ tiêu trên chỉ mang tính tiêu biểu nên khi phân tích khả năng sinh lời của vốn thì ta phải kết hợp phân tích nhiều chỉ tiêu khác nhau khi xem xét nó. Sau khi nghiên cứu sức sản xuất, sức sinh lời và suất hao phí của tài sản đưa ra quyết định đầu tư doanh nghiệp sẽ tìm các nguồn vốn để tài trợ cho tài sản, ta xem xét 1 số cách thức bên dưới

-Đầu tư tài chính vào công ty con: Công ty mẹ có những thẩm quyền như sau đối với các quyết định đầu tư: (1) Đầu tư mới 100% vào những công ty 100% vốn của công ty mẹ, hay những công ty đã có hoặc sẽ có vốn chi phối của công ty mẹ; (2) Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vào những công ty nói trên; (3) Đầu tư vào những công ty liên kết cũng như việc tăng hay giảm vốn sau này.

Công ty mẹ sẽ đầu tư vào các công ty con trong các lĩnh vực kinh doanh tổng công ty có kinh nghiệm, giúp mang lại các dự án hiệu quả cao; hoàn thành đúng tiến độ do am hiểu ngành nghề. Tổng công ty trong quá trình lựa chọn đầu tư vào công ty con không nên đầu tư vào nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, không chuyên môn cao, chéo ngành nghề, đặc biệt là không tập hợp được tính chuyên môn hoá cao trong điều hành quản lý như vậy sẽ phân tán lực lượng và khó tập trung được sức mạnh về kỹ thuật cũng như công nghệ. Cần có mục tiêu và kế hoạch cho những ngành nghề nào có thể đi với nhau rồi mới quyết định chứ không phải tự nguyện, theo cảm hứng thì mô hình mẹ- con sẽ rất lỏng lẻo. Đa ngành nghề nhưng trục chính vẫn là kinh doanh sản phẩm cốt lõi và phát triển những thế mạnh của công ty mẹ để phục vụ cho việc này, đầu tư và cấu trúc lại các công ty con để phục vụ tốt cho việc kinh doanh sản phẩm cốt lõi. Việc đầu tư và sáp nhập các công ty con vào mô hìn cần tuân theo những nguyên tắc trên tránh tình trạng đầu tư tràn lan, phát triển quá, vượt quá tầm kiểm soát và năng lực quản lý, năng lực tài chính của công ty, nên khả năng xảy ra sai sót dẫn đến sụp đổ là điều khó có thể tránh khỏi.

Như vậy công ty mẹ sẽ trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính vào công ty con, công ty liên kết quản lý công ty con ở góc độ hiệu quả tài chính: tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn cần phải đạt, tốc

độ tăng năng suất lao động, tăng XK, tỷ lệ giảm tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu, các sáng chế, phát minh chứ không phải là việc theo dõi và xem xét giám đốc điều hành của công ty con làm những gì.

Tình hình trên đã đặt ra vai trò tham mưu, điều tiết, giám sát của các ban có liên quan đối với các quyết định đầu tư, tài trợ dự án và cả các chính sách phân phối trong nội bộ các tập đoàn kinh tế nhà nước. Do vậy việc công ty mẹ cần có cách thức phù hợp để quản lý các công ty con thông qua kiểm soát tài chính là một khâu rất quan trọng và hình thành nên tính đặc thù trong cách thức quản lý tài chính của mô hình công ty mẹ- con. Giúp các chủ sở hữu, các nhà đầu tư quản lý, giám sát hiệu quả vốn đầu tư; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể sở hữu vốn tham gia đầu tư vào công ty, bảo đảm quyền lợi của các cổ đông, hạn chế rủi ro cho các khoản đầu tư; đánh giá mức độ phù hợp của các mục tiêu, quyết định và chính sách của hội đồng quản trị (HĐQT) trong điều hành mô hình; đảm bảo cho việc sử dụng vốn một cách hiệu quả và giúp công ty mẹ nắm bắt được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và giám sát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của toàn công ty, đảm bảo sự hoạt động của các thành viên trong tập đoàn đúng theo định hướng, chiến lược phát triển chung và thực hiện được các mục tiêu đề ra

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THĂNG LONG (Trang 28 -33 )

×