Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng đồ án quy

Một phần của tài liệu Thực trạng về quy hoạch xây dựng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng (Trang 74 - 95)

7. Nội dung chính của luận văn

3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng đồ án quy

phí chủ yếu là chi phí khảo sát xây dựng và chi phí liên quan đến lập, thẩm định đồ án quy hoạch. Căn cứ để thực hiện các chi phí này theo Thông tư số

17/2013/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2013 Hướng dẫn xác định và quản

lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08 tháng 02 năm 2013 Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị. Việc tăng cường công tác quản lý chi phí cho công tác quy hoạch xây dựng góp phần làm giảm chi phí cho đồ án quy hoạch, theo đó tăng cường hiệu quả của việc sử dụng bố trí vốn một cách hợp lý.

Đối với các đồ án quy hoạch sử dụng vốn ngân sách nhà nước hiện nay, các đơn vị tư vấn thường lập chi phí khảo sát cao hơn thực tế. Bản thân khu vực lập quy hoạch khi đã có bản đồ địa hình địa chất đủ để làm cơ sở lập quy hoạch thì về nguyên tắc không cần khảo sát, có thể lấy luôn bản đồ đó phục vụ lập quy hoạch. Tuy nhiên trong phần dự toán các đơn vị vẫn đưa vào để thanh quyết toán, đây là phần kinh phí không hề nhỏ trong tỷ lệ của một đồ án quy hoạch. Ngoài ra, việc thanh toán chi phí quy hoạch căn cứ theo tỷ trọng thực hiện đồ án, có rất nhiều đồ án quy mô nhỏ, không thực hiện đầy đủ thành phần theo quy định thì khi thanh quyết toán phải bị khấu trừ những nội dung chưa thực hiện. Tăng cường công tác quản lý chi phí cho đồ án quy hoạch xây dựng chú trọng vào các nội dung trên góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho công tác quy hoạch nói riêng và công tác quản lý nhà nước nói chung.

3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng đồ án quy hoạchxây dựng hoạchxây dựng

3.2.4.1. Trong lập quy hoạch xây dựng

Nhìn chung chất lượng các đồ án quy hoạch của thị xã Chí Linh khi nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng còn thấp, tính lý luận khoa học trong quy hoạch không nhiều; các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý... còn sơ sài. Số liệu và thông tin thực trạng chủ yếu mang tính chất thống kê, thiếu phân tích, đánh giá hoặc dự báo không chính xác. Việc phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trongnước và quốc tế, tác động của các chiến lược, quy hoạch kế hoạch khác đến báo cáo quy hoạch cũng ít được quan tâm. Vì luận chứng thiếu tính chặt chẽ, do vậy ở một số quy hoạch, chỉ tiêu quy hoạch không căn cứ vào luận cứ khoa học, mà dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu do nghị quyết đưa ra hoặc ý chí chủ quan của các cấp lãnh đạo hơn là từ các yêu cầu của thị trường và các nguồn lực có được; chỉ tiêu chủ quan thường cao hơn so với khả năng nên thiếu tính thực tiễn. Danh mục các dự án ưu tiên tại các đồ án quy hoạch đòi hỏi đầu tư quá lớn, không cân đối với khả năng huy động vốn nên nhiều dự án không triển khai được trên thực tế.

Các giải pháp quy hoạch đưa ra thường mang tính chất chung chung, không cụ thể, giải pháp của quy hoạch này có thể sao chép dùng cho quy hoạch khác mà vẫn phù hợp dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhiều lần; thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực để thực hiện dẫn đến quy hoạch kém hiệu quả. Đối với không ít dự án quy hoạch còn thiếu tầm nhìn dài hạn, nhiều dự án, công trình đề xuất chỉ giải quyết vấn đề mang tính tình thế (nhu cầu trước mắt đến đâu phát triển đến đó) và cập nhật dự án hiện có. Cứ làm đến đâu mới thấy phát sinh và lại xin điều chỉnh quy hoạch để thực hiện làm cho quy hoạch manh mún, thiếu đồng bộ.

Không ít các đơn vị tư vấn lập quy hoạch khảo sát, nghiên cứu chưa kỹ, thấu đáo điều kiện tự nhiên, tình hình thực tế, tiềm năng cũng như khả năng,

nguồn lực địa phương, nếp sống, ngành nghề cũng như thu nhập của các hộ dân trong khu vực quy hoạch để có những giải pháp đề xuất phù hợp, nên chất lượng của các đồ án quy hoạch còn hạn chế là không tránh khỏi. Để giải quyết các vấn đề trên ngay từ khâu lập quy hoạch, việc phân tích, đánh giá, dự báo phải được quan tâm, đảm bảo tính chính xác, các giải pháp quy hoạch đưa vào phải rõ ràng, gắn với tính khả thi, đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện. Khi lập cần khảo sát, nghiên cứu kỹ nhu cầu phát triển đảm bảo quy hoạch phải có tầm nhìn thực tế, không viển vông dẫn đến không thực hiện được hoặc xảy ra tình trạng quy hoạch treo, gây lãng phí tài nguyên, tài sản người dân và đất nước.

Việc lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch xây dựng là mội nội dung quan trọng bắt buộc phải thực hiện trong các đồ án quy hoạch xây dựng. Mục đích lớn nhất là khuyến khích và phát huy vai trò của cộng đồng, các ban ngành tổ chứctrong việc xây dựng, giám sát và thực thi các đồ án quy hoạch, mang lại lợi ích thiết thực cho quy hoạch và quản lý đô thị. Các bước thực hiện đều lấy ý kiến của cộng đồng, ngay từ khâu lập đồ án quy hoạch vì mỗi dự án khi thực hiện đều có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng về các mặt môi trường tự nhiên, xã hội, mật độ giao thông… Tuy nhiên hiện nay việc lấy ý kiến cộng đồng gần như không được thực hiện hoặc thực hiện cho có, khi quy hoạch áp dụng vào thực tế không phù hợp, hiệu quả không cao hoặc có nhiều bất cập nảy sinh.

Chính vì thế, việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng phải được thực hiện nghiêm túc bằng các hình thức như gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo, phiếu điều tra, phỏng vấn hay thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 20 ngày đối với cơ quan, 40 ngày

đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện nhiệm vụ và đồán quy hoạch xây dựng.

Một vấn đề nữa hiện nay là phải bảo đảm tính đồng bộ trong việc lập và thực hiện giữa Quy hoạch xây dựng với các Quy hoạch chuyên ngành trên cùng một địa bàn, bảo đảm sự phối hợp tốt, có tính thống nhất cao, làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án đầu tư xây dựng sau này, tránh phá đi làm lại, tránh đào lên lấp xuống nhiều lần... vừa trực tiếp gây lãng phí lớn, vừa ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh khu vực do quá trình thi công gây nên. Đề làm được việc đó phải chú trọng việc lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc quản lý và sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật (như cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc...), để từ đó thống nhất lập quy hoạch giữa các ngành, tránh tình trạng quy hoạch bị chồng chéo gây khó khăn lãng phí trong quá trình thực hiện.

Thị xã Chí Linh hiện nay có trên 20 đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch, tuy nhiên không một đơn vị nào đủ điều kiện năng lực có đăng ký trên website của Sở Xây dựng Hải Dương, nhân sự tham gia lập quy hoạch chủ yếu mang tính chất kiêm nhiệm hoặc chỉ có tên trong hồ sơ năng lực mà không tham gia trong quá trình lập quy hoạch. Do vậy việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng ngay trên địa bàn thị xã rất khó, đối với những đồ án yêu cầu chất lượng cao đều phải thuê đơn vị tư vấn ở tỉnh hay thành phố khác về làm, ít nhiều gặp trở ngại nhất định về chi phí hay tiến độ thực hiện quy hoạch. Chính vì vậy giải pháp để tăng cường chất lượng cho đồ án quy hoạch xây dựng là phải đạo tạo được đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp để thực hiện lập các đồ án quy hoạch xây dựng. Như Sở Xây dựng có Trung tâm tư vấn quy hoạch trực thuộc Sở nhưng hoạt động độc lập về thu chi, UBND thị xã Chí Linh có thể trình UBND tỉnh Hải Dương cho phép thành lập một

Trung tâm tư vấn thiết kế quy hoạch thuộc quy mô thị xã (giống như Ban quản lý dự án thị xã hay Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất). Trung tâm tư vấn này hoạt động độc lập như các đơn vị tư vấn khác nhưng được đào tạo bài bản, hoạt động có sự quản lý của nhà nước trong một giới hạn nào đó. Cán bộ được tuyển chọn có trình độ chuyên môn tốt, làm việc chuyên nghiệp, được hưởng lương và các chế độ theo quy định và có thể được ưu tiên làm các đồ án quy hoạch trên địa bàn thị xã. Đây có thể là giải pháp tốt về lâu dài để nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch hiện nay trên địa bàn thị xã.

3.2.4.2. Trong thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng

Công tác thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch xây dựng có lẽ là khâu quan trọng hơn cả trong việc quản lý chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng. Đồ án quy hoạch xây dựng có được lập hay đến đâu, phù hợp đến đâu đi chăng nữa nhưng không được thẩm định và phê duyệt thì cũng không thể đưa vào thực hiện được. Chính vì thế, vai trò của đơn vị thẩm định và người phê duyệt có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của các đồ án quy hoạch được lập ra. Đơn vị thẩm định phải căn cứ vào các quy định hiện hành như Nghị định 44/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Thông tư số 10/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị. Trong các Nghị định và Thông tư này quy định rất rõ nội dung từng loại quy hoạch xây dựng cần thể hiện, thành phần và nội dung từng bản vẽ quy hoạch. Ngoài ra, đơn vị thẩm định căn cứ vào Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng...và một vài quy định hiện hành khác để kiểm tra, đối chiếu về tỷ lệ đất cây xanh, đất hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng xã hội, đất ở và các

công trình khác xem có phù hợp với quy chuẩn hay không, làm căn cứ để trình phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng.

Tuy nhiên không chỉ riêng thị xã Chí Linh mà rất nhiều địa phương khác khi thẩm định phê duyệt quy hoạch chỉ căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền ký phê duyệt mà không theo một quy chuẩn tiêu chuẩn nào cả. Ý kiến cá nhân đó áp đặt làm cho đồ án quy hoạch vô tình bị bó buộc lại, phá vỡ cả hệ thống chung nếu người đó không có đủ tầm nhìn về quy hoạch. Chính vì thế, ngoài việc nắm thật chắc các quy định và quy chuẩn hiện hành, đơn vị thẩm định cũng cần có sự quyết tâm để bảo vệ chính kết quả thẩm định của mình trước cơ quan phê duyệt. Các cá nhân được nhà nước giao thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng cũng cần học hỏi, trau dồi kiến thức liên quan đến lĩnh vực quy hoạch xây dựng, tăng cường tham gia các lớp tập huấn, đi giao lưu học hỏi những địa phương khác để làm tốt vai trò và trọng trách mà Nhà nước giao phó. Có như vậy thì chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng mới được cải thiện và đạt hiệu quả cao.

3.2.5. Giải pháp tổ chức quản lý thực hiện sau khi đồ án quy hoạch được phê duyệt

Tổ chức quản lý thực hiện sau khi đồ án quy hoạch được phê duyệt là khâu quan trọng nhất trong cả quá trình làm công tác quy hoạch, đồ án quy hoạch có hay, có thực tế đến đâu nhưng việc quản lý không chặt chẽ cũng sẽ phá vỡ làm hỏng cả đồ án đó. Quản lý trong lập và phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, được thực hiện bằng văn bản là chính trong khi quản lý thực hiện quy hoạch là cả một quá trình kiểm tra, giám sát để đưa những kế hoạch, dự định trong quy hoạch áp dụng vào thực tiễn. Đây là một quá trình khó khăn phức tạp nhất vì sẽ phải va chạm với rất nhiều vấn đề nảy sinh như quá trình kiểm tra xử lý vi phạm, cấp phép, thoản

thuận quy hoạch... Chính vì thế, trong tổ chức quản lý thực hiện đồ án quy hoạch có nhiều giải pháp hơn cả như:

Việc đầu tiên là phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch, quy hoạch xây dựng, phải thấy được công tác quy hoạch là vấn đề chiến lược, luôn phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng công trình, xây dựng đô thị mới và công tác chỉnh trang phát triển đô thị. Cần tập trung chỉ đạo làm tốt việc dân chủ công khai quy hoạch để nhân dân biết, bàn và tham gia ý kiến góp phần thực hiện quy hoạch có tính khả thi. Cần có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước và nhân dân trong quá trình thực hiện quy hoạch. Đồng thời phải tích cực tuyên truyền, tổ chức học tập pháp luật, làm cho mọi người dân hiểu được nguyên tắc, thủ tục xây dựng cơ bản để thực hiện theo đúng quy trình từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết, giao đất, cấp giấy phép xây dựng.

Hai là, tổ chức công bố, công khai quy hoạch đã được duyệt theo đúng quy định một cách nghiêm túc và triệt để, vừa thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước của Nhà nước, vừa là điều để quảng bá, giới thiệu quy hoạch thu hút đầu tư; để dân biết, dân làm, dân kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch. Ngăn ngừa và phát hiện sớm các trường hợp xây dựng vi phạm quy hoạch, tránh việc phải phá bỏ công trình do xây dựng sai quy hoạch và vi phạm Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị gây lãng phí. Đồng thời cũng góp phần giảm bớt lực lượng cán bộ kiểm tra, thanh tra các cấp về lĩnh vực xây dựng, thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách hành chính mà Chính phủ đã đề ra. Để làm tốt việc này phải có sự quyết tâm vào cuộc của các đơn vị có liên quan như chủ đầu tư, UBND các cấp để xác định rõ trách nhiệm của từng cấp trong tổ chức công bố công khai quy hoạch.

Theo Luật Xây dựng 2014, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được phê duyệt, đồ án quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai, gồm nội dung cơ bản của đồ án quy hoạch xây dựng và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng đã được ban hành. Trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng đối với các đồ án quy hoạch tại thị xã Chí Linh do chính UBND các cấp thực hiện. Trong các quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch, UBND thị xã cũng đã giao trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc UBND xã phường chịu trách nhiệm thực hiện công bố công khai. Tuy nhiên gần như không có

Một phần của tài liệu Thực trạng về quy hoạch xây dựng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng (Trang 74 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)