Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại trung tâm da liễu tỉnh thái bình (Trang 89 - 93)

3.3.1.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước tại Trung ương

Để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong giai đoạn hiện nay thì các cơ quan Trung ương cần phải:

Thứ nhất là đảm bảo các cơ sở y tế tuân thủ các quy định, quy chế, cơ chế liên quan đến vấn đề khám chữa bệnh thông qua việc:

Đánh giá đúng đắn vai trò quan trọng của sức khỏe con người trong quá trình đổi mới, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tổng quát để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là “Giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải thực hiện nhất quán một trong những quan điểm cơ bản là “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Như vậy quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định nhất quán mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân bên cạnh đó sẽ loại bỏ được các chế định pháp luật về khám chữa bệnh đang có bất cập hiện nay và quan điểm này đã được thể chế hóa thông qua Luật khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua từ ngày 23/11/2009 tại kỳ họp thứ 6, khóa XII và có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 1/1/2011 thay cho Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân ngày 25/2/2003. Tuy nhiên, dù đã được Quốc hội thông qua hơn một năm nay nhưng Luật Khám bệnh, chữa bệnh vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành vì vậy các tổ chức, cá nhân hành nghề y vẫn còn rất lung túng. Vì vậy, Nhà nước cần kịp thời, nhanh chóng có kế hoạch chi tiết ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy

định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các Luật, văn bản Luật có liên quan đến vấn đề khám, chữa bệnh để các bệnh viện, cơ sở y tế công và các cơ sở y tế tư nhân có căn cứ để quản lý và thực hiện các vấn đề liên quan đến khám chữa bệnh cho hiệu quả.

Thứ hai là tuyên truyền cho người dân biết và hiểu về những quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh để người dân có thể hiểu rõ những vấn đề mà mình được hưởng trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Đưa Luật Khám bệnh, chữa bệnh vào các cơ sở y tế để các nhân viên y tế nắm rõ các vấn đề trong vấn đề khám chữa bệnh từ đó có tránh những hành xử trái pháp luật.

Thứ ba là sửa đổi những vấn về không phù hợp để Luật Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với những thiếu sót mà nhà làm luật không lường trước được và thay đổi trong tương lai.

Vì Luật Khám bệnh, chữa bệnh là một bộ luật mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nên Bộ Y tế cần tiếp tục thực hiện thêm một công việc lớn khác nữa. Đó là đề xuất, xem xét sửa đổi tổng thể bộ Luật để Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày càng hoàn thiện. Đưa những chính sách của Đảng, Nhà nước đã được ghi nhận bằng các văn bản vào để có một chính sách tương đối đồng bộ trong lĩnh vực khám chữa bệnh, xây dựng nền y tế hướng đến chăm sóc sức khỏe toàn dân, toàn diện trên cơ sở kết hợp y tế công và y tế tư, trong đó y tế công giữ vai trò nòng cốt.

Thứ tư là xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá tay nghề của các y bác sỹ, quy chuẩn rõ ràng, cụ thể trong việc siêu âm xét nghiệm cụ thể:

Khi bệnh nhân đến khám bệnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế công hay các cơ sở y tế tư nhân thì bệnh nhân thường dễ dàng đánh giá các chất lượng dịch vụ chức năng hơn là đánh giá các chất lượng dịch vụ kỹ thuật vì bệnh nhân thường không có chuyên môn về y học để có thể đánh giá về tay nghề của bác sỹ, y tá, điều dưỡng, nhân viên y tế mà họ chỉ có thể cảm nhận một phần tay nghề của đội ngũ y bác sỹ thông qua quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế mà thôi. Vì vậy Nhà nước cần ban hành cụ thể, rõ ràng những tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ y bác sỹ để các cơ sở y tế lấy đánh giá tay nghề cho các bác sỹ, y tá, điều dưỡng.

Xét nghiệm,có vai trò rất quan trọng trong quá trình khám chữa bệnh nhưng do thiếu những quy chuẩn dẫn tới nhiều bệnh viện đang lạm dụng vô tội vạ để tăng thu nhập cho bệnh viện mình làm cho bệnh nhân tới khám phải thực hiện hàng loạt các xét nghiệm mà trong đó có nhiều công đoạn chẳng liên quan gì tới triệu trứng của bệnh. Hơn nữa, giữa các cơ sở y tế không chấp nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Vì vậy Nhà nước cần ban hành các quy chuẩn trong việc xét nghiệm để tránh việc các bệnh viện lạm dụng xét nghiệm, chiếu chụp để đảm bảo tính đồng bộ, giúp người dân giảm chi phí trong quá trình khám chữa bệnh.

Ban hành mô hình cung ứng dịch vụ y tế chuẩn trong ngành y tế để các cơ sở có thể thực hiện một cách dễ dàng

Thứ năm là tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế đó là thực hiện các vấn đề:

Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tìm cách thay đổi các hệ thống và quá trình làm việc trong các cơ sở khám chữa bệnh để đạt được kết quả đầu ra hiệu quả và hiệu lực hơn đối với người bệnh.

Kiểm soát chất lượng đầu vào cho dịch vụ khám chữa bệnh thông qua việc thiết lập các quy trình để thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với tất cả các cán bộ y tế công lập và tư nhân. Cần phải có một hệ thống kiểm soát chất lượng đầu vào là thuốc, trang thiết bị y tế, đánh giá công nghệ y tế giúp xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả chi phí thấp đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

Thứ sáu là bãi bỏ những văn bản đã quá cũ kỹ và lạc hậu về những định mức y tế, xây dựng những văn bản mới về các dịch vụ kỹ thuật cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

Thứ bảy là đổi mới mức thu viện phí phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế - xã hội để bệnh viện có thể hoạt động và cung ứng các dịch vụ y tế có chất lượng cao, bù đắp được chi phí và có tích lũy để bệnh viện phát triển. Nhưng tăng viện phí cũng phải căn cứ vào mức thu nhập trung bình của người dân để đảm bảo chính sách ban hành có hiệu quả.

3.3.1.2. Đối với Sở Y tế tỉnh Thái Bình

Để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thì Sở Y tế tỉnh Thái Bình phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương đồng thời phải có những hành động tích cực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thông qua các việc thực hiện các vấn đề sau:

Thứ nhất là ban hành các Nghị quyết cụ thể hóa các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh để phù hợp với những điều kiện của tỉnh, hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện các chính sách của Nhà nước về khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được tốt hơn.

Thứ hai là triển khai và thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản pháp luật về vấn đề khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế giúp các cơ sở tế và người dân nâng cao nhận tức về vấn đề khám chữa bệnh đồng thời tạo sự thống nhất đồng thuận về công tác quản lý vấn đề khám chữa bệnh, nắm vững quan điểm chung là nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng đáp ứng nhu cầu của người dân, một mặt tạo niềm tin cho người dân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến dưới đối với những bệnh tật mà tuyến dưới có thể đảm nhận được từ đó giúp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên (đây là một vấn đề vô cùng nan giải hiện nay của các bệnh viện tuyến trên trong một thời gian dài vẫn chưa khắc phục được).

Thứ ba là tiết kiệm các khoản chi tiêu bất hợp lý, không cần thiết để tăng cường nguồn vốn cho nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế như: cử các bác sỹ, y tá và điều dưỡng đi học để nâng cao tay nghề trong tương lai; đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơ sở y tế để những cơ sở đang quá tải có thể mở rộng quy mô hơn, hay đầu tư xây dựng, sửa chữa lại những cơ sở hạ tầng đã cũ nát, lạc hậu; đầu tư mua các máy móc trang thiết bị y tế để thay thế những trang thiết bị đã cũ hay sắm mới những máy móc hiện đại hơn phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh….

Thứ tư là quan tâm hơn nữa tới các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh bằng cách khen thưởng kịp thời những đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trên địa bàn tỉnh

Thứ năm là tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, để phát hiện những sai phạm trong công tác khám chữa bệnh, tiến hành sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các cơ sở y tế khác trên địa bàn tỉnh từ đó tăng cường công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Thứ sáu là đề nghị với Bảo hiểm Y tế tỉnh Thái Bình cho phép trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình được phép khám Bảo hiểm Y tế cho bệnh nhân vượt tuyến góp phần tăng số lượng bệnh nhân tới khám chữa bệnh tại trung tâm từ đó nâng cao thu nhập cho trung tâm đồng thời giảm được chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại trung tâm da liễu tỉnh thái bình (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)