Sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 118 - 119)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dà

2.2.3.1.Sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn

Để thấy rõ về cơ cấu nguồn vốn của Công ty, ta xem xét các số liệu trong bảng2.13

Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Thăng Long

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Số đầu năm 2011 Số cuối năm 2011

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % A. Nợ phải trả 1,646,153,561,868.00 90.51% 1,663,492,828,083.00 87.18% I. Nợ ngắn hạn 1,559,996,921,199.00 85.78% 1,589,292,127,450.00 80.66% II. Nợ dài hạn 86,156,640,669.00 4.74% 74,200,700,633.00 6.52% B. Nguồn vốn chủ sở hữu 184,053,437,121 9.49% 183,389,148,683 12.82% I. Vốn chủ sở hữu 172,415,307,859.00 9.48% 172,412,040,726.00 12.67%

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 11,638,129,262.00 0.01% 10,977,107,957.00 0.15% Tổng cộng nguồn vốn 1,830,206,998,989.00 100.00 % 1,846,881,976,766.00 100.00 %

(Nguồn: Từ Bảng cân đối kế toán của Công ty Thăng Long năm 2011)

Để nhận biết tình hình tài chính của Công ty là tốt hay xấu cần phải phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty.

Để phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty, trước tiên ta tính hệ số tài trợ: Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu

Đầu năm = 172,549,155,001.00 = 0.094875 1,818,702,716,869.00

Cuối năm = 172,732,736,973.00 1,836,225,565,056.00

Qua đó ta thấy, hệ số tài trợ cuối năm 2011 đã giảm so với đầu năm 2011, điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty đã suy giảm.

Qua Bảng 2.4 ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Công ty rất chênh lệch, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu luôn thấp hơn nhiều so với nợ phải trả. Đầu năm 2011, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chiếm 90.51%và nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 9.49%Cuối năm 2011, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chiếm 87.18%và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 12.82%. Năm 2011, tổng cộng nguồn vốn của công ty tăng 17,522,848,187.00 đồng (tăng 0.963%) nhưng con số này là rất khiêm tốn nguyên nhân chủ yếu là do Công ty tăng các khoản nợ ngắn hạn lên 29,295,206,251.00(tăng 1.878%) nhưng tỷ lệ nợ dài hạn lại giảm đi 11,955,940,036.00( giảm -13.877%) ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu cũng chỉ tăng 183,581,972.00( tăng 0.106%)

Qua tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn ta thấy nợ phải trả tăng rất nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó nợ ngắn hạn lại tăng lên và nợ dài hạn giảm đi. Điều này cho thấy khả năng tự chủ và tài chính của Công ty cuối năm 2011 giảm rất nhiều so với đầu năm 2011, đặc biệt áp lực tài chính nặng nề do phải phụ thuộc vào nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 118 - 119)