Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại trung tâm da liễu tỉnh thái bình (Trang 53 - 55)

phục trong thời gian tới cũng như những điểm tốt mà trung tâm đã đạt được trong thời gian qua.

2.2. Giới thiệu về Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình Thái Bình

Trung tâm Da liễu Thái Bình có trụ sở làm việc tại số 278, đường Trần Thánh Tông, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Tiền thân của Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình là Trạm Da liễu được thành lập từ những năm 1970, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, có chức năng nhiệm vụ sau:

Tham mưu cho Sở Y tế Thái Bình quản lý, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành về phòng bệnh và khám chữa các bệnh da liễu trên địa bàn tỉnh.

Quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình: Phòng chống bệnh phong, quản lý, điều trị ngoại trú bệnh nhân phong tại cộng đồng, điều trị nội trú cho bệnh nhân phong có hoàn cảnh đặc biệt.

Quản lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng và chữa bệnh ngoài da, bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tổ chức giường bệnh điều trị theo yêu cầu của bệnh nhân và của các chương trình, dự án phê duyệt.

Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành Da liễu, đào tạo bồi dưỡng chuyển giao kỹ thuật cho mạng lưới chuyên khoa cấp dưới; là cơ sở thực tập cho sinh viên các trường Đại học Y Thái Bình và trường Cao đẳng Y tế Thái Bình.

Phối hợp với các cơ quan của tỉnh tuyên truyền giáo dục tại cộng đồng về phòng chống bệnh da liễu, bệnh phong, các bệnh lây truyền do hậu quả của các tệ nạn xã hội. Tham gia giám sát, phát hiện nhiễm HIV/AIDS; thực hiện các chương trình khác do Sở Y tế Thái Bình và Viện Da liễu Trung ương giao.

Đến năm 2000 Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình được thành lập căn cứ theo quyết định 160/2000/QĐ-UB20B/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

Từ năm 2001 đến năm 2010 trung tâm phát triển liên tục ở mức cao: Các trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh chuyên khoa da liễu tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đã đáp ứng được một phần các nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương …. Cơ sở vật chất đã được nâng cấp và đã đưa vào sử dụng có hiệu quả.

Số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại trung tâm ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Trung tâm đã ký hợp đồng khám chữa bảo hiểm y tế từ năm 2010.

Việc quản lý các chương trình y tế đạt nhiều kết quả tốt: đạt loại trừ bệnh phong cấp tỉnh theo bốn tiêu chuẩn mới của Bộ Y tế vào năm 2004; đạt kết quả loại xuất sắc trong kỳ kiểm tra chéo của Bệnh viện Da liễu Trung ương giai đoạn 2006- 2009.

Tham gia khám, điều trị, quản lý các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và phòng chống HIV/AIDS. Mỗi năm có trên 2000 mẫu xét nghiệm HIV, giang mai, … được tiến hành, đã phát hiện hàng trăm bệnh nhân nhiễm HIV.

Bằng sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức trong toàn trung tâm, Trung tâm Da liễu Thái Bình đã lần lượt được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 1 Huân chương lao động hạng I; 1 Huân chương lao động hạng II; 1 Huân chương lao động hạng III.

Và thành công hơn nữa là Thái Bình được công nhận là tỉnh đầu tiên loại trừ bệnh phong theo bốn tiêu chuẩn mới của Bộ Y tế đó là:

Tiêu chuẩn 1: Trong ba năm liền tỉ lệ lưu hành bệnh phong dưới 0,2/10.000 dân.

Tiêu chuẩn 2: Tại thời điểm kiểm tra, tỉ lệ phát hiện bệnh phong mới dưới 1/100.000 dân.

Tiêu chuẩn 3: Tại thời điểm kiểm tra, tỉ lệ người bệnh phong mới được phát hiện bị tàn tật độ 2 nhỏ hơn 15%.

Tiêu chuẩn 4: Kiểm tra ngẫu nhiên 20% cán bộ xã (bao gồm cán bộ Đảng, chính quyền, cán bộ đoàn thể xã), cán bộ y tế và học sinh tại các trường trung học cơ sở tại xã: 100% số người được kiểm tra đều trả lời đúng 100% các câu hỏi cơ bản trong nội dung tuyên truyền kiến thức bệnh phong.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại trung tâm da liễu tỉnh thái bình (Trang 53 - 55)